Bộ Công an cảnh báo rủi ro khi đầu tư vào Công ty Tài chính ERG
Mô hình hoạt động của Công ty Tài chính công nghệ ERG là mô hình Ponzi (vay của người sau trả cho người trước) và sẽ sụp đổ khi số tiền của nhà đầu tư mới không đủ trả lãi cho nhà đầu tư trước.
Ảnh minh họa.
Theo cảnh báo của Bộ Công an, Công ty Tài chính công nghệ ERG không được cơ quan nào của Anh cấp phép; các trang web hoạt động kinh doanh của Tập đoàn ERG không đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Eagle Rock Global (ERG) được giới thiệu là Công ty Tài chính công nghệ thuộc Tập đoàn “tự xưng” ERG Group INC, là kênh đầu tư tài chính đến từ châu Âu; tập trung mạnh mẽ vào 05 lĩnh vực của ngành công nghiệp 4.0 là Trading (thương mại), Mining (khai thác tiền ảo), Game (trò chơi trực tuyến), Paid to Click (trả tiền cho lượt nhấp chuột), Ecommerce (thương mại điện tử).
Công ty Tài chính công nghệ ERG thuộc Tập đoàn “tự xưng” ERG Group INC có địa chỉ tại quần đảo Virgin thuộc Anh; mục đích kinh doanh là thu hút và quản lý quỹ đầu tư, lợi nhuận bằng cách sử dụng sự biến động của tiền điện tử và tăng số lượng người dùng; được quảng cáo sẽ mang về lãi suất, lợi nhuận rất lớn là 180 %/năm.
Qua công tác kiểm tra, Bộ Công an được biết, công ty này không được cơ quan nào của Anh cấp phép; các trang web hoạt động kinh doanh của Tập đoàn ERG không đăng ký hoạt động tại Việt Nam; ứng dụng ERG do một công ty nước ngoài cung cấp…
Video đang HOT
Các mức lãi suất cao ngất ngưởng mà Công ty Tài chính công nghệ ERG đưa ra để lôi kéo nhà đầu tư
Hình thức hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính công nghệ ERG là: Nhà đầu tư khi muốn tham gia vào gói huy động tài chính của ERG thì phải cài đặt ứng dụng (thường gọi là app) do ERG cung cấp và thực hiện theo hướng dẫn đầu tư. Nhà đầu tư sẽ tham gia vào một trong 13 gói đầu tư khác nhau, từ 100 USD/gói đến 01 triệu USD/gói; lợi nhuận không phụ thuộc vào gói đầu tư mà phụ thuộc vào thời gian đầu tư (hình thức giống lãi suất gửi ngân hàng, gồm 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng), với lãi suất lần lượt từ 6%/tháng đến 15%/tháng, tương đương 180%/năm.
Để đầu tư các gói này, nhà đầu tư có hai hình thức chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Tài chính công nghệ ERG. Thứ nhất là chuyển tiền Việt Nam đồng vào tài khoản của người bán (là các thành viên của ERG) để mua “USD ảo” được hiển thị trên tài khoản ERG khởi tạo của mình; Thứ hai là chuyển các loại tiền điện tử (như Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash, Litecoin) tích hợp được vào ví ERG để đầu tư.
Ngoài ra, mỗi một gói đầu tư đều có gói hoa hồng giới thiệu (giống mô hình đa cấp). Ví dụ, nếu nhà đầu tư trước mời được khách hàng khác đầu tư gói 50.000 USD vào hệ thống, thì người giới thiệu sẽ được nhận 6% hoa hồng cho F1, 5% cho F2 và 3% cho F3…
Do đó, Bộ Công an cảnh báo, hình thức hoạt động của Công ty Tài chính công nghệ ERG thực chất là mô hình Ponzi (vay của người sau trả cho người trước) và mô hình này sẽ sụp đổ khi số tiền của nhà đầu tư mới không đủ trả lãi cho các nhà đầu tư trước.
Bộ Công an cũng khuyến cáo, hiện tại, Việt Nam chưa công nhận bất cứ loại hình tiền điện tử và tiền mã hóa nào. Nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi tham gia đầu tư vào gói huy động của ERG, vì nhà đầu tư không biết, không xác thực được tên công ty, trụ sở công ty này ở đâu; những nhà đầu tư thiếu hiểu biết về công nghệ sẽ đầu tư qua môi giới, sau khi gửi tiền thì không được nhận bất cứ giấy tờ hay biên lai gì.
Sau một thời gian tham gia, nhà đầu tư chỉ được ERG trả lãi bằng tiền “USD ảo” có trong ứng dụng ERG được cài đặt trong điện thoại; nếu muốn rút tiền chỉ có cách bán “USD ảo” này cho nhà đầu tư khác trong hệ thống ERG, không bán được ra ngoài hệ thống. Trong trường hợp không có người mua hoặc ứng dụng ERG bị sập, nhà đầu tư sẽ mất tiền, tương tự như một số sàn tiền ảo bị sập hồi đầu năm 2018 khiến cho nhiều người tại Việt Nam bị mất trắng các khoản tiền đã đầu tư…
“Hiện tại, các đồng tiền mã hóa không bị chi phối và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước nào trên thế giới; Việt Nam chưa công nhận bất cứ loại tiền điện tử nào; Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng hành lang pháp lý quản lý đối với tiền điện tử, tiền ảo và tài sản ảo; các giao dịch nộp tiền để tham gia bằng tiền mã hóa này có tính ẩn danh cao nên rất khó có thể xác thực danh tính của người sở hữu tiền mã hóa…. Vì thế, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các loại hình hoạt động tương tự; cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tự mình quyết định tham gia đầu tư, tránh bị kẻ gian lợi dụng chiếm đoạt tài sản…”, Bộ Công an lưu ý thêm.
HOÀNG HÀ
Theo Bizlive.vn
Lộ diện ổ nhóm đòi nợ thuê từ phi vụ cá độ trên 3 tỷ đồng
Giữ vai trò trung gian trong phi vụ cá độ bóng đá rồi thắng thua với số tiền trên 3 tỷ đồng, song, anh Đặng đã bị vạ lây.
Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an ngày 5-9 cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng Công an Hà Nội điều tra, xử lý ổ nhóm cưỡng đoạt tài sản, đòi nợ thuê trên địa bàn Hà Nội, do đối tượng Phạm Tuấn Tám (SN 1978), trú tại phường Văn Chương, quận Đống Đa (Hà Nội) cầm đầu.
Phạm Tuấn Tám (ngoài cùng bên trái) và các đối tượng trong vụ án
Theo điều tra, khoảng tháng 3-2018, anh Đặng (SN 1987, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), lấy 1 tài khoản cá độ bóng đá qua mạng của 1 người tên là Hoàng (hiện chưa xác định được nhân thân, lai lịch), rồi chuyển cho Chiến (cũng chưa xác định nhân thân, lai lịch) để chơi cá độ. Sau đó, Chiến thua với tổng số tiền hơn 3,1 tỷ đồng nhưng không thanh toán số tiền này cho Đặng để trả cho Hoàng. Nhiều lần Hoàng đòi nhưng anh Đặng không có tiền để trả.
Khoảng đầu tháng 1-2019, anh Đặng nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng tên là Tám hẹn gặp để nói chuyện về số tiền nợ Hoàng nhưng anh Đặng không đồng ý gặp. Sáng 2-8-2019, khi đang chăm sóc vợ tại bệnh viện, có 2 người đàn ông được bảo vệ bệnh viện đưa vào gặp, yêu cầu anh Đặng đi xuống quán nước dưới cổng để nói chuyện với Tám.
Vừa xuống cổng, Đặng đã bị các đối tượng đánh, đe dọa, bắt ép phải trả tiền cho Hoàng thông qua Tám. Sau đó, Tám yêu cầu Đặng phải viết 1 giấy biên nhận tiền mua xe ô tô Mercedes S450, nội dung Đặng nhận của Tám số tiền hơn 3,1 tỷ đồng và 1 giấy xác nhận Đặng nợ Tám số tiền trên. Trong giấy xác nhận nợ ghi rõ, ngày 2-8, Đặng phải trả số tiền 200 triệu đồng. Đến ngày 2-9, phải trả tiếp 500 triệu đồng rồi sẽ thỏa thuận tiếp.
Do sợ bị đánh nên Đặng đã xin Tám trả trước 100 triệu đồng. Sau đó, Đặng đã chuyển trước 80 triệu đồng qua tài khoản cho 1 người trong nhóm Tám, còn 1 đàn em của Tám đến nhà bạn của Đặng ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) để lấy 20 triệu đồng còn lại. Số tiền có được, Tám chuyển trả cho Hoàng 60 triệu đồng, còn lại chia cho các đồng phạm.
Chiều 4-8, anh Đặng lại phải "tiếp" 1 đàn em của Tám đến đòi tiếp 100 triệu đồng. Không có tiền, Đặng buộc phải gọi điện cho Tám để xin khất 2 hôm sau sẽ trả. Tuy nhiên ngay hôm sau, đàn em của Tám đã xuất hiện, đe dọa, yêu cầu Đặng đưa tiền. Do lo sợ nên Đặng đã phải sang ở nhờ nhà người thân, song vẫn liên tục nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn đe dọa từ Tám và đồng bọn.
Chiều 18-8, vì bị đe dọa nhiều lần, sợ ảnh hưởng đến người thân, Đặng đã đi cùng bạn là chị Phạm đến quán cà phê trên phố Vạn Phúc, quận Ba Đình để gặp Tám trả tiền và xin khất nợ.
Tại đây, Đặng xin trả trước 50 mươi triệu đồng nhưng Tám không đồng ý và gọi điện thoại bảo đồng bọn kéo đến. Sợ quá, Đặng đã phải đưa 150 triệu đồng đưa cho Tám. Tuy nhiên, toàn bộ hành vi phạm tội của Phạm Tuấn Tám cùng đồng bọn đã bị lực lượng Công an nắm bắt từ trước đó. Đúng thời điểm đối tượng Tám nhận tiền, tổ công tác của Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với các lực lượng Công an Hà Nội đã ập bắt quả tang.
Qua đấu tranh với Tám, cơ quan Công an làm rõ và triệu tập 3 đồng phạm của Tám là Nguyễn Trường Sơn, Từ Mạnh Hiệp và Hoàng Ngọc Hảo (ở cùng với Tám tại phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) về trụ sở để làm việc. Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Tám, cơ quan Công an thu giữ các tài liệu liên quan đến vụ việc.
Căn cứ tài liệu thu thập, CQĐT đã thực hiện biện pháp tố tụng đối với Phạm Tuấn Tám, Nguyễn Trường Sơn, Từ Mạnh Hiệp, Hoàng Ngọc Hảo về hành vi cưỡng đoạt tài sản; tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Theo anninhthudo
Ông Nguyễn Bắc Son đã giới thiệu để Mobifone mua AVG Theo kết luận của Cơ quan điều tra Bộ Công an, ông Nguyễn Bắc Son là người đã giới thiệu và thúc đẩy quá trình Mobifone mua AVG. Qua quan hệ với Phạm Nhật Vũ, ông Son giới thiệu cho Mobifone mua AVG Trong kết luận của Cơ quan điều tra Bộ Công an, vai trò của ông Nguyễn Bắc Son được xem...