Bộ GD-ĐT công bố kết quả đánh giá học sinh lớp 5, 9, 12
Để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018), Bộ GD-ĐT tổ chức đánh giá (chọn mẫu ngẫu nhiên) trên gần 57.000 học sinh của ba khối lớp 5, 9, 12; gần 51.000 phụ huynh học sinh; hơn 5.200 giáo viên, 1.029 Hiệu trưởng, của 1.029 trường tiểu học, THCS, THPT trên 63 tỉnh thành.
Ảnh minh họa.
Tại hội nghị Tổng kết Chương trình đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12 năm học 2019-2020 vừa qua, Cục Phó Cục Quản lý chất lượng Phạm Quốc Khánh cho biết, theo kết quả đánh giá đa số học sinh của chương trình hiện nay nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản và vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn quen thuộc, hoặc tương đối phức tạp.
Học sinh nữ có kết quả học tập tốt hơn học sinh nam ở hầu hết các môn học, các khối lớp; mức độ đạt chuẩn yêu cầu của CT mới giữa học sinh các vùng miền có sự khác biệt…
Để thực hiện hiệu quả CT GDPT mới, chương trình đánh giá khuyến nghị tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của chương trình mới, đổi mới hoạt động quản trị nhà trường. Việc nâng cấp hệ thống học liệu, cơ sở vật chất phục vụ dạy học cần được quan tâm đầu tư hơn, bên cạnh việc xây dựng và thực thi một số biện pháp gắn kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường trong hoạt động hỗ trợ giáo dục học sinh.
Giáo viên lớp 5, lớp 9 lại chuẩn bị thay đổi phân phối, kế hoạch dạy theo Bộ?
Mỗi lần điều chỉnh nội dung không chỉ đơn thuần là soạn lại giáo án các bài dạy mà giáo viên còn phải làm lại phân phối chương trình, kế hoạch dạy học...
Chương trình, sách giáo khoa năm 2000 mà ngành Giáo dục thực hiện đại trà cho đến nay cũng đã ngót nghét 20 năm trời và đến năm học này thì ở lớp 1 đã thay đổi bằng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chừng ấy thời gian, giáo viên phổ thông đã chứng kiến, thực hiện rất nhiều lần điều chỉnh nội dung kiến thức các môn học.
Ngay trước thềm năm học 2020-2021 này, vào ngày cuối cùng của tháng 8 thì Bộ đã ban hành Công văn hướng dẫn điều chỉnh theo hướng tinh giản 10 môn học ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Đến ngày 02/11/2020 vừa qua, Bộ lại phát tín hiệu sẽ điều chỉnh nội dung dạy học ở lớp 5 và lớp 9 hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình mới trong thời gian tới đây.
Video đang HOT
Ảnh chụp màn hình.
Mỗi lần điều chỉnh nội dung không chỉ đơn thuần là soạn lại giáo án các bài dạy mà giáo viên còn phải làm lại phân phối chương trình, kế hoạch dạy học... nên nhiều lúc khiến giáo viên cảm thấy rất mệt mỏi, đuối sức.
Chương trình năm 2000 đã trải qua bao nhiêu lần điều chỉnh?
Chương trình, sách giáo khoa năm 2000 được thực hiện đại trà từ năm 2002 và sách giáo khoa phổ thông là tài liệu bắt buộc nên những điều chỉnh chủ yếu chỉ tập trung vào sách giáo khoa hiện hành.
Ngay những năm đầu tiên thực hiện chương trình này đã có nhiều ý kiến là sách giáo khoa quá nặng, trùng lắp nên từ đó đến nay đã có rất nhiều những điều chỉnh cho bộ sách giáo khoa dùng chung này.
Năm học 2011-2012, trên cơ sở rà soát chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải.
Từ văn bản này thì các địa phương đã điều chỉnh và nhiều bài học trong sách giáo khoa bị bỏ hẳn không dạy hoặc chuyển sang đọc thêm hoặc tự học có hướng dẫn.
Tiếp theo là các công văn như: Công văn số 791/HD-BGDĐT, ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, bắt đầu từ năm học 2013-2014.
Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 803/BGDĐT-GDTrH, ngày 13/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 (lần 2).
Trong 2 Công văn này quy định rõ: tiếp tục rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình; tổ chức ôn tập, kiểm tra công nhận kết quả học tập qua internet, trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại.
Ngày 27/8/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Theo tinh thần của Công văn này thì việc điều chỉnh nội dung dạy học nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và bảo đảm thực hiện chương trình trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Chính vì thế, các trường học triển khai cho giáo viên làm lại phân phối chương trình dạy học, làm lại kế hoạch giáo dục và yêu cầu giáo viên xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng dẫn của Bộ và hơn 2 tháng qua thì mọi thứ đã tạm thời đi vào ổn định.
Tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học lớp 5 và lớp 9 hiện hành
Ngày 02/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội thảo này.
Trong Hội thảo này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã phát biểu: " Chất lượng đầu vào lớp 6, lớp 10 là chất lượng đầu ra của lớp 5, lớp 9.
Trong khi học sinh lớp 5, lớp 9 hiện nay và tới hết năm học 2023-2024 sẽ học theo chương trình hiện hành; còn lớp 6 từ năm học 2021-2022 và lớp 10 từ năm học 2022-2023 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Do đó, chúng ta cần chuẩn bị tâm thế và phẩm chất, năng lực cần thiết khác để học sinh lớp 5, lớp 9 từ năm học này đến khi áp dụng chương trình mới sẽ được làm quen và đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6, lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ".
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết có 3 hướng điều chỉnh là: "B ổ sung những nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;
Ti nh giản những nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông mới;
Điều chỉnh cách tiếp cận và yêu cầu cần đạt đối với những nội dung kiến thức có cả trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ".
Như vậy, những giáo viên dạy lớp 5 và lớp 9 trong thời gian tới đây lại tiếp tục sẽ phải điều chỉnh về nội dung bài học, phương pháp dạy học theo hướng dẫn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một số người nói vui rằng giáo viên đi dạy có chừng ấy bài học dạy hết năm này qua năm khác nhưng thực tế không hề phải vậy.
Giáo án của giáo viên phải thay đổi liên tục theo những thay đổi của Bộ, Sở và thường xuyên phải "phá đi làm lại" theo nhiều hướng tiếp cận, nhiều hoạt động dạy học khác nhau.
Chỉ riêng từ đầu năm 2020 cho đến nay thì giáo viên phải làm đi làm lại không biết bao nhiêu lần về kế hoạch dạy học, kế hoạch kiểm tra, phân phối chương trình và giáo án cũng vậy. Bởi, tổng số tiết của mỗi môn học không thay đổi nhưng nội dung dạy học thì liên tục thay đổi.
Điều đáng chú ý là sách giáo khoa lúc đầu được các tác giả soạn các bài đơn lẻ nhưng chỉ một thời gian ngắn thì giáo viên được yêu cầu soạn giáo án dạy học theo chủ đề.
Giáo viên xây dựng và soạn giáo án, dạy theo chủ đề được vài năm thì năm nay Bộ lại quy định hẳn từng chủ đề cho mỗi môn học và các trường bắt buộc lại phải theo chủ đề của Bộ hướng dẫn.
Tới đây, lại tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học lớp 5 và lớp 9 hiện hành để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu vào lớp 6, lớp 10 của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Vậy nên, giáo viên lại phải chuẩn bị tâm thế để tiếp tục thay đổi với những điều chỉnh của Bộ trong thời gian tới đây.
Tài liệu tham khảo:
https://moet.gov.vn/pages/tim-kiem.aspx?ItemID=7032
(*) Nội dung, văn phong bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Huyện vùng biển Hà Tĩnh chủ động thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Thành công từ việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào lớp 1 năm học 2020-2021 là động lực để Lộc Hà (Hà Tĩnh) chủ động chuẩn bị triển khai chương trình ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tiếp theo. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất Đến thời điểm hiện tại, 100% lớp học ở...