‘Bộ GD-ĐT cần giải thích đã, đang và sẽ làm gì với môn Lịch sử’
Bộ GD-ĐT cần giải thích rõ cho nhân dân lý do tổ chức dạy học lựa chọn môn Lịch sử, và những người muốn môn Lịch sử là bắt buộc đối với học sinh THPT cũng phải có lý lẽ chặt chẽ và khảo sát thực tế.
GS Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ quan sát của ông rằng trước khi tiến hành công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, thì môn Lịch sử dường như đang đứng trước một thực tế là học sinh không thích.
“Đấy là một nỗi lo ghê gớm, không chỉ của giới làm Sử, mà của cả những người quản lý, của lãnh đạo, bởi có lẽ không ở nước nào trên thế giới thấy yêu và quan trọng môn Sử hơn Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng của nó chúng ta không cần phải bàn thêm nữa.
Nhưng đứng trước thực trạng học sinh không thích học và thậm chí là sợ môn Lịch sử, thì rõ ràng chúng ta phải trăn trở làm thế nào môn học này có đúng vị trí của nó”.
GS Giang nhận định luồng ý kiến khẳng định môn Lịch sử rất quan trọng, bắt buộc phải học, bắt buộc phải thi cũng xuất phát từ cái tâm, muốn môn học này được trọng thị. Thầy cô giáo dạy Lịch sử cũng muốn môn mình dạy là môn chính. Đây là đề cao môn Sử theo cách nhìn quan phương – tức là nhìn theo góc độ quản lý, chính quyền.
Còn một quan điểm thứ hai, theo GS Giang, là phải đổi mới căn bản chương trình giáo dục và đào tạo.
“Tôi đã từng phát biểu không chỉ một lần rằng môn Lịch sử phải là đi đầu trong đổi mới, phải “bắt mạch kê đơn” tại sao học sinh không thích môn học này.
Đó là vì môn Lịch sử mà chúng ta đang dạy có quá nhiều kiến thức để nhớ. Chúng ta đã bị mắc ở nền giáo dục tiếp cận nội dung – và Lịch sử là môn học chịu hậu quả nặng nề nhất.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải nhận thấy từ trước tới nay việc giảng dạy môn Lịch sử hơi thiếu khách quan, có tính chất áp đặt.
Và một điểm nữa là Lịch sử vốn rất phong phú, đa dạng, nhiều điều hấp dẫn, nhưng chúng ta đã không đem cái hấp dẫn đó vào bài học lịch sử mà dạy một cách khô khan. Thầy giáo thì luôn sợ dạy sai vì phải dạy theo sách giáo khoa.
Ở khuynh hướng này, tôi ủng hộ xu hướng làm sao đó để môn Lịch sử hấp dẫn hơn, không cần dạy nhiều những thứ cụ thể mà làm sao để học sinh tự thấm, tự tìm hiểu. Khi học sinh có sự ham thích, mong muốn tìm hiểu thì các em sẽ làm mọi cách để tìm hiểu. Đó mới là đổi mới căn bản toàn diện” – GS Giang phân tích.
GS Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Lê Văn.
Video đang HOT
GS Vũ Minh Giang cũng chỉ ra một thực tế rằng trước đây, Lịch sử là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, có một “khúc quanh” trong hệ thống giáo dục đào tạo là 38% học sinh cấp 2 không vào cấp 3 mà đi học nghề, đi làm công nhân… Mỗi năm, 1 triệu học sinh tốt nghiệp lớp 12 không bao gồm những học sinh này.
“Chúng ta phải tính đến chuyện tất cả học sinh học hệ thống giáo dục phổ thông phải được trang bị kiến thức Lịch sử trọn vẹn, căn bản, hệ thống. Từ đó mới sinh ra hai giai đoạn theo Nghị quyết của Đảng và chủ trương của Quốc hội: giai đoạn bắt buộc có môn Lịch sử và giai đoạn hướng nghiệp.
Nếu chúng ta dạy theo cách cũ, tức là dạy Lịch sử bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, giai đoạn lịch sử cận hiện đại rơi vào cấp THPT, thì những học sinh học THCS nhưng không có điều kiện tiếp tục học THPT sẽ mất giai đoạn lịch sử đó. Việc tổ chức lại môn Lịch sử có lường tới thực tế này” – GS Giang chỉ rõ.
Một điều quan trọng nữa, theo GS Giang, là chúng ta rất muốn dạy cho học sinh phổ thông, dù sau này có trở thành ai, thì phải có sự hiểu biết về đất nước mình, dân tộc mình, truyền thống của cha ông mình.
“Tôi nghĩ rằng những gì lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước đang làm là tập trung vào điều đó. Suốt chiều dài lịch sử những gì kết tinh lại chính là văn hóa. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”. Văn hóa là những giá trị được kết tinh trong quá trình lịch sử. Chúng ta quan tâm đến văn hóa, lịch sử như vậy thì không có lý do gì để coi nhẹ môn Lịch sử cả”.
Trở lại với phương án dạy Lịch sử ở phổ thông, vị GS này chia sẻ ông được biết là tới đây, Bộ GD-ĐT cũng sẽ có lộ trình cho môn học này chứ không phải thay đổi ngay lập tức.
“Chẳng hạn như các em lớp 9 hiện nay đã học hết giai đoạn Lịch sử cận hiện đại đâu nên khi vào lớp 10 sẽ tiếp tục học chương trình bắt buộc đó. Còn những năm tiếp theo thì Bộ sẽ có kế hoạch triển khai.
Theo tôi, chúng ta nên học các nền giáo dục tiên tiến, trong đó có những nước có sự đổi mới không chỉ một lần mà được tiến hành thường xuyên.
Chúng ta phải có 3 động thái với giáo dục: luôn phải nhìn lại chặng đường đã qua, tổng kết cái gì được và chưa được, rồi tiếp tục đổi mới – thì việc xây dựng những chương trình như thế này sẽ có sự chuẩn bị nhưng cũng không phải là “nhất thành bất biến”.
Cuối cùng, GS Giang nhấn mạnh: “Điều rất cần hiện nay là Bộ GD-ĐT và các cơ quan có trách nhiệm phải giải thích rõ cho nhân dân biết chúng ta đã, đang và sẽ làm gì. Mọi người nếu chỉ nhìn vào vòng xoáy ‘bên này muốn bỏ, bên kia muốn giữ’ thì không đúng với bản chất hiện tượng mà chúng ta muốn xem xét”.
Nếu đề thi, cách đánh giá môn Sử vẫn 'cũ kỹ', có là môn bắt buộc HS cũng khó yêu
Môn Lịch sử hiện nay là cần khắc phục được những tồn tại, bất cập chứ không phải vấn đề là 'môn bắt buộc hay tự chọn'.
Tại phiên họp toàn thể vào sáng 22/5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu và quy định môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn bắt buộc.
Theo đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng môn Lịch sử có vị trí đặc biệt và có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này.
Vì vậy cần tiếp thu ý kiến của đông đảo cử tri, nhân dân theo hướng quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với khối lượng kiến thức phù hợp.
Đồng thời thiết kế bao gồm khối lượng kiến thức lịch sử (phần bắt buộc) và khối lượng kiến thức định hướng nghề nghiệp (phần lựa chọn).
Cần khắc phục những bất cập
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội cho rằng, môn Lịch sử hiện nay là cần khắc phục được những tồn tại, bất cập chứ không phải vấn đề là "môn bắt buộc hay tự chọn".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội (Ảnh: NVCC)
Theo bà Nga, nhìn vào chương trình môn Lịch sử từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông hiện nay còn "quá ôm đồm" khi lượng kiến thức cung cấp cho học sinh "quá hàn lâm" và sách giáo khoa vẫn nặng về sự kiện, con số... dẫn đến học sinh không hào hứng tiếp thu.
Bà Nga cũng chỉ rõ nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp "dạy chay", chỉ cung cấp kiến thức nói lại ở trong sách giáo khoa, trình bày sự kiện, con số.
Kết cấu đề thi, cách đánh giá của môn Lịch sử cũng rất "cũ kỹ", theo kiểu đề bài ra đối chiếu với đáp án và lấy độ chính xác của con số, sự kiện để đánh giá.
"Do không có sự đổi mới, sáng tạo dẫn đến bộ môn này trở nên tẻ nhạt, chán ngán và các em học như một cái máy, con vẹt, mệt mỏi khi cứ phải cố gắng ghi nhớ sự kiện, con số", bà Nga nêu.
Từ thực tế trên, bà Nga đề xuất sách giáo khoa cần phải biên soạn sao cho vẫn là chương trình, kiến thức lịch sử nhưng phải dựa trên đặc điểm tâm lý, lứa tuổi của học sinh để truyền tải kiến thức chứ không chỉ cung cấp kiến thức đơn thuần.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức đại cương, cần bớt đi những kiến thức hàn lâm và đừng nên đòi hỏi, kỳ vọng học sinh "làu làu lịch sử theo kiểu hàn lâm".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga chỉ rõ: ngành giáo dục luôn nhấn mạnh đổi mới, lấy người học làm trung tâm nhưng với môn Lịch sử hiện nay nhiều nơi vẫn dạy theo kiểu "nhồi sọ", chỉ cung cấp lại kiến thức trong sách giáo khoa.
Do đó, cần thay đổi, chuyển sang dạy học môn Lịch sử bằng phương pháp truyền cảm hứng và sử dụng các biện pháp phụ trợ.
"Lịch sử không phải cái gì đó "đông cứng, vô hồn" và mục đích giáo dục lịch sử không phải để thuộc 'làu làu như con vẹt rồi trả bài' qua các bài thi mà phải thiên về giáo dục truyền thống, từ đó giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, ý thức công dân và hình thành phản ứng trước thời cuộc.
Do vậy, cần thay đổi cách đánh giá và cần có tư duy tiếp cận mới mẻ, khuyến khích các em có sự nhìn nhận, đánh giá chứ không phải chỉ thụ động tiếp thu, nhồi sọ", bà Nga bày tỏ.
Đổi mới cách dạy để tạo hứng thú cho học sinh
Cô giáo Nguyễn Thị Lệ- Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Kiến An (Hải Phòng) cho hay, thay vì kiểu bám sát sách giáo khoa, học sinh phải học thuộc, ghi chép thì các giáo viên ở đây đã thay đổi cách dạy.
Trong đó giáo viên tăng cường bài giảng qua slide thuyết trình, chiếu các đoạn phim ngắn về các sự kiện lịch sử... để học sinh dễ theo dõi và phát huy tính tích cực, cho học sinh tự trải nghiệm, từ đó hiểu về sự kiện và ý nghĩa của nó trong tiến trình lịch sử.
Nhiều ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng, không nên dạy Lịch sử theo kiểu "nhồi sọ" (Ảnh: LT)
Bên cạnh đó, đề thi không ra theo kiểu đánh đố các năm hay bài tự luận bắt các em cặm cụi làm mà đánh giá bằng năng lực, các câu hỏi gợi mở và các bài tập có thể theo nhóm để nhập vai vào các nhân vật hoặc người sống vào thời kỳ lịch sử đó nhằm thể hiện quan điểm về sự kiện hay nhân vật.
Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm về các sự kiện lịch sử qua Internet, sách báo, đến các di sản, trò chuyện với nhân chứng... Nhờ vậy mà đa phần học sinh của trường đều yêu thích môn sử.
Một giáo viên môn Lịch sử tại Trường Trung học phổ thông trên địa bàn quận Ngô Quyền, Hải Phòng, cũng chỉ ra cách dạy môn Lịch sử thời gian qua không phù hợp khiến cho học sinh cảm thấy nặng nề, thậm chí sợ.
Vị giáo viên này tán thành yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra, đồng thời bổ sung đề xuất tinh giản dung lượng kiến thức.
Đối với giáo viên cũng cần thay đổi từ việc truyền thụ kiến thức một chiều, nhồi nhét sang để học sinh được tự do bày tỏ ý kiến hay đa chiều, tạo sự tranh luận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa các video, hình ảnh vào bài giảng giúp phong phú, đa dạng hơn.
Ngoài ra, nên tổ chức cho học sinh có những buổi ngoại khóa, tham quan hiện trường lịch sử, gặp gỡ với các nhân chứng, bởi với lịch sử, việc học thực địa sẽ tốt hơn nhiều.
Đồng thời, thay đổi kiểm tra đánh giá bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng số liệu, mốc thời gian.
Môn Lịch sử: 5 năm mới nổ ra tranh cãi, đẩy bao người vào 'thế khó' Nhiều giáo viên, hiệu trưởng trường THPT chia sẻ đang rất nóng lòng chờ quyết định cuối cùng về 'số phận' môn Lịch sử để chuẩn bị cho năm học mới đã rất cận kề. Các kiến nghị từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội... đề nghị không nên để Lịch...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố
Pháp luật
17:48:27 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025
Bermuda được mệnh danh là "tam giác quỷ" và những bí ẩn không có lời giải
Netizen
16:59:24 29/04/2025
Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao thể thao
16:23:51 29/04/2025
Bầu cử liên bang Canada: Kết quả sơ bộ nghiêng về đảng Tự do cầm quyền
Thế giới
16:22:39 29/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối thơm nức mũi, có món canh là đặc sản đồng quê nhiều người mê
Ẩm thực
16:08:36 29/04/2025
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt
Phim châu á
15:46:09 29/04/2025