Bộ Công Thương công nhận tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho DNNVV
Ngày 29/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Quyết định số 3496/QĐ-BCT quy định công nhận tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngành công thương.
Theo Quyết định 3496, quy định hướng dẫn việc công nhận, công bố tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho DNNVV ngành công thương dành cho các đối tượng, cá nhân hành nghề tư vấn pháp theo quy định của pháp luật, bao gồm luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn viên pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Ảnh minh họa
Mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành công thương là một bộ phận của mạng lưới tư vấn viên theo Luật Hỗ trợ DNNVV, bao gồm tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật, tự nguyện thông báo tham gia và được Bộ Công Thương công bố công khai để hỗ trợ pháp lý cho DNNVV ngành công thương. Các DNNVV có thể tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành công thương trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương để lựa chọn tư vấn viên pháp luật.
Video đang HOT
Bộ Công Thương yêu cầu các tư vấn viên pháp luật thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành công thương cần phải đảm bảo các điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng tư vấn và quy định của pháp luật liên quan đến tư vấn viên pháp luật đó khi tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật; thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương về kết quả hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành công thương không còn đáp ứng điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định pháp luật hoặc bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về Bộ Công Thương để thực hiện xóa tên khỏi mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành công thương.
Quyết định số 3496 công nhận việc tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho DNNVV ngành công thương có hiệu lực thi hành từ ngày 29/12/2020.
Giảm trên 3.000 tỷ đồng tiền điện cho gần 27 triệu hộ gia đình, cơ sở lưu trú
Ngày 18/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, cùng với việc giảm tiếp trên 3.000 tỷ đồng tiền điện để hỗ trợ 26,6 triệu hộ gia đình bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong đợt 2 này, tổng tiền điện được giảm cho người dân qua hai đợt hỗ trợ lên tới 12.300 tỷ đồng với tổng thời gian giảm lên tới 6 tháng
26,6 triệu hộ gia đình, cơ sở lưu trú, cách ly sẽ được giảm trên 3.000 tỷ đồng tiền điện
Đại diện EVN cho hay, để tiếp tục góp phần chia sẻ với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt đối với các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, Tập đoàn đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp để đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 2. Ngày 17/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 180/NQ-CP về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 2) cho các khách hàng sử dụng điện.
Theo đó, sẽ giảm 10% giá bán lẻ điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 quy định tại Quyết định 648 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.
Các khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch (theo quy định tại Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan) và khách hàng có kho chứa hàng hóa trong quá trình lưu thông được giảm giá điện từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT.
EVN cũng thực hiện giảm tiền điện (giá trị trước thuế) trực tiếp cho các cơsở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 mua điện từ các đơn vị thuộc EVN và các đơn vị bán lẻ điện. Không thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện đối với các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 thu phí cách ly y tế tập trung.
Mức giảm tiền điện cụ thể gồm: Giảm 100% tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm virus Sars CoV-2. Giảm 20% tiền điện cho các cơ sở y tế được dùng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm virus Sars CoV-2.
Tổng số thời gian hỗ trợ giảm giá điện và giảm tiền điện cho khách hàng là 3 tháng tại các kỳ hóa đơn tháng 10, tháng 11, tháng 12/2020.
Đơn vị bán lẻ điện nông thôn; khu tập thể, cụm dân cư; tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt có trách nhiệm lập hồ sơ giảm giá bán điện cho khách hàng thuộc đối tượng được giảm giá gửi các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực để làm căn cứ thực hiện hoàn trả tiền bán buôn điện.
Danh sách các cơ sở phục vụ phòng chống dịch COVID-19 không thu phí được giảm tiền điện do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố cung cấp cho các đơn vị điện lực. Sau thời hạn giảm giá điện, giảm tiền điện: Áp dụng giá bán điện theo quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.
Đại diện EVN cho hay, như vậy, toàn bộ khách hàng sử dụng điện sinh hoạt tương ứng 26,6 triệu hộ gia đình đều được giảm 10% giá điện của 4 bậc thang đầu. Trong đó chủ yếu là các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt sử dụng dưới 300 kWh/tháng là 22,8 triệu hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 85,7%) sẽ được giảm 10% tiền điện.
Ngoài ra, ở đợt giảm giá đầu tiên còn có hơn 2 triệu khách hàng sản xuất, kinh doanh cũng được giảm 10% giá bán lẻ điện. Các khách hàng là cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng điều kiện của Luật Du lịch năm 2017 còn được chuyển đổi từ giá kinh doanh sang giá sản xuất.
"Với phương án giảm giá điện đợt 2 dự kiến như trên, trong năm 2020, EVN triển khai 2 đợt giảm giá điện, giảm tiền điện với tổng giá trị dự kiến trên 12.300 tỷ đồng với tổng thời gian giảm lên tới 6 tháng. Đợt 1 hơn 9.300 tỷ đồng đã được giảm trực tiếp cho khách hàng trong kỳ hóa đơn từ tháng 4 đến tháng 6, đợt 2 với dự kiến số tiền giảm lên trên 3.000 tỷ đồng", đại diện EVN cho hay.
Theo đại diện EVN, dù nằm trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế do tác động của dịch COVID-19 và các đợt bão, lụt liên tiếp trong năm 2020, EVN đã nỗ lực thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định đồng thời tăng cường tiết kiệm chi phí, vận hành hệ thống điện tối ưu, hiệu quả, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ để từ đó có thêm nguồn lực để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với khách hàng sử dụng điện trong toàn quốc. Đây cũng là hành động thiết thực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm gửi lời tri ân tới tất cả các khách hàng sử dụng điện nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Điện lực cách mạng Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2020).
Lập đoàn kiểm tra thủy điện Thượng Nhật 'chây ì' tích nước trái phép Bất chấp các chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Thừa Thiên - Huế, thủy điện Thượng Nhật vẫn tích nước trái phép. Do đó, Bộ Công Thương sẽ lập đoàn kiểm tra vào ngày mai (17.11). Liên quan đến trường hợp thủy điện Thượng Nhật tỉnh Thừa Thiên - Huế tích trữ nước trái phép bất chấp chỉ đạo của Trung ương...