Bộ Công an nêu các trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1-7
Theo quy định tại Luật Căn cước, một số trường hợp sẽ phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước từ ngày 1-7.
Theo Bộ Công an, từ ngày 1-7-2024, không bắt buộc công dân phải đổi từ thẻ căn cước công dân (CCCD) còn hạn sử dụng sang thẻ căn cước. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số trường hợp phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.
Một số trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1-7. Ảnh: HUỲNH THƠ
Trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước từ 1-7
Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành (tức trước ngày 1-7) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp theo quy định. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31-12-2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31-12-2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.
Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15-1-2024 đến trước ngày 30-6-2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-6-2024.
Như vậy, từ ngày 1-7, nếu thẻ CCCD hết hạn thì công dân bắt buộc phải sang thẻ căn cước.
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
Điều 24 Luật Căn cước quy định các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
- Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước.
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính.
- Xác lập lại số định danh cá nhân.
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
Cùng với đó, các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp theo quy định; được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Luật Căn cước hiệu lực từ 1.7, dự kiến cấp 15 triệu thẻ trong năm đầu
Đại diện Bộ Công an cho hay, trong năm đầu tiên kể từ khi luật Căn cước có hiệu lực, ngành công an dự kiến sẽ cấp 15 triệu thẻ căn cước cho người dân.
Luật Căn cước chính thức có hiệu lực kể từ 1.7 tới. Kể từ thời điểm này, Bộ Công an sẽ triển khai cấp thẻ căn cước cho người dân trên toàn quốc, thay thế thẻ căn cước công dân (CCCD) như quy định hiện hành.
Từ 1.7, thẻ CCCD có tên gọi mới là thẻ căn cước. Ảnh TUYẾN PHAN
Dự kiến năm đầu sẽ cấp 15 triệu thẻ căn cước
Luật Căn cước quy định rõ, thẻ CCCD đã được cấp trước thời điểm luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên thẻ. Do đó, kể từ 1.7, không phải tất cả mọi người đều cần đổi sang thẻ căn cước.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an), cho biết có 2 trường hợp bắt buộc phải làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước kể từ 1.7.
Thứ nhất là công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước hoặc thẻ CCCD. Thứ hai là công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng.
Ngoài các trường hợp bắt buộc trên, công dân dưới 14 tuổi hoặc công dân có thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng nếu muốn sẽ được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Luật Căn cước hiệu lực từ 1.7, dự kiến cấp 15 triệu thẻ trong năm đầu
Lãnh đạo C06 cũng cho hay, theo dự tính, sau khi luật Căn cước có hiệu lực, trung bình hàng năm Bộ Công an sẽ cấp thẻ căn cước cho khoảng 10 triệu trường hợp, trong đó bao gồm 3 triệu thẻ cấp mới cho công dân đến độ tuổi và các trường hợp trẻ em có nhu cầu, 4 triệu thẻ cho các trường hợp đổi thẻ và 3 triệu thẻ cho các trường hợp cấp lại.
Riêng trong năm đầu tiên (từ 1.7.2024 - 1.7.2025), số lượng thẻ căn cước dự kiến sẽ cấp nhiều hơn, do đây là thời điểm bắt đầu thực hiện quy định mới, nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, thẻ căn cước có nhiều ưu điểm và hình thức đẹp, hiện đại hơn...
Cụ thể, Bộ Công an sẽ cấp khoảng 15 triệu thẻ căn cước, bao gồm 5 triệu thẻ cấp mới cho người đủ 14 tuổi và người dưới 14 tuổi có nhu cầu, 3 triệu thẻ đối với người phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước do hết hạn sử dụng, 7 triệu thẻ đối với người có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.
Trong năm đầu tiên luật Căn cước có hiệu lực, Bộ Công an dự kiến cấp khoảng 15 triệu thẻ căn cước cho người dân (ảnh minh họa). Ảnh TUYẾN PHAN
Trẻ em dưới 14 tuổi cấp căn cước thế nào?
Bên cạnh việc đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước, luật Căn cước còn quy định một nội dung mới nữa, đó là mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước.
Theo quy định hiện hành tại luật CCCD, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên mới được cấp thẻ CCCD lần đầu. Còn theo luật Căn cước, kể từ 1.7 tới đây, công dân dưới 14 tuổi, kể cả trẻ sơ sinh, cũng được cấp thẻ căn cước. Tuy nhiên, việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi là theo nhu cầu chứ không bắt buộc.
Quy định cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được kỳ vọng sẽ giúp tích hợp nhiều loại giấy tờ vào thẻ, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước trong việc cấp các loại giấy tờ này. Mặt khác, thẻ căn cước nhỏ gọn, dễ bảo quản, tính bảo mật cao sẽ bảo đảm an toàn, đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích.
Bộ Công an đang đề xuất 2 mẫu thẻ căn cước dành cho người từ đủ 6 tuổi trở lên và người từ 0 - 6 tuổi. Trong đó, thẻ căn cước của người từ 0 - 6 tuổi sẽ không có ảnh chân dung.
Về quy trình cấp thẻ căn cước, đối với người từ 6 - 14 tuổi, trẻ sẽ cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt). Tiếp đó, người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho trẻ.
Với trẻ dưới 6 tuổi, người đại diện hợp pháp có thể thực hiện thủ tục thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp trẻ chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.
Đặc biệt, cơ quan quản lý căn cước sẽ không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt) của trẻ dưới 6 tuổi.
Có phải làm lại căn cước công dân sang thẻ căn cước mới? Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào tháng 7 năm 2024. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết rằng căn cước công dân còn hiệu lực có phải đi làm lại hay không. Sáng 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên...