Bộ Công an sẽ điều tra triệt để, xử lý nghiêm sai phạm tại Công ty Việt Á
Đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an khẳng định sẽ điều tra triệt để, xử lý nghiêm những sai phạm liên quan đến Công ty Việt Á.
Thông tin Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) công bố liên quan đến bộ kit xét nghiệm Covid-19 (còn gọi là kit test) do Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á nghiên cứu sản xuất là nội dung làm “ nóng” cuộc họp báo chiều 28/12/2021 của Bộ Công an. Theo thông tin này, việc sản xuất bộ kit test là đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, tên đầy đủ là “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)”, có kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước, lên tới gần 19 tỷ đồng.
Vấn đề dư luận đặt ra là vì sao một đề tài, “nhiệm vụ quốc gia”, sử dụng tiền ngân sách nhà nước lại trở thành sản phẩm ứng dụng chuyển giao cho doanh nghiệp tư nhân? Việc này tạo tiền đề cho Công ty Việt Á “thổi giá” bộ kit test, thu tiền? Cơ quan Công an nhận định thế nào về việc này?
Trả lời các câu hỏi đặt ra, đại diện C03 cho biết, liên quan đến vụ án trên, ngày 17/12, đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can và đã đăng tải công khai thông tin này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
“Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là điều tra triệt để, xử lý nghiêm hành vi sai phạm, nếu có. Còn nội dung cụ thể đến đâu, chúng tôi sẽ làm rõ đến đó. Chúng tôi sẽ điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm, không có vùng cấm”, đại diện C03 nhấn mạnh.
Cũng theo đại diện C03, sản phẩm kit test nhanh Covid của Công ty Việt Á được bán cho 62 tỉnh, thành phố. Nhận định ban đầu, có thể Công ty Việt Á trực tiếp bán kit test cho các địa phương hoặc bán cho các đơn vị khác mua tài trợ cho các tỉnh thành…
Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp báo.
Trước đó, ngày 24/12, Cổng thông tin Bộ KH&CN đã đăng tải báo cáo chi tiết liên quan đến bộ kit xét nghiệm Covid-19 (còn gọi là kit test) do Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á nghiên cứu sản xuất.
Video đang HOT
Đề tài nghiên cứu cấp quốc gia này có gian thực hiện theo hợp đồng đã ký kết từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2021; thời gian thực tế thực hiện từ tháng 2/2020 đến tháng 10/2021 (sau khi được gia hạn).
Báo cáo cũng ghi rõ, tổ chức chủ trì nhiệm vụ này là Học viện Quân y, do PGS.TS Hồ Anh Sơn làm Chủ nhiệm nhiệm vụ. Ngoài ra, tham gia thực hiện nhiệm vụ còn có 16 thành viên khác thuộc nhóm nghiên cứu, trong đó có 4 thành viên thuộc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Trong đó, ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á – người vừa bị khởi tố hình sự về hành vi vi phạm các quy định đấu thầu, là thành viên nghiên cứu chính trong nhiệm vụ này.
Dựa theo báo cáo, Bộ KH&CN sẽ tổ chức đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ nói trên trong tháng 12/2021. Tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng.
Theo Bộ KH&CN, bộ kit xét nghiệm có hàm lượng khoa học, cũng như tính ứng dụng thực tiễn cao, thể hiện bằng những chứng nhận, bao gồm Quyết định cấp phép lưu hành của Bộ Y tế Việt Nam (số 774/QĐ-BYT ngày 04/3/2020; số 5071/QĐ-BYT ngày 04/12/2020); Giấy chứng nhận kiểm nghiệm trang thiết bị y tế chẩn đoán in-vitro số 1160/VSDTTƯ -NCYS ngày 18/8/2020.
Ngoài ra, kit test của Việt Á cũng được Bộ Y tế và Bộ Chăm sóc xã hội Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sinh phẩm (20/4/2020).
Tuy nhiên, báo cáo trên không đề cập tới chứng nhận của tổ chức WHO, mà trước đó từng được đăng tải trên cổng thông tin của Bộ KH&CN với tiêu đề “Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận”. Hiện vbài viết này không còn trên trang thông tin của Bộ.
Vào ngày 20/10/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của tổ chức này khi thẩm định bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á. Trong báo cáo này, WHO ghi rõ kết quả sau khi kiểm định bộ kit này là “không được chấp thuận” vì chưa đạt được một số tiêu chuẩn.
Một đại diện của Bộ KH&CN cũng thừa nhận rằng Bộ có thể đã chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO về bộ kit test của Công ty Việt Á. “WHO mới chỉ “chấp thuận đưa kit test này vào quy trình đánh giá xem xét sử dụng” không phải “chấp thuận sử dụng”. “Đây là sơ suất của Bộ KH&CN”, vị đại diện Bộ xác nhận.
Trước đó, ngày 17/12, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan. Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can đối với 7 đối tượng.
Các bị can gồm: Phan Quốc Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Vũ Đình Hiệp – Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Hồ Thị Thanh Thảo- Thủ quỹ Công ty Việt Á, Cửa hàng Trường Cửa hàng Âu Lạc; Phan Tôn Noel Thảo – Trợ lý Tài chính Công ty Việt Á; Trần Thị Hồng – nhân viên Kinh doanh Công ty Việt Á; Phạm Duy Tuyến – Giám đốc CDC Hải Dương; Nguyễn Mạnh Cường – nguyên Kế toán trưởng CDC Hải Dương.
Kit xét nghiệm của Công ty Việt Á: Nhiều khuất tất
Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt bị cáo buộc thông đồng với lãnh đạo các cơ sở y tế để hợp thức hồ sơ chỉ định thầu, chi phần trăm ngoài hợp đồng với số tiền rất lớn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa khởi tố bị can đối với ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương, cùng 5 người khác về hành vi vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, trong vụ án xảy ra tại CDC tỉnh Hải Dương và một số đơn vị, địa phương.
Hợp thức hóa hồ sơ chỉ định thầu
Trước đó, C03 đã cử hàng trăm cán bộ, chiến sĩ khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, TP HCM, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An đồng thời triệu tập ghi lời khai hơn 30 đối tượng liên quan.
Trong quá trình điều tra, C03 đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỉ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến... C03 đang tiếp tục điều tra mở rộng đối với các cá nhân, đơn vị liên quan cũng như rà soát, kê biên tài sản của các đối tượng để bảo đảm thu hồi cho Nhà nước.
Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, người đại diện pháp luật. Tháng 4-2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Á, tại buổi họp báo về kết quả nghiên cứu bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Bước đầu, Phan Quốc Việt và các lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á đã khai nhận quá trình kinh doanh, tiêu thụ kit xét nghiệm Covid-19 của công ty này. Lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19, sản phẩm kit test thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện (BV), CDC các tỉnh, thành sử dụng. Sau đó, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách công ty sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho công ty theo giá do công ty đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn. Nhằm thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo BV, CDC các tỉnh, thành trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Chi hoa hồng "khủng"
Đến nay, C03 xác định Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng. Phan Quốc Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến gần 30 tỉ đồng. Hành vi của Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan là vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đấu thầu.
Trước khi bị bắt, Phan Quốc Việt được coi là đại gia mới nổi trong ngành thiết bị y tế tại Việt Nam. Ngoài Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt còn làm người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển kinh doanh Việt Á, Công ty CP Kỹ thuật Việt Á, Công ty CP Y tế Việt Á. Riêng Công ty Việt Á được thành lập vào tháng 2-2007, vốn điều lệ 80 triệu đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập; trụ sở chính tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP HCM.
Đến tháng 10-2017, Công ty Việt Á tăng vốn điều lệ từ 200 tỉ lên 1.000 tỉ đồng nhưng vẫn giữ nguyên 3 cổ đông sáng lập là ông Phan Quốc Việt (nắm giữ 10,2% cổ phần); ông Đồng Sỹ Huy (ngụ phường 9, quận Phú Nhuận) nắm giữ 5% và bà Hồ Thị Thanh Thủy (thường trú huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) nắm giữ 4,8%. Số cổ phần 3 cổ đông sáng lập nắm giữ là 20%, còn khoảng 800 tỉ đồng vốn điều lệ là của các cổ đông khác góp vốn.
Giai đoạn 2016-2019, kết quả kinh doanh của Việt Á có chiều hướng đi xuống cả về doanh thu và lợi nhuận. Tháng 4-2020, Công ty Việt Á hợp tác với Học viện Quân y sản xuất thành công bộ kit test Covid-19 "made in Vietnam".
Trước đó, Công ty Việt Á cũng trúng nhiều gói thầu tại các BV lớn trên cả nước như: Gói thầu cung ứng hóa chất năm 2016-2017 (thuốc, hóa chất, vật tư y tế) cho BV Quân y 175; gói thầu cung cấp hóa chất dung dịch khử khuẩn, dụng cụ xét nghiệm và sinh phẩm xét nghiệm năm 2018-2019 cho BV Da liễu trung ương. Tại BV Đại học Y Hà Nội, công ty này trúng gói thầu cung cấp hóa chất sinh phẩm xét nghiệm chuyên khoa và dung dịch khử khuẩn. Gần đây, công ty này trúng gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ xét nghiệm tại BV Bạch Mai.
Tại buổi công bố bộ kit xét nghiệm Covid-19, ông Phan Quốc Việt từng dẫn chứng rằng 1 kit xét nghiệm của nước ngoài thường có giá thành gấp 10 lần, rẻ cũng phải gấp 3-4 lần bộ kit của Việt Nam mặc dù chất lượng tương đương. "Hàng sản xuất trong nước hoàn toàn có lợi thế so với hàng nhập khẩu, ít nhất về chi phí vận chuyển. Anh sản xuất trong nước trước hết phải phục vụ người dân trong nước, tại sao lại tăng giá tới mức cắt cổ? Chất xám cần để phục vụ cộng đồng" - tổng giám đốc Công ty Việt Á từng nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có văn bản mới nhất gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường các biện pháp phòng chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Bộ trưởng đề nghị căn cứ kế hoạch thanh tra năm 2022 của tỉnh, thành phố, xem xét bổ sung vào kế hoạch thanh tra năm 2022 của địa phương có nội dung thanh tra về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật sư phân tích vụ Giám đốc CDC Hải Dương nhận tiền, thông đồng để "thổi" giá kit xét nghiệm Covid-19 Giám đốc CDC Hải Dương vừa bị khởi tố vì nhận tiền, thông đồng để "thổi" giá kit xét nghiệm Covid-19. Theo chuyên gia pháp lý, đối tượng lợi dụng dịch bệnh để phạm tội cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. "Ăn tiền" lúc dịch bệnh là tình tiết tăng nặng Như Dân Việt đã đưa tin, Cơ quan...