Bộ GD-ĐT: Cả nước thiếu hơn 49.000 giáo viên mầm non năm học 2018-2019
Theo Bộ GD-ĐT, năm học 2018-2019, trên cả nước thiếu hơn 49.000 giáo viên mầm non. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở một số tỉnh rất thấp, nhiều nơi giáo viên làm việc ngoài giờ kéo dài nhưng lại không được trả chế độ thừa giờ…
Ảnh minh họa
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non diễn ra tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hôm 9/8, Bộ GD-ĐT cho biết, năm học 2018-2019, cả nước có hơn 15.500 trường mầm non; có gần 37.000 điểm trường. Toàn quốc có hơn 15.600 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục.
Tổng số trẻ mầm non được đến trường năm học 2018-2019 là gần 5,5 triệu, trong đó gần 900.000 trẻ nhà trẻ, hơn 4,5 triệu trẻ mẫu giáo. Ngoài ra, hiện cả nước có khoảng 199.400 phòng học, trong đó hơn 148.500 phòng học kiên cố, gần 46.000 phòng học bán kiên cố, phòng học tạm còn hơn 5.100 phòng và hơn 3.700 phòng học nhờ.
Có hơn 14.800 trường có bếp ăn bán trú, với hơn 2.700 bếp được xây mới, cải tạo, sửa chữa trong năm học 2018-2019. Trong đó có hơn 14.300 trường có bếp hợp vệ sinh đúng quy cách. Tất cả các trường mầm non đều có nhà vệ sinh, trong đó 15.200 nhà vệ sinh đạt yêu cầu.
Video đang HOT
Theo Bộ GD-ĐT, mặc dù trường lớp mầm non đã được quan tâm đầu tư trong những năm qua nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của người dân, tình trạng thiếu trường mầm non ở khu đô thị, khu đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất còn khá phổ biến.
Ngoài ra, một số địa phương vẫn còn nhiều phòng học nhờ, phòng học tạm, nhiều nơi thiếu phòng học để huy động trẻ đến trường; công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn ở nhiều địa phương còn thiếu thốn, xuống cấp nghiêm trọng.
Theo Bộ GD-ĐT, năm học 2018-2019, trên cả nước thiếu hơn 49.000 giáo viên mầm non. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở một số tỉnh rất thấp, nhiều nơi giáo viên làm việc ngoài giờ kéo dài nhưng lại không được trả chế độ thừa giờ…
Hải Đăng
Theo Dân trí
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì sau vụ việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón tại trường Gateway
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo các Trường học phải rà soát, hướng dẫn cụ thể, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các học sinh, không để xảy ra những vụ việc tương tự như tại Gateway (Hà Nội) mới đây.
Sáng 9/8, tại TP Nha Trang - Khánh Hoà, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 đối với giáo dục mầm non.
Theo báo cáo, năm học 2018 - 2019, giáo dục mầm non trên cả nước đạt được những kết quả nổi bật về công tác thực hiện chính sách đối với giáo dục mầm non, nâng chuẩn và phát triển đội ngũ giáo viên, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với 99,98% trẻ được đến trường...
Ghi nhận của báo Tiền Phong, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Điểm nhấn trong năm học vừa qua là việc Luật Giáo dục (sửa đổi) được thông qua, với nhiều nội dung quan trọng với cấp học mầm non, như nâng chuẩn giáo viên mầm non, đây là bước đột phá không những nâng cao chất lượng, tạo điều kiện tốt hơn cho thầy cô về chế độ đãi ngộ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: báo Tiền Phong.
Năm học vừa qua, Bộ đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non. Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên.
Liên quan đến vấn đề đưa đón học sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Vụ Giáo dục Mầm non (thuộc Bộ GD-ĐT) cần rà soát các cơ chế chính sách hiện có để thay thế, chỉnh sửa và bổ sung kịp thời.
"Trong số các quy định về hướng dẫn an toàn cho trẻ, cần chú ý tới quy định cụ thể về dịch vụ đưa đón học sinh đến trường. Nhiều trường đã làm việc này rồi nhưng chưa thực sự chặt chẽ, tới đây phải rà soát, hướng dẫn cụ thể, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cháu, không để xảy ra những vụ việc tương tự như tại Gateway (Hà Nội) mới đây. Nhà trường phải có quy trình đưa đón, tham quan dã ngoại, trong đó đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, người đưa đón, kết nối gia đình và nhà trường để có đầy đủ thông tin, không có lỗ hổng trong quá trình đưa đón", Bộ trưởng chỉ đạo.
Theo ghi nhận của TTXVN, sắp tới, Bộ cũng phối hợp Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an để nghiên cứu hướng dẫn khuyến khích sử dụng áp dụng một số quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến đảm bảo an toàn, dấu hiệu nhận biết, các vị trí biển báo bến đón trả học sinh đối với dịch vụ hoạt động đưa đón học sinh, đáp ứng yêu cầu an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặc biệt nhấn mạnh tới đạo đức nhà giáo, nguy cơ tiềm ẩn bạo hành trẻ vẫn còn rơi vào nhóm trẻ, tư thục độc lập. Bộ trưởng yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chú ý công tác thanh kiểm tra, hạn chế các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập không đủ điều kiện, kiên quyết cho dừng các nhóm không có giấy phép.
Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Nha Trang.
Theo saostar
Gỡ 'vòng kim cô' cho giáo viên Câu chuyện giáo viên được đặt ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học mới diễn ra vào ngày 6-8 trong bối cảnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đã cận kề. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị, lắng nghe cá ý kiến và chỉ đạo ngành...