Bộ Công an phối hợp Bộ GD&ĐT giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp của ngành giáo dục
Bộ Công an thực hiện phối hợp với Bộ GD&ĐT giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp trong ngành Giáo dục, bảo đảm quyền lợi cho người dạy, người học.
Bộ GD&ĐT và Bộ Công an vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.
Không để xảy ra các vụ việc bạo lực học đường
Sau 03 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 06, hệ thống tổ chức và chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học đã được kiện toàn, đi vào nền nếp, hoạt động tương đối hiệu quả từ cấp Bộ đến các nhà trường.
Đến nay, 100% sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố, trên 90% các cơ sở giáo dục đại học trong toàn quốc đã ký chương trình phối hợp với ngành Công an cùng cấp triển khai Thông tư liên tịch 06.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị
Vai trò của Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường được đề cao và là lực lượng chủ lực trong việc tổ chức những hoạt động, sân chơi lành mạnh cho đoàn viên, học sinh sinh viên. Kết quả quan trọng là đã giữ vững được sự ổn định về chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự trong các trường học, từng bước đã kiềm chế, đẩy lùi ma tuý, tệ nạn xã hội và tội phạm, bạo lực học đường ra ngoài khuôn viên nhà trường.
Bên cạnh những kết quả nổi bật, công tác phối hợp giữa hai Ngành vẫn còn một số tồn tại: Công tác quán triệt, triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06 ở một số địa phương chưa đầy đủ; công tác trao đổi thông tin, phối hợp nhận định, đánh giá, dự báo tình hình có lúc, có nơi chưa kịp thời; thông tin chủ yếu do lực lượng Công an phát hiện và tham mưu kiến nghị, xử lý; nhiều đơn vị thuộc ngành Giáo dục chưa chủ động trao đổi, chỉ đến khi vụ việc nảy sinh phức tạp mới đề nghị phối hợp giải quyết nên gây khó khăn cho công tác xử lý.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tặng Bằng khen cho các đơn vị xuất sắc thực hiện Thông tư 06 của ngành Giáo dục
Công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài; quản lý sinh viên nước ngoài, giáo viên, tình nguyện viên nước ngoài tại Việt Nam còn khó khăn, hạn chế. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong các kỳ thi và các hoạt động lớn của ngành Giáo dục có nơi, có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu, để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.
Video đang HOT
Thời gian tới, Bộ Công an và Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp hướng dẫn các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động giáo dục, đào tạo; xây dựng, hoàn thiện quy trình tổ chức kỳ thi các cấp, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi THPT quốc gia, bảo đảm chặt chẽ, an toàn, hiệu quả.
Giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp trong ngành Giáo dục, bảo đảm quyền lợi cho người dạy, người học. Đặc biệt không để xảy ra các vụ việc bạo lực học đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự trường học, an toàn của cán bộ, nhà giáo và người học. Phát hiện, nhân rộng mô hình phối hợp hiệu quả giữa hai ngành trong tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch 06; kịp thời đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác phối hợp.
Đảm bảo an toàn cho đội ngũ giáo viên và học sinh sinh viên
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong những năm qua, các đơn vị của hai Bộ đã triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung phối hợp, bảo đảm đúng nguyên tắc, trách nhiệm theo quy định. Chất lượng công tác phối hợp được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị
Theo đó, Bộ Công an và Bộ GD&ĐT đã chủ động phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục, an ninh an toàn trong các kỳ thi quốc gia, kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi Olympic quốc tế tổ chức tại Việt Nam và các sự kiện chính trị liên quan đến ngành Giáo dục.
Đặc biệt, năm 2018, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và công an một số địa phương đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT điều tra vụ việc tiêu cực thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Tích cực phối hợp quản lý về an ninh trật tự trong hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, quản lý người nước ngoài giảng dạy, học tập tại Việt Nam và cán bộ học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập, công tác tại nước ngoài.
Để công tác phối hợp thời gian tới đạt hiệu quả cao, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị cấp ủy các cấp của hai ngành tiếp tục chỉ đạo, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, nhà giáo về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phối hợp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên.
Phối hợp giải quyết các vụ việc phức tạp đảm bảo an toàn cho đội ngũ giáo viên và học sinh, sinh viên. Các đơn vị chức năng của hai Bộ cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp từng năm trên từng lĩnh vực công tác, đặc biệt là công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ và bí mật nhà nước, an ninh mạng tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Giáo dục.
Về phía ngành Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo tiếp tục đổi mới nội dung chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh trong các cơ sở giáo dục đại học theo hướng giảm bớt hàn lâm, bám sát thực tiễn hơn nữa.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng Bằng khen cho các đơn vị của Bộ Công an
Đồng thời, có trách nhiệm phát triển nguồn nhân lực ngành công an thông qua việc tham gia vào quá trình sắp xếp hệ thống các trường đào tạo ngành công an sao cho phù hợp; xem xét những nội dung đặc thù của ngành công an để phối hợp triển khai công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học; hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo ngành công an.
Bộ trưởng đề nghị, Bộ Công an tiếp tục phối hợp với Bộ GD&ĐT để phát hiện, giải quyết nhanh, xử lý nghiêm những vấn đề nóng trong trường học; đảm bảo an toàn, an ninh trường học, khu nội trú và những nơi có thể phát sinh các tệ nạn xã hội, phạm pháp liên quan đến học sinh, sinh viên.
Minh Thu
Theo Dân trí
Công bố danh tính thí sinh gian lận điểm thi: Thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra
Tại buổi họp báo sáng nay 26/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc công bố danh tính thí sinh gian lận điểm thi sẽ phải tuân thủ một số quy định của luật pháp và thực tiễn điều tra của cơ quan chức năng.
Tại buổi họp báo định kì sáng 26/3, Bộ GD&ĐT đã công bố một số vấn đề quan trọng như: Hoàn thiện Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi); Chương trình giáo dục phổ thông mới; Chuẩn bị kì thi THPT quốc gia 2019; Tình trạng lạm thu trong nhà trường; Xử lý gian lận thi cử THPT quốc gia 2018...
Về việc xử lý gian lận thi cử, nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Theo ông Mai Văn Trinh, quan điểm của Bộ là sẽ xử lý nghiêm, xử lý đến cùng các đối tượng sai phạm trong khuôn khổ của quy chế thi và quy chế tuyển sinh. Đặc biệt, có thể thấy quyết tâm rất lớn của Bộ Công an, đã đầu tư về máy móc về con người.
Cục trưởng Mai Văn Trinh thanh tra khu vực chấm thi trắc nghiệm của Hòa Bình
Theo quy chế, kết quả chấm thẩm định là kết quả của kì thi và được sử dụng để xét tuyển tốt nghiệp. Hiện, Sở GD&ĐT Hòa Bình, Sơn La đã có sự phối hợp rất tốt.
Theo công văn chỉ đạo, ngày 25/3, tỉnh Hòa Bình báo cáo kết quả cập nhật điểm thi nhưng đến thời điểm này Bộ vẫn chưa nhận được. Mặc dù vậy, Cục trưởng Trinh đánh giá đơn vị này khá nghiêm túc trong triển khai.
Một câu hỏi quan trọng được đặt ra, có nên công khai danh tính các thí sinh và phụ huynh liên quan đến gian lận thi cử?
Ông Trinh cho hay, việc công khai danh tính các thí sinh phải tuân thủ hiến pháp 2013 và luật dân sự 2016, căn cứ vào thực tiễn của cơ quan chức năng trong quá trình xử lý. Do đó, công bố đến đâu thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra.
Trước đó, dựa trên kết quả điều tra của cơ quan an ninh, Bộ GD&ĐT cho biết, có 64 thí sinh, trong đó 63 thí sinh năm 2018 và một thí sinh của năm 2017 của Hòa Bình bị thay đổi điểm, tức điểm chấm thẩm định giảm thấp hơn điểm đã công bố.
Việc chấm thi ở Hòa Bình theo đầy đủ các bước nhưng vẫn xảy ra sai phạm
Có 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm đã được thay đổi điểm. Trong đó, môn có điểm giảm nhiều nhất là 9,25 điểm. Trong đó, có thí sinh được tăng điểm 3 môn cao nhất là 26,45 điểm.
Đại diện Bộ GD&ĐT đánh giá, đây là sự can thiệp rất nghiêm trọng làm sai lệch kết quả thi. Người chịu thiệt thòi là thí sinh và mang lại hiệu ứng không tốt đối với xã hội.
Về việc các thí sinh có điểm cao hiện nay đang học tại các trường ĐH, CĐ sẽ bị xử lý ra sao, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho hay, công việc tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường.
Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn tiếp theo, theo và có sự bàn bạc thống nhất nhưng trên tinh thần sẽ bám theo hai quy chế: Quy chế thi và quy chế tuyển sinh.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Hòa Bình chưa cập nhật điểm thi của các thí sinh gian lận vì đang chờ hướng dẫn Ngày 14-3, Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cho biết, Sở vừa nhận được công văn của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, đến thời điểm này Sở vẫn chưa thể cập nhật điểm lên phần mềm quản lý thi và tiến hành bước rà soát công nhận tốt nghiệp cho các thí sinh bị phát hiện gian lận. Ảnh minh họa Lý do...