Bộ Công an chờ thuốc độc để thi hành án tử hình
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết đang chờ Bộ Y tế nhập 3 loại tân dược để triển khai tiêm thuốc độc thay vì xử bắn tử tù; nếu gặp khó khăn, đề nghị nghiên cứu sản xuất thuốc ở trong nước.
Chiều 14/6, trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết Luật thi hành án hình sự cho phép thay đổi từ xử bắn tử tù sang tiêm thuốc độc.
Thời điểm luật có hiệu lực (1/7/2011), do chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, Bộ Công an đã xin lùi thời hạn áp dụng.
“Đến nay, các điều kiện đã sẵn sàng chỉ còn chờ Bộ Y tế nhập thuốc về. Nếu gặp khó khăn, Việt Nam sẽ nghiên cứu sản xuất thuốc trong nước để phục vụ kịp thời việc thi hành án tử hình”, người đứng đầu ngành công an cho hay.
Trương Minh Hải (24 tuổi, quê Long An) bị kết án tử hình về tội Giết người. Ảnh: Hải Duyên.
Theo thượng tướng Quang, do lượng phạm nhân bị kết án tử hình nhiều, Bộ Công an đã có kế hoạch xây dựng trung tâm tiêm thuốc độc ở 5 khu vực. Tuy nhiên vì kinh phí có hạn, việc này chưa thể làm ngay cùng một lúc.
Thời gian qua, Bộ Công an đã tập huấn việc thi hành án bằng tiêm thuốc độc cho các cán bộ thi hành án trong lực lượng công an và quân đội. “Cả nước có gần 500 người làm nhiệm vụ này”, Bộ trưởng nói.
Video đang HOT
Bộ trưởng Công an nêu ý tưởng muốn hình thành trại giam riêng đối với tử tội. “Nếu để rải rác ở các trại tạm giam hay các địa phương sẽ khó khăn cho công tác quản lý vì người bị kết án tử hình thường quậy phá”, ông nói.
Trao đổi với VnExpress, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an) từng cho hay, việc tiêm thuốc độc sẽ giúp người bị thi hành án tử hình ít đau đớn, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn. Việc này cũng khắc phục những khó khăn, bất cập trong thi hành án tử hình bằng xử bắn thời gian qua như về pháp trường tổ chức thi hành án; về áp lực tâm lý với cán bộ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bị thi hành án…
Theo Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an), mỗi năm phạm nhân bị thi hành án tử hình tăng 80-100 người. Các tử tù chủ yếu phạm tội giết người, cướp tài sản và buôn bán ma túy.
Theo Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 1/11/2011, thuốc tiêm được sử dụng gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. 3 loại tân dược này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng…
Theo VNExpress
'Bí mật' của Nguyễn Đức Nghĩa trong buồng biệt giam
Nghĩa hoạt ngôn, dễ lấy được nước mắt của người đối diện, nhưng trong buồng biệt giam lại luôn coi thường và phân biệt đẳng cấp với bạn tù.
Với những phạm nhân mang trọng tội, họ phải sống trong điều kiện đặc biệt "cùm chân, chỉ được đổi chân một lần vào mỗi thứ sáu, chỉ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời qua một cái lỗ thông hơi nhỏ xíu bằng bàn tay..." nên tử tù cũng dễ bộc lộ bản chất một cách rõ ràng nhất trong sinh hoạt thường ngày.
Theo cán bộ trại tạm giam số 1, Công an Hà Nội, lẽ thường tử tù rất thương nhau, vì họ không biết sẽ "ra đi" lúc nào nên thường nhường nhau cơm áo, chia sẻ với nhau... Nhưng riêng tử tù Nguyễn Đức Nghĩa - kẻ từng chặt xác bạn gái cũ lại không như vậy. Người quản lý trực tiếp của tử tù này cho biết, Nghĩa rất hoạt ngôn, rất biết cách thể hiện bản thân nên luôn lấy được nước mắt của người đối diện. Nhưng trong buồng biệt giam, bản chất của anh ta được bộc lộ một cách rõ ràng nhất.
Nguyễn Đức Nghĩa trong phiên xử phúc thẩm tại TAND Tối cao. Ảnh: Hà Anh
Theo thiếu tá Ngô Xuân Trung (cán bộ quản giáo Trại tạm giam số 1), so với các tử tù khác, Nghĩa là người có diễn biến tâm lý phức tạp nhất, thường xuyên mâu thuẫn với bạn tù. "Nghĩa sống khá ti tiện, chấp nhặt ngay cả những chi tiết nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Khi lãnh đạo trại giam vào chia sẻ, hỏi han anh ta hứa hẹn rất văn hoa nhưng khi vào buồng giam, Nghĩa lại trở về đúng bản chất", quản giáo Trung cho biết.
Ông cho biết, khi sống với bạn tù, Nghĩa không cần phải cố gắng để biểu diễn sự hay ho ra bên ngoài. Năm 2011 Nghĩa được sắp xếp ở cùng buồng giam với tử tù Nguyễn Anh Tuấn (quê ở Mê Linh). Tuấn và Nghĩa bằng tuổi nhau, cùng phạm tội "giết bạn gái" để cướp của, chỉ khác nhau ở chỗ, Nghĩa giết người bạn gái cũ, còn Tuấn giết bạn gái vừa mới quen.
Những vết đạn loang lổ ở hàng rào chắn bằng bê tông ở trường bắn Cầu Ngà giờ chỉ còn lại như những kỷ niệm buồn. Ảnh: Anh Thư
Suốt quá trình bị giam giữ cùng nhau, hai tử tù này thường xuyên phát sinh mâu thuẫn. "Tất cả tử tù mang trọng tội đều bị cùm một chân trên chiếc giường đặc biệt, mỗi tuần chỉ được đổi chân một lần vào thứ 6. Do không thể chạm vào nhau nên Tuấn và Nghĩa đã dùng cả xô nhựa, chậu nhựa để ném nhau. Không kẻ nào chịu nhịn, cho đến khi được hỏi lý do mâu thuẫn thì chỉ vì... miếng ăn", quản giáo Trung kể.
Theo quản giáo Trung, so với các tử tù khác, Nghĩa có điều kiện được thăm nuôi tốt hơn nên thường xuyên tỏ thái độ trịnh thượng, phân biệt đẳng cấp, coi thường bạn tù. Thế rồi, sau một lần choảng nhau tới bến, các cán bộ trại giam đành phải đổi buồng giam cho Tuấn vì theo tử tù này "không chịu nổi thái độ trịnh thượng của Nghĩa, vì bị Nghĩa chê là vô học".
Hiện, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa được sắp xếp ở cùng buồng với tử tù tên Vũ Trọng Tâm (quê Yên Bái). Tâm bị xử tử hình vì tội đã giết chết ông chủ nhà trọ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Nấm mộ của các tử tù tại trường bắn Cầu Ngà. Ảnh: Anh Thư
Cũng theo vị cán bộ từng nhiều năm làm quản giáo, sống ở buồng biệt giam, có tử tù xem đó là nơi đáng sợ hơn cả cái chết. Bởi tất cả trong số họ đều không thể biết mình "ra đi" lúc nào. Cứ đêm xuống là tử tù lại thức trắng, sợ nghe âm thanh lạch cạch của then sắt. Họ biết, lúc đó họ phải đi thi hành án.
Năm 2011, có 7 tử tù ra đi như thế, trong đó tử tù Nguyễn Tuấn Thắng (kẻ giết chết 3 người trong một gia đình để cướp chim cảnh tại quận Ba Đình, Hà Nội). Thắng đi trả án ngay sau đêm anh ta được gặp người nhà. Cũng có nhiều tử tù không đợi nổi đến ngày trả giá đã chết ngay trong buồng biệt giam.
Trở lại trường bắn Cầu Ngà những ngày này, không khí đã khác xưa rất nhiều. Khu đất rộng mênh mông, giờ đang được trồng hoa, cây cảnh và ngôi nhà dùng để tiêm thuốc độc đã xây xong. Công trình nhà thi hành án bằng tiêm thuốc độc đang được gấp rút hoàn thiện.
Năm 2012, chưa ai biết tử tù nào sẽ "xông đất nhà thi hành án" mới, và bị tiêm thuốc độc sau khi khu nhà này được hoàn thành. Nhưng những vết đạn loang lổ trên bức tường rào bằng bê tông ở trường bắn Cầu Ngà vẫn còn đó như những kỷ niệm rất buồn.
Theo VNExpress
Thiếu giáo dục nhân cách, con người thành ác quỷ Nợ nần tiền bạc, mâu thuẫn tình ái, thậm chí chỉ những mâu thuẫn, xích mích rất nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày như va chạm giao thông, xích mích khi uống rượu bia... đều có thể là lý do dẫn tới những vụ giết người. Trong số ấy, có những vụ giết người cực kỳ dã man. Tuy nhiên, đi đến...