Bố của nam sinh học giỏi mắc ung thư: “Không có bảo hiểm y tế thì sao trụ được”
‘Mỗi đợt điều trị cho cháu hết hơn 100 triệu đồng, nếu không có bảo hiểm y tế thì kinh tế gia đình làm sao trụ được’, ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ.
Cầm trên tay xấp giấy khen học sinh giỏi trong 10 năm học qua của Nguyễn Đức Trung (17 tuổi, trú tại xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), ông Nguyễn Văn Dũng (57 tuổi) bố của Trung nở nụ cười tươi hãnh diện về cậu con trai.
Con trai của ông Dũng từng phải bảo lưu 1 năm học, để chữa căn bệnh ung thư máu quái ác. Tuy nhiên, sau đó không để bệnh tật cản bước, Trung lại vươn lên bằng nghị lực, sự ham học để đạt được kết quả cao.
Nhớ lại quá trình điều trị, ông Dũng nói may mắn Trung được bảo hiểm y tế chi trả tiền khám chữa bệnh, nếu không gia đình ông kham sao nổi hàng trăm triệu đồng mỗi đợt điều trị cho con.
Ông Nguyễn Văn Dũng nói rằng, nếu không có bảo hiểm y tế thì gia đình không thể đủ kinh tế chi trả cho Trung chữa bệnh. (Ảnh: Mạnh Đoàn)
Sự thật khó tin
Cách đây khoảng 20 năm về trước, ông Dũng rời mảnh đất Thường Tín (Hà Nội) để về nơi ở hiện tại sinh sống và làm công nhân. Năm 40 tuổi, ông mới lập gia đình và sinh Nguyễn Đức Trung, sau đó vài năm thì sinh thêm một con trai tiếp.
Vợ ông Dũng làm lao động tự do, gia đình sống trong căn nhà cấp bốn lụp xụp sâu phía trong một con ngõ nhỏ. Nhà nghèo nhưng Nguyễn Đức Trung luôn ham học như “mọt sách”, em luôn là học sinh giỏi trong nhiều năm cấp 1.
Học kì II của lớp 6, Trung vượt qua vòng sơ tuyển của trường để tham gia kì thi học sinh giỏi môn Toán cấp huyện. Tuy nhiên, một tai họa bỗng giáng xuống làm tương lai em bị gián đoạn.
Video đang HOT
“Vào tháng 4/2016, Trung bị sốt, người mệt, gia đình cho cháu lên viện để khám và thử máu. Sau đó, bác sĩ thông báo với gia đình là Trung mắc bệnh ung thư máu. Vợ chồng tôi sững người, không tin đó là sự thật vì nó mới lớp 6 thôi mà…”, ông Dũng nhớ lại.
Sau nhiều năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu quái ác, sức khỏe của Trung đã tạm ổn định. (Ảnh: Mạnh Đoàn)
Không tin con trai mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình cho Trung xét nghiệm lại lần nữa, kết quả vẫn như vậy. Vợ chồng ông Dũng lại cho Trung đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để xét nghiệm lần nữa thì họ mới tin đó là sự thật.
Đến nơi đây, ông Dũng mới thấy không chỉ riêng con mình, mà còn nhiều cháu nhỏ khác cũng mắc bệnh như Trung. Những đứa trẻ mặc áo bệnh nhân với khuôn mặt xanh xao, đầu trọc lốc do xạ trị.
Bệnh ung thư máu của con trai ông được bác sĩ giải thích, khó tìm được nguyên nhân bởi yếu tố mắc bệnh có thể do nhiều nguyên nhân…
Nếu không có bảo hiểm thì “chết”
Để điều trị cho cậu con trai, gia đình bảo lưu kết quả học tập của Trung. Trung buồn vì không được đi học với bạn bè, trong mắt đứa trẻ này khi đó cũng chưa rõ về căn bệnh ung thư máu quái ác.
Trong năm chữa trị đầu tiên, Trung phải trải qua 5 đợt điều trị, tiền chi phí khám chữa bệnh, thuốc men trong mỗi đợt lên đến hơn 100 triệu đồng. May mắn là Trung đã đóng bảo hiểm y tế và được chi trả 80% chi phí.
“Nếu không có bảo hiểm y tế chi trả tiền khám chữa bệnh cho Trung, thì gia đình tôi không thể trụ được vì số tiền đó là quá lớn”, ông Dũng chia sẻ.
Thấy cảnh cả hai vợ chồng đều ở viện trông con trong khi kinh tế gia đình eo hẹp, ông Dũng bảo vợ về nhà đi làm để kiếm thêm thu nhập, chứ bệnh của con phải chạy chữa dài dài.
Trong thời gian chạy chữa cho con, gia đình nhận được giúp đỡ của các thầy cô tại trường Trung học cơ sở Thanh Liệt, nơi Trung theo học.
“Hiệu trưởng nhà trường khi đó là thầy Phạm Văn Ngát (nay là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì) đã kêu gọi các thầy cô trong trường, các mạnh thường quân ủng hộ được 50 triệu đồng để hỗ trợ cho gia đình.
Bên cạnh đó, các thầy cô cũng động viên Trung để em an tâm chữa bệnh. Sự động viên khích lệ trên đã giúp gia đình vượt qua những năm tháng khó khăn nhất”, ông Dũng nhớ lại và gửi lời cảm ơn đến các thầy cô.
Trong năm học lớp 10, Trung đạt giải Nhì môn Toán Kỳ thi Olympic cấp trường và là học sinh giỏi. (Ảnh: Mạnh Đoàn)
Ông Dũng cho hay, đến nay sau hơn 5 năm điều trị, sức khỏe của Trung đã tạm ổn định. Chàng trai 17 tuổi nay đã cao hơn 1m70 nặng gần 60kg, dù học chậm một năm so với bạn bè cùng trang lứa nhưng Trung vẫn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Căn nhà cấp bốn lụp xụp khi xưa nay là căn nhà tầng được xây từ tiền vợ chồng ông Dũng bán mảnh đất ở quê. Họ mong muốn cho Trung có môi trường sống tốt hơn để an tâm chữa bệnh và học tập.
Chia sẻ với phóng viên, em Nguyễn Đức Trung cho hay, em đang học lớp 11A1 trường Trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm, các môn học yêu thích của em là những môn khối tự nhiên, trong đó em thích nhất là môn Toán.
Về tương lai, nam sinh này cho biết, em chưa có quyết định ngành và trường đại học mà em thích.
Cô Đỗ Thanh Vân (giáo viên chủ nhiệm lớp 9 của em Nguyễn Đức Trung) cho biết, em Trung là một học sinh rất ngoan và hiền lành, lễ phép nhưng kém may mắn khi mắc bệnh hiểm nghèo.
“Do phải thường xuyên đi khám chữa bệnh, Trung không có nhiều thời gian học học ngoài giờ học chính khóa nhưng em ấy vẫn học rất giỏi. Khi lên lớp 10, em đỗ vào lớp chọn của trường Trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm. Trung thực sự là một tấm gương vượt khó cho các bạn khác, em đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu đậm”, cô Vân chia sẻ.
Nữ sinh nhận học bổng sớm 'Tiếp sức đến trường': Tự tin bước tiếp
Trang nói chỉ cần được đến trường, còn việc duy trì học phí cho các kỳ sau thì cô đã có cách.
Tân sinh viên Lê Thị Trang nhận tiền học bổng "tiếp sức" 10 triệu đồng từ phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh: C.T.
Ban tổ chức chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường 2021" của báo Tuổi Trẻ đã quyết định trao sớm cho tân sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam Lê Thị Trang - nhân vật trong bài viết "Bệnh ung thư không làm nản lòng bước chân vào đại học" suất học bổng 10 triệu đồng.
Nhận được thông tin, ngày đón nhận suất học bổng, Trang đã khóc vì bất ngờ và hạnh phúc. Trang nói: "Số tiền này như cứu lấy đời mình. Mình không thể nghỉ học, nhưng để đến trường lúc này với gia đình và bản thân thì thật khó khăn".
Mẹ của Trang, bà Lê Thị Oanh, kể sau khi biết con đỗ đại học đã chạy vạy để lo học phí, nhưng vì dịch bệnh ai nấy đều khó nên vay mãi mà chẳng đủ. Vợ chồng bà Trang đã nghỉ việc gia công bao bì từ rác thải được hơn một năm nay. Nhiều đợt dịch bệnh khiến công việc chăn nuôi trên mảnh vườn thuê cũng lao đao lận đận. "Con ham học thì mẹ cha mừng, nhưng nghĩ đến cảnh con phải bỏ học vì không tiền thì lòng đau như cắt" - bà Oanh tâm sự.
Trang nói chỉ cần được đến trường, còn việc duy trì học phí cho các kỳ sau thì cô đã có cách. Vừa "bấm tay", Trang vừa nói về kế hoạch của mình: "Thứ nhất là mình đã nhắn xin các anh chị ở Long An cho phép em tranh thủ ngày nghỉ thì về đó làm thêm. Hai nữa là chị chủ tiệm bán gấu bông đã nhắn nếu cần việc cứ nhắn, chị sẽ hỗ trợ. Khi học thì mình vẫn muốn kiếm một công việc nào đó liên quan đến ngành mình học để làm thêm, vừa kiếm tiền nhưng cũng nâng cao kiến thức".
Những kế hoạch về ngày mai tươi sáng hong khô dòng nước mắt. Trang đón nhận ân tình của xã hội, từ đó giúp bạn được đến trường. Bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn, chông chênh của tháng ngày phía trước, Trang mỉm cười, tự tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn.
Giảng viên có trách nhiệm bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo nếu vi phạm cam kết Ngày 13/5, Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ bằng nguồn ngân sách Nhà nước theo Quyết định 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2021 và 2022. Ảnh minh họa/internet Theo hướng dẫn, học bổng và chi phí đào tạo được áp dụng như sau: Đối với đào tạo toàn thời gian ở...