Bộ cấm nhà trường ép mua sách tham khảo, vì sao chừa lại sách bổ trợ?

Theo dõi VGT trên

Thực ra hai loại sách này hoàn toàn khác nhau nhưng không phải ai cũng rạch ròi về tên gọi nên có nhiều người vẫn lẫn lộn giữa hai loại sách này là một.

Song hành cùng với sách giáo khoa là sách bổ trợ và sách tham khảo được nhiều trường học chào bán công khai cho phụ huynh học sinh, nhất là đối với học sinh ở cấp tiểu học.

Trước tình trạng này, Bộ ra văn bản cấm nhà trường ép phụ huynh mua sách tham khảo, lãnh đạo ngành nói các trường không được ép phụ huynh mua sách tham khảo…

Vậy, sách bổ trợ thì sao, lẽ nào sách bổ trợ được quyền bán cho phụ huynh?

Khái niệm sách bổ trợ, sách tham khảo vẫn đang là kẽ hở trong quản lý và với cách hướng dẫn hiện nay thì sách bổ trợ vẫn được phép bán bởi nó không nằm trong danh mục…cấm bán trong nhà trường!

Bộ cấm nhà trường ép mua sách tham khảo, vì sao chừa lại sách bổ trợ? - Hình 1

Sách bài tập (bổ trợ) thường là của các tác giả sách giáo khoa viết, biên soạn – (Ảnh: Nhật Duy)

Thực ra hai loại sách này hoàn toàn khác nhau nhưng không phải ai cũng rạch ròi về tên gọi nên có nhiều người vẫn lẫn lộn giữa hai loại sách này là một. Và thực tế, mấy năm nay thì đầu năm học nào cũng có những ý kiến về vấn đề này nhưng hình như nó vẫn chưa có hồi kết thúc.

Vấn đề này, không chỉ gây tranh cãi mạnh mẽ sau khi Bộ áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới vào lớp 1 ở năm học này mà nếu không cụ thể hóa sách nào cấm, sách nào không cấm thì các năm sau vẫn cứ xảy ra tình trạng tương tự.

Vậy sách bổ trợ và sách tham khảo khác nhau như thế nào?

Thực ra, để có một khái niệm rõ ràng cho 2 loại sách này hiện nay chưa thấy văn bản nào hướng dẫn cụ thể.

Nhưng từ thực tế giảng dạy, chúng tôi rút ra rằng sách bổ trợ là những loại sách bài tập, nội dung sách bài tập này bám sát với nội dung sách giáo khoa.

Đa phần sách bài tập này đều do các tác giả viết sách giáo khoa đảm nhận luôn khâu viết hoặc biên soạn. Bên cạnh sách bài tập thì có một số cuốn vở luyện chữ, vở chính tả đi kèm.

Và, suốt mấy chục năm qua thì sách bổ trợ này đều do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, in ấn, phát hành và thông thường thì sách bổ trợ rẻ hơn sách tham khảo rất nhiều.

Sách tham khảo cũng bám vào nội dung sách giáo khoa nhưng có nhiều dạng bài tập, chủ đề bài tập, bài thi hơn và cách viết không quá lệ thuộc vào thứ tự bài tập, câu hỏi theo sách giáo khoa.

Đặc biệt, là nội dung sách tham khảo thường có nhiều dạng đề nâng cao, mở rộng nên sách này thường bán cho học sinh khá giỏi và những học sinh luyện thi cuối cấp hay các kỳ thi học sinh giỏi.

Một điểm khác biệt cơ bản nhất là các tác giả, các nhà biên soạn sách tham khảo thường không phải là tác giả viết sách giáo khoa. Họ là những chuyên gia, những nhà giáo dạy môn chuyên ngành đó viết hoặc biên soạn nên.

Chính vì thế, sách tham khảo phần lớn là của các Nhà xuất bản khác, không phải Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản nên thông thường có giá cả cao hơn.

Video đang HOT

Có lẽ vì sản phẩm của họ bán cho học trò không nhiều như của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam…

Như vậy, chúng ta thấy rõ là sách bổ trợ thường là của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (sách giáo khoa năm 2000) và chương trình mới thì có thêm sách bổ trợ của bộ sách Cánh Diều do Nhà xuất bản Sư phạm và Nhà xuất bản Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp phát hành.

Sách tham khảo thì phần lớn là do nhiều Nhà xuất bản khác in ấn, phát hành và sách này mới là sách mà Bộ…cấm nhà trường ép phụ huynh mua dưới mọi hình thức.

Các năm tới đây sách bổ trợ vẫn sẽ được bán như thường

Những năm qua, một số sách giáo khoa được thiết kế cho học sinh viết trực tiếp trên sách bị xã hội lên tiếng phản đối mạnh mẽ vì mọi người cho rằng lãng phí.

Vậy nên, để “chiều ý” dư luận thì sách giáo khoa lớp 1 năm nay môn nào cũng được các nhà xuất bản thiết kế thêm…sách bổ trợ (tên gọi thay cho sách bài tập lâu nay).

Có nghĩa là mục đích chính của các nhà xuất bản không thay đổi vì viết trên sách giáo khoa hay sách bổ trợ thì vẫn có sản phẩm dùng hết học kỳ rồi vứt bỏ.

Thậm chí khi biên soạn, phát hành đồng loạt tất cả sách bổ trợ cho các môn thì họ còn bán được nhiều sản phẩm hơn bởi thực tế bây giờ cũng không nhiều phụ huynh cho con mượn lại sách giáo khoa để học.

Trong khi, các văn bản hướng dẫn từ đầu năm học này đến nay của Bộ cũng chỉ cấm sách tham khảo, không hề có văn bản nào đề cập đến cấm bán sách bổ trợ.

Vì thế, không chỉ lớp 1 năm nay mà từ sách lớp 2, lớp 6 của năm tới và các lớp còn lại thì sách bổ trợ vẫn có thể được bán công khai tại các nhà trường vì nó không nằm trong danh mục…cấm.

Việc bán sách bài tập, sách tham khảo trong nhà trường nhiều năm qua chắc Bộ đều biết vì năm nào báo chí cũng nói và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị trực thuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhưng, vì sao năm nào cũng tái diễn, lãnh đạo Bộ cũng đều phát biểu sẽ xử lý nghiêm người đứng đầu các nhà trường rồi năm nào lại cũng giống… năm nào.

Ngay như đầu năm học này, lãnh đạo Bộ phát biểu, văn bản Bộ ban hành đều nói nghiêm cấm nhà trường ép phụ huynh mua sách tham khảo, còn sách bổ trợ thì lại vẫn…chừa ra.

Vì thế, chuyện sách bổ trợ năm nay đến thời điểm này có thể đã có bản xong rồi nhưng sang năm học sau thì có lẽ dư luận lại có dịp nói tiếp vì mọi thứ vẫn không có nhiều thay đổi.

Trường học trở thành "đại lý" sách giáo khoa, đồng phục

Học sinh lớp 1 phải "cõng" 23 đầu sách, nhập nhèm sách giáo khoa và sách tham khảo, vấn nạn lạm thu... là những câu chuyện thu hút sự chú ý và bức xúc của dư luận vào đầu năm học mới.

Một trong những nguyên cớ của trình trạng này, phải kể đến việc các trường học, ngoài vai trò giáo dục học sinh đang trở thành "kênh phân phối" từ sách, vở, quần áo, đồ dùng... của các nhà sản xuất. Đằng sau câu chuyện này là góc khuất của những khoản "hoa hồng" trong trường học.

Trường học trở thành đại lý sách giáo khoa, đồng phục - Hình 1

Tranh của ĐAN

Trường học trở thành "kênh phân phối"

Vào đầu năm học mới, các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ GDĐT đều có những văn bản chỉ đạo siết chặt các khoản thu chi, ngăn chặn lạm thu, "cấm" việc nhập nhèm giữa sách giáo khoa (SGK) và sách bổ trợ, sách tham khảo... Tuy nhiên thực tế, đến hẹn lại lên, năm nào cũng có phụ huynh phản ánh phải bỏ ra số tiền lớn để mua sắm sách vở, đồ dùng, đồng phục cho con.

Tất cả đều đăng ký thông qua nhà trường. Nói không được ép học sinh mua sách tham khảo, nhưng tại nhiều trường học, các loại sách này được trộn chung sách giáo khoa, đóng thành từng bộ, khiến không ít phụ huynh tưởng tất cả đều là sách bắt buộc.

Phản ánh đến Báo Lao Động, phụ huynh có con vào lớp 1 cho biết đang phải đối mặt với các khoản thu, trong đó có tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho con. Dù sách giáo khoa mới được niêm yết với giá từ 179.000-199.000 đồng/bộ, nhưng thực tế phụ huynh phải bỏ ra số tiền gấp 3-4 lần.

Theo phản ánh của phụ huynh tại Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), họ phải bỏ ra số tiền gần 1 triệu đồng để mua sách vở, đồ dùng học tập. Quan trọng, phụ huynh không được nhà trường, hay đơn vị phát hành thông báo, giải thích rõ ràng đâu là sách giáo khoa (bắt buộc phải mua) và đâu là sách bổ trợ, tham khảo (không bắt buộc).

Kết quả, họ phải mua cả "combo" sách và đồ dùng lớp 1 do Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội phát hành, với 19 cuốn, có giá là 305.000 đồng. Ngoài ra, phụ huynh phải mua thêm bộ hình khối môn Toán của Cty Cổ phần thương mại EPE, bộ đồ dùng Toán - tiếng Việt cũng của công ty này với giá vài trăm nghìn đồng nữa. Tất cả sản phẩm này phụ huynh đều đăng ký thông qua giáo viên của nhà trường, trường phân phối đến phụ huynh.

Không chỉ ở Trường Tiểu học Tây Sơn, mà ở nhiều trường học khác trên khắp cả nước, trường học cũng trở thành "kênh phân phối" đủ các loại sản phẩm, từ sách, thiết bị giáo dục của các đơn vị, doanh nghiệp đến học sinh. Từ báo, dịch vụ tham quan, ngoại khóa, sổ điện tử, sữa, bảo hiểm thân thể...

Vì sao ngoài nhiệm vụ chuyên môn, đào tạo, cung cấp kiến thức cho học sinh, các trường học lại đứng ra phân phối, cung cấp đủ các sản phẩm giúp các đơn vị như vậy?

Theo tìm hiểu của Lao Động, tại Hà Nội, ngày 18.5, Sở GDĐT Hà Nội có Công văn số 1515 gửi các Phòng GDĐT, các trường THPT trực thuộc. Trong công văn, Sở GDĐT đưa ra danh mục sách từ lớp 1 đến lớp 12 mà NXB Giáo dục Việt Nam gửi tới các Sở GDĐT. Sau đó, sở yêu cầu các phòng giáo dục và các đơn vị trực thuộc tổ chức đăng ký đặt mua theo nhu cầu trên tinh thần tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh, không được tổ chức để bắt buộc học sinh mua thêm các loại sách, tài liệu tham khảo khác, các loại vở và học liệu khác.

Sau công văn của sở, các phòng giáo dục ở quận, huyện có công văn gửi về từng trường, cũng gửi kèm thêm danh mục sách từ lớp 1 đến lớp 12, thêm cả tên đơn vị phát hành sách là Công ty Sách và thiết bị giáo dục Hà Nội.

Nhiều nơi, đơn cử như ở huyện Thanh Trì, phụ huynh không được lựa chọn sách, mà mặc định phải mua theo bộ sách Phòng GDĐT đã gửi về. Trong đó, mỗi bộ đều trên 20 cuốn. Bộ sách lớp 6 còn lên đến 34 cuốn với giá gần 600.000 đồng, chưa kể nhiều bộ đồ dùng kèm theo phải mua nữa.

Như vậy, trường bắt buộc phải trở thành "kênh phân phối" sản phẩm sau các công văn từ trên chỉ đạo xuống. Nhưng bù lại, việc bán giúp sản phẩm của các đơn vị sản xuất cũng giúp nhà trường nhận lại "chi phí cảm ơn", nói cách khác là một khoản tiền gọi là "hoa hồng".

Ai hưởng "hoa hồng"?

Vấn đề "hoa hồng" trong trường học vốn được xem là chủ đề nhạy cảm. Nhưng theo thực tế tìm hiểu của phóng viên, có khoản tiền này đằng sau việc vận động học sinh mua sách, vở, đồng phục, đồ dùng học tập, kể cả việc đưa tiếng Anh vào dạy tăng cường trong trường học. Hiện nay, các NXB, đơn vị phát hành đều có cơ chế trả phần trăm hoa hồng cho các trường.

Ở mảng sách giáo khoa, theo ông Vũ Xuân Dương - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sách và thiết bị trường học Hà Nội, đơn vị được NXB Giáo dục Việt Nam chiết khấu khoảng 16%. Với tỉ lệ này, ông Dương cho rằng, chỉ đủ để đơn vị duy trì bộ máy, từ đóng gói, giao nhận, vận chuyển, trả lương cho nhân viên... "Làm sách giáo khoa là nhiệm vụ chính trị, phục vụ phụ huynh học sinh, chứ không có lãi"- ông Dương nói.

Tuy nhiên, đại diện Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội cũng thừa nhận, sau khi phối hợp với nhà trường phát hành sách, đơn vị sẽ có một phần kinh phí gửi trường gọi là "chi phí cảm ơn", hoặc hỗ trợ tặng sách cho thư viện trường học.

Ở mảng sách tham khảo, đồ dùng học tập, theo tìm hiểu của phóng viên, tỉ lệ chiết khấu cao hơn, thậm chí lên đến 45%. Với các NXB, đơn vị phát hành, đây chính là nguồn thu chính. Vì được chiết khấu cao, nên nếu đưa được sách tham khảo vào trường học, "chi phí cảm ơn" gửi lại nhà trường cũng cao hơn. Thông tin của Lao Động, có đơn vị chi cho nhà trường lên đến 25% hoa hồng trên tổng số tiền sách tham khảo đã bán được. Vì lý do này, không ít trường rất nhiệt tình "tư vấn" để phụ huynh đăng ký mua sách tham khảo, đồ dùng thông qua nhà trường.

Không ít ý kiến cho rằng, chính những khoản "hoa hồng" này là nguồn cơn khiến tình trạng lạm thu vẫn tái diễn, việc "nhập nhèm" giữa SGK và sách tham khảo vẫn là câu chuyện "đến hẹn lại lên". Nó cũng là nguồn cơn khiến nhà trường trở thành "kênh phân phối" sản phẩm giúp các đơn vị sản xuất.

Nêu quan điểm về vấn đề này, GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cho biết, câu chuyện "hoa hồng" trong trường học ông đã nghe râm ran từ lâu và đây cũng là điều khiến ông lo ngại. "Nhà trường trở thành kênh phân phối sách, là đại lý phát hành sách và được trả thù lao. Tôi lo sợ nhất có chuyện này. Nếu như vậy thì học sinh, phụ huynh sẽ chịu thiệt, sẽ phải còng lưng cõng các loại chi phí. Vì nếu nhà trường lệnh xuống, không phụ huynh nào không dám mua. Nó cũng có thể khiến các đơn vị lợi dụng thị trường sách, thiết bị giáo dục - liên quan đến nhu cầu của mọi nhà - để kiếm tiền, mà trong trường học, không được phép xảy ra điều này"- GS Phạm Tất Dong nói.

Ông kiến nghị, Bộ GDĐT, các địa phương cần cấm tuyệt đối các Sở GDĐT, các phòng, các trường đứng ra giới thiệu, phân phối sách, đồ dùng, các dịch vụ giáo dục... đến phụ huynh học sinh. Nếu còn tiếp tục tái diễn việc này, sẽ khó tránh được nạn lạm thu, làm méo mó môi trường giáo dục.

"Đá bóng" trách nhiệm

Thời gian qua, Lao Động nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh về việc khi đăng ký mua sách ở trường, họ không được giải thích rõ đâu là sách giáo khoa (bắt buộc phải mua), đâu là sách tham khảo (không bắt buộc). Họ phải đăng ký mua theo bộ, từ 20-30 cuốn, chi phí lên đến 300.000-400.000 đồng, gấp 3-4 lần nếu mua đúng số lượng SGK theo danh mục của Bộ GDĐT.

Là đơn vị nắm thị phần lớn trong việc phát hành sách đến hệ thống trường học ở Hà Nội, trao đổi với Lao Động, ông Vũ Xuân Dương - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội - thừa nhận, hằng năm, đơn vị đều có công văn gửi các Phòng GDĐT ở quận, huyện, các trường học về việc phát hành sách và các sản phẩm giáo dục phục vụ năm học mới. Việc này xuất phát từ nhu cầu mua sắm SGK, đồ dùng học tập của phụ huynh học sinh, phòng tránh việc mua phải sách in lậu, sách không rõ nguồn gốc. Khi gửi công văn, đơn vị thường gửi kèm các danh mục SGK, sách bổ trợ.

"Khi phát hành sách, đồ dùng học tập xuống trường học, đơn vị có cung cấp thông tin, giải thích cho phụ huynh đâu là sách bắt buộc phải mua, đâu chỉ là sách bổ trợ, sách tham khảo hay không?", trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Dương cho biết, đơn vị phát hành chỉ làm việc với trường, cung cấp danh mục cho nhà trường. Sau đó trường sẽ cho phụ huynh đăng ký. Việc giải thích, thông tin cho phụ huynh thuộc trách nhiệm của nhà trường còn bên phát hành có trách nhiệm cung cấp đủ đầu sách như trường đã đăng ký.

Tuy nhiên, về phía nhà trường, lại "đổ lỗi" cho đơn vị phát hành không thông tin rõ ràng về sách bắt buộc phải mua và đâu chỉ là sách tham khảo, sách bổ trợ. Việc bán sách đến phụ huynh cũng là đơn vị phát hành, nhà trường không liên quan.

Về phía NXB Giáo dục Việt Nam, trong một lần trả lời Lao Động, đại diện NXB cho rằng trách nhiệm thuộc về các cơ sở giáo dục, hoặc các công ty sách địa phương, đại lý cấp dưới khi không giải thích cho phụ huynh rõ đâu là sách bắt buộc, đâu là sách tham khảo. NXB Giáo dục chỉ phát hành đến các công ty sách địa phương.

Sau những phản ánh và thực tế phụ huynh phải bỏ số tiền lớn để mua sách vì sự "nhập nhèm" trong thông tin về SGK, sách tham khảo của nhà trường, đơn vị phát hành, thì đến nay không ai nhận trách nhiệm, cũng không biết lỗi tại ai. Chỉ phụ huynh bị thiệt hại túi tiền. Đặng Chung

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT): Xử lý nghiêm nếu nhà trường trở thành kênh phân phối sách

Trong các văn bản của Bộ GDĐT đã quy định rất chi tiết, rõ ràng: Thứ nhất, sách giáo khoa là tài liệu bắt buộc, được thực hiện và ban hành theo chương trình của Bộ GDĐT.

Thứ hai, tài liệu tham khảo phải thực hiện đúng theo Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT về Quy định quản lý sử dụng xuất bản sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Thông tư đã nêu rất rõ, tài liệu tham khảo trước khi muốn đưa vào trường học phải thực hiện quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, tất cả giáo viên, hiệu trưởng nhà trường không được phép ép buộc phụ huynh và học sinh mua tài liệu tham khảo.

Tài liệu tham khảo phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của giáo viên; phụ huynh mua cho học sinh là dựa vào nhu cầu cá nhân. Nhà trường chỉ có vai trò cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phụ huynh lựa chọn hợp lý.

Gần đây, qua phản ánh của báo chí và phụ huynh học sinh, Bộ GDĐT đã có văn bản nêu lại các vấn đề trên và đề nghị các Sở GDĐT khẩn trương rà soát và thực hiện tốt.

Tuy nhiên, rất mong phụ huynh khi trao đổi thông tin với nhà trường cần hỏi rõ về những điều còn thắc mắc, để nhà trường tư vấn trực tiếp về việc mua sách vở học tập cho học sinh.

Hiện nay, Bộ GDĐT chưa nhận được bất cứ một văn bản hay phản ánh nào về việc các nhà trường trở thành "bên thứ 3" giúp các đơn vị phân phối sách đến học sinh. Đây là vấn đề thuộc diện quản lý của các đơn vị chức năng tại địa bàn như UBND quận/huyện, Sở/Phòng GDĐT.

Các Sở GDĐT, Phòng GDĐT có văn bản chỉ đạo đều thực hiện đúng dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT. Vấn đề nằm ở việc triển khai, nhà trường có thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo không? Chúng ta cần phải chỉ ra sai ở khâu nào?

Nếu sai ở khâu nào, chưa đúng ở khâu nào, chúng ta sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát ở khâu đó. Và chắc chắn, người nào làm sai người đó phải chịu trách nhiệm.

Vì vậy, Bộ yêu cầu các Sở GDĐT thực hiện kiểm tra, thanh tra trên địa bàn theo đúng chức năng quản lý của mình. Từ đó, phát hiện lỗi sai và xử lý nghiêm theo đúng quy định. Duy Thiên (ghi)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Một NTK lên tiếng việc Hoàng Thùy bị "phong sát": Đã có những lời ngăn cản tôi chọn cô ấy
13:00:45 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Campuchia có Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao mới

Thế giới

18:29:44 20/11/2024
Ông Sokhonn, 70 tuổi, trước đó từng giữ cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Tại phiên bỏ phiếu, toàn bộ 112 nghị sĩ, bao gồm cả Thủ tướng Hun Manet, đã nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Sokhonn.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

Sao Việt 20/11: Kỳ Duyên chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ tại Mexico

Sao việt

17:42:53 20/11/2024
Kỳ Duyên chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ tại Mexico khi tham gia Miss Universe 2024. Trước khi trở về Việt Nam, Kỳ Duyên đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico và một số địa điểm.

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm

Netizen

17:29:33 20/11/2024
Với sự ngây thơ, đôi lúc hơi hậu đậu của mình, trẻ em thường có nhiều khoảnh khắc hài hước và dễ thương, khiến người lớn không khỏi bật cười.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Rafael Nadal gác vợt: Lời chia tay buồn

Sao thể thao

16:40:47 20/11/2024
Vài ngày trước, Rafael Nadal nói rằng anh không tin vào những cái kết đẹp, yếu tố điển hình trong những bộ phim Hollywood. So với điện ảnh, quần vợt rất khác và lịch sử không chỉ kết thúc trong sự ngọt ngào.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.