Bố cõng con băng nước xiết đến trường
Cứ vào mùa mưa, làng bị cô lập hoàn toàn, những người đàn ông can đảm, biết bơi trong làng phải thay nhau đi chợ thay cho những bà vợ.
Từ nhiều năm qua, tại thôn 9 Hà Pheo, xã Phú Định, huyện Bố Trạch – Quảng Bình, cứ vào mùa mưa lũ, con đường duy nhất của làng nối với trung tâm xã và các địa phương bị ngập chìm trong dòng nước chảy xiết, ngôi làng bị cô lập hoàn toàn.
Để kéo dài “sự sống” cho gia đình, chỉ những người đàn ông biết bơi và can đảm mới dám bơi qua khe Thầy Luyến để tới chợ mua thực phẩm về cho cả nhà.
Ngoài cõng con qua khe, những người đàn ông kiêm luôn việc đi chợ giúp các bà vợ
Nhiều phương tiện muốn qua lại khe cũng phải nhờ tới sức khỏe của những người đàn ông
Anh Trần Văn Tình (1970, ngụ ở thôn 9, xã Hà Pheo) cho biết: Vào mùa mưa lũ, có lúc các gia đình một tháng mới đi chợ một lần, khi nước dâng cao không qua được khe nên bữa cơm của gia đình chỉ toàn mắm muối dự trữ sẵn. Những lúc nước cao và chảy xiết, đàn bà, con gái không qua được nên chỉ có cánh đàn ông trong thôn biết bơi mới có thể qua được khe để tới chợ.
Video đang HOT
Như thường lệ, sau giờ tan trường, các em học sinh lại tập trung bên bờ khe đợi các ông bố tới cõng về nhà
Đó là chuyện ăn uống, sinh hoạt, còn chuyện học hành của các em nhỏ ở thôn 9, xã Hà Pheo mới thật sự đáng ngại.
Theo ông Phạm Văn Phê, trưởng thôn 9, vào mùa mưa lũ hằng năm, nước khe Thầy Luyến dâng cao nên số học sinh hệ THPT thì có thể tự bơi qua được nhưng với các em học sinh tiểu học và hệ THCS thì các ông bố phải cõng từng em qua khe để tới trường.
“Sau mỗi buổi học, các phụ huynh trong thôn lại thay nhau đứng đợi để cõng các em quay về nhà” – ông Phê nói.
Khe Thầy Luyến có bề rộng khoảng gần 10 m, mùa khô thì nước không quá mắt cá chân nhưng khi vào mùa mưa nước từ thượng nguồn đổ về dâng cao và chảy xiết nên rất nguy hiểm. Lúc nước lũ mạnh thì có từ 2-3 người, lúc nước xuống thấp thì chỉ cần một người đứng đợi để cõng học sinh qua về.
Từ nhiều năm qua, năm nào cũng vậy, bất chấp mưa lũ, nước chảy xiết, lạnh giá, các bậc phụ huynh phải đánh liều cõng con qua khe để đến trường học chữ. Có khi bị vấp ngã giữa khe làm áo quần, sách vở bị ướt sũng khiến nhiều em lạnh co ro nhưng vẫn kiên quyết đến lớp.
Hiện tại, ở Hà Pheo có 30 hộ dân với 125 khẩu, trong đó có 35 cháu học sinh các cấp học. Để thực hiện ước mơ được tới trường, các em đang phải đánh liều với “thủy thần” để vượt khe đến trường tìm chữ vào mùa mưa lũ.
Mong ước của chính quyền địa phương và các hộ dân, các em học sinh thôn 9, xã Hà Pheo là có một cây cầu tạm để có thể đi lại an toàn, thuận lợi vào mùa mưa lũ.
Theo NLĐ
Ngủ gật khi đến trường
Thay vì mang theo tinh thần sảng khoái đến trường vào mỗi buổi sáng, hình ảnh học sinh (HS) gật gù ngủ sau lưng cha mẹ trên đường đến trường đã không còn xa lạ.
Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi
Trong ngày 14.12, trên đoạn đường Liên tỉnh 5 (ngã tư Bùi Minh Trực - Liên tỉnh 5, Q.8, TP.HCM) qua cầu Nhị Thiên Đường, Tùng Thiện Vương, đến dốc cầu Chà Và (nối liền Q.5 và Q.8), chúng tôi bắt gặp đến 3 trường hợp HS ngủ gật trên xe.
Tại đoạn trước cổng Phòng khám đa khoa Xóm Củi (đường Tùng Thiện Vương, Q.8), lúc 6 giờ 30 một phụ huynh chạy xe ba gác máy chở 2 HS, trong đó có một HS nữ khoảng 14 tuổi, một HS nam khoảng 10 tuổi. Mặc xe cộ ồn ào, HS nam vẫn... trùm áo mưa và say sưa ngủ trong tư thế ngồi dựa lưng vào thành xe.
Tại điểm khác cũng trên đường này, một HS khoảng 13 tuổi trong trang phục quần xanh, áo trắng ngồi trước xe cha chở. Thỉnh thoảng cậu lại ngủ gật, dập mạnh đầu xuống thành tay lái, tỉnh giấc rồi không lâu sau lại tái diễn hành động cũ...
Trong lúc dừng đèn đỏ tại ngã tư Lương Nhữ Học - Trần Hưng Đạo, Q.5, chúng tôi tiếp tục bắt gặp hình ảnh một nữ sinh tiểu học ngồi trên xe, mắt nhắm nghiền, người dựa vào lưng cha còn tay lúc ôm, lúc... thả tự nhiên. Vì sự an toàn của con, người cha phải một tay cầm lái, một tay ngoái lại phía sau giữ con.
Tại nhiều đoạn đường khác của Q.5 như Trần Phú (có Trường tiểu học Trần Quốc Toản), Nguyễn Duy Dương (có Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, THCS Lý Phong), đường CMT8 (Q.3), Phạm Viết Chánh (Q.1)... chúng tôi cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh HS ngủ gật trên đường đến trường. Đó còn chưa kể đến chuyện, nhiều phụ huynh vì sự an toàn của con nên... cả nhà ta cùng đến trường: cha cầm lái, con ngủ, mẹ ngồi phía sau giữ con.
Tranh thủ ngủ trên đường đến trường
Áp lực từ nhiều phía
Nhiều phụ huynh khẳng định do con em họ truy cập internet tại nhà quá khuya nên sáng không thức nổi; nhiều phụ huynh khác cho biết do đặt tiêu chí cho con là "chưa thuộc bài không đi ngủ" nên các em phải thức khuya học thuộc bài. Một phụ huynh có con đang học tại Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10, nói: "Làm như vậy chỉ muốn tốt cho kết quả học tập của con. Và chuyện cha con cùng thức đến 11, 12 giờ đêm để dò, học bài là chuyện thường xảy ra".
Nhiều chuyên gia giáo dục, tâm lý nhận định: "HS đang sống lệch múi giờ khi ngày ngủ li bì, đêm thức khuya"; một số chuyên gia cho rằng HS ngủ gật trên đường đến trường còn có nguyên nhân giờ vào học buổi sáng quá sớm...
Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhận định: "Trước kia, vào buổi sáng HS rất minh mẫn và tiếp thu bài nhanh, nhưng nay thì ngược lại. Chu kỳ giấc ngủ của người phương Tây là ngủ trễ - dậy trễ, ở phương Đông (trong đó có Việt Nam) là ngủ sớm, dậy sớm. Nhưng hiện nay, cuộc sống của đa phần chúng ta đang có sự chuyển hóa sang ngủ trễ và dậy sớm, do tính chất công việc. Từ đó, kéo theo con em phải thích nghi theo".
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng Giáo dục Q.5, cho biết: "Hiện nay HS tiểu học được học 2 buổi/ngày. Việc học ở lớp là chính. Về nhà phụ huynh chỉ nên cho con đọc trước hoặc xem các bài học tiếp theo cho ngày mai khoảng một giờ đồng hồ là đủ. Còn HS THCS thì một buổi học ở trường, buổi còn lại nên ôn bài vừa học trên lớp và xem trước bài mới. Đừng chờ đến tối mới học. Một đêm ngủ có 5, 6 tiếng thì không thể nào tái tạo sức khỏe tốt để tiếp thu bài vở khi lên lớp".
Bác sĩ Phạm Văn Trụ, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cũng khuyên: "HS cấp 1, cấp 2 trung bình mỗi ngày ngủ từ 8-12 giờ thì mới đảm bảo sức khỏe. Nếu mỗi đêm chỉ ngủ 5, 6 giờ, khi vào lớp, chắc chắn các em sẽ có trạng thái ngầy ngật, tiếp thu bài kém. Phụ huynh nên để cho con em ngủ đúng giờ để khi lên lớp tinh thần học tốt, tiếp thu bài nhanh, đỡ mất thời gian học bài tại nhà".
Cần điều chỉnh giờ học muộn hơn Giờ học như hiện nay là quá sớm. Như vậy, để khắc phục tình trạng HS ngủ gật vào mỗi sáng đến trường, chúng ta cần phải thực hiện một bài toán vĩ mô của các cấp ngành, đồng bộ điều chỉnh giờ học và giờ làm việc muộn hơn hiện nay. Có như vậy, HS có thể kéo dài thêm giấc ngủ, đủ sức khỏe đến trường. Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông
Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM Nên học theo tuyến Nguyên nhân xảy ra tình trạng HS ngủ gật trên trường đi học buổi sáng còn xuất phát từ việc cho con học trường trái tuyến xa nhà. Chẳng hạn như gia đình ở quận này nhưng có nhiều lý do nên xin cho con học tại quận khác. Vì vậy nếu học tại trường được phân tuyến có khi chỉ cần 15 phút đến trường. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì HS không có hứng thú tiếp thu kiến thức... Bà Lê Ngọc Điệp
Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM
Theo Bích Thanh - Minh Luân (Thanh Niên)
Hà Nội: HS tiểu học không phải mang cặp sách đến trường Giáo viên chủ nhiệm các lớp có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn sách vở của học sinh. Đây là một trong những giải pháp mà nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đã và đang thực hiện để tránh việc học sinh phải mang vác nặng mỗi ngày đến trường. Trường tiểu học dân lập Lý Thái Tổ (quận Cầu Giấy, Hà...