Bloomberg: Loạt doanh nghiệp Hàn Quốc đưa nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam bất chấp Chính phủ kêu gọi về nước
Theo Bloomberg, lý do khiến các tập đoàn Hàn Quốc không đưa dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về nước là chi phí nhân công cao. Thay vào đó, họ tìm cách chuyển đến khu vực Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là Việt Nam.
Tờ Bloomberg nhận định, đại dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là lý do khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc lo ngại về sự phụ thuộc quá lớn vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Hồi đầu năm, Chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng chương trình trợ cấp nhằm thúc đẩy các công ty dịch vụ và công nghệ thông tin đưa dây chuyền sản xuất về nước.
Song, Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc cho biết, chỉ khoảng 80 trên tổng số hàng nghìn doanh nghiệp có liên kết với Trung Quốc thông báo sẽ đưa dây chuyền sản xuất về nước. Thay vào đó, các doanh nghiệp tìm cách chuyển nhà máy đến khu vực Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là Việt Nam.
Nhà nghiên cứu của Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Seould, Hàn Quốc, ông Bae Ho-young cho rằng các rào cản tại Hàn Quốc đang “quá cao”. Ông Bae Ho-young nhận xét đây là thị trường lao động cứng nhắc, chi phí lao động cao và các quy định về môi trường phức tạp.
Khảo sát của Bae hồi tháng 6/2020 cho thấy, cứ 10 công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc thì có đến 7 công ty không có ý định chuyển dây chuyền sản xuất về nước.
Video đang HOT
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vẫn tiếp tục đưa ra quy định tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm và tăng tuyển dụng. Tuy nhiên, chính sách này hiện đang phải chịu nhiều chỉ trích do khiến chi phí kinh doanh tăng lên.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, lương của công nhân nhà máy tại Hàn Quốc là 3.405 USD/tháng vào năm 2019, cao hơn 13 lần so với lương nhân viên nhà máy ở Việt Nam trong năm 2018 và gấp 4 lần công nhân Trung Quốc năm 2016.
Giáo sư kinh tế đại học Loyola Marymount, ông Sung Won Sohn nhấn mạnh: “Hàn Quốc vẫn là địa điểm sản xuất đắt đỏ, đặc biệt đối với hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn hoành hành, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần đến Đông Nam Á để duy trì khả năng cạnh tranh cũng như đảm bảo thị phần toàn cầu”.
Thống kê của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cho biết, tính từ năm 2000, đã có 23.492 doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập hoạt động tại Trung Quốc. Số doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động mới tại Trung Quốc đạt mức cao nhất vào năm 2006, sau đó kể từ năm 2018, con số này liên tục giảm gần 500 mỗi năm.
Samsung Electronics Co., một trong những doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc sau khi cắt giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc đã tập trung ở Đông Nam Á và các khu vực khác. Cụ thể, Samsung mở rộng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời đóng cửa một số dây chuyền thiết bị tiêu dùng tại Trung Quốc.
Hyundai Motor cũng tăng cường sản xuất ô tô tại Việt Nam trong khi tạm dừng dây chuyền sản xuất ở Bắc Kinh. Các chuyên gia nêu rõ xu hướng này có thể kéo theo các công ty nhỏ khác.
Nhà phân tích tại Samil PricewaterhouseCoopers, ông Bill Lee kết luận: “Các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng đến những quốc gia mà các doanh nghiệp lớn đã đến”. Trước đó, Samil PricewaterhouseCoopers đã hỗ trợ nhiều nhà cung cấp của Samsung và Hyundai thanh lý tài sản tại Trung Quốc trước khi dịch chuyển nhà máy sản xuất.
Nhà giàu bung tiền săn nhà đất bán tháo, cắt lỗ sâu trong mùa dịch Covid-19
Trên thị trường hiện nay, nhiều nhà giàu vẫn âm thầm tìm kiếm bất động sản ở mức "giá đáy". Các sản phẩm được nhà đầu tư săn lùng hiện nay là đất nền ven các đô thị lớn, căn hộ có thể vào ở ngay, BĐS nghỉ dưỡng đã đi vào sử dụng.
Tỷ phú Warren Buffett có một câu nói để đời là "Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam". Đây cũng là bí quyết để ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Câu này có hàm ý trong khủng hoảng luôn có cơ hội, khủng hoảng càng lớn thì cơ hội càng lớn.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra, kéo theo nhiều tác động đến đời sống, kinh tế, nhiều nhà đầu tư bất động sản năng lực tài chính kém đã bắt đầu phải bán gấp, bán tháo tài sản ra thị trường và đây là cơ hội cho những nhà giàu tiền mặt dồi dào mua được BĐS với giá rẻ.
Nhận định về xu hướng này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 chỉ là ngắn hạn, còn về lâu dài bất động sản luôn là một kênh đầu tư tiềm năng.
"Điều này đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008 - 2011, những người bắt đáy có tầm nhìn xa đều thu được lợi nhuận lớn. Chính vì vậy, dù hiện nay dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế, nhưng vẫn có làn sóng nhà đầu tư âm thầm mua nhà đất giữ tiền", ông Châu cho biết.
Thực tế cho thấy, nếu dựa vào lịch sử gần nhất của chu kỳ suy thoái là cuộc khủng hoảng bất động sản năm 2008 thì đến đầu năm 2014 có vùng giá đáy bắt đầu xuất hiện. Thời điểm đó, giá bất động sản rẻ nhất đã giảm 50% so với năm 2008. Nhiều dự án giảm đến 30% giá bán.
Tuy nhiên, ngay sau khi chạm đáy năm 2014 đến năm 2015 thị trường bắt đầu đi lên, giá BĐS tăng mạnh trở lại và nhiều nhà đầu tư hưởng lợi lớn do đã bắt đáy đúng thời điểm, mua được những tài sản tốt bán tháo, cắt lỗ. Có những nhà đầu tư chỉ sau 1 năm đã chốt lời 25% khoản đầu tư.
Đây cũng là nguyên nhân khiến trên thị trường hiện nay, nhiều nhà giàu vẫn âm thầm tìm kiếm bất động sản ở mức "giá đáy". Các sản phẩm được nhà đầu tư săn lùng hiện nay là đất nền ven các đô thị lớn, căn hộ có thể vào ở ngay, BĐS nghỉ dưỡng đã đi vào sử dụng. Đây là những sản phẩm có tính năng sử dụng ngay hoặc có mức độ tăng giá hàng năm ổn định nhưng lại đang được các nhà đầu tư nhỏ lẻ bán cắt lỗ trên thị trường thứ cấp.
Mặc dù tần suất tìm kiếm các bất động sản này của giới nhà giàu tăng cao tuy nhiên theo anh Nghĩa - Giám đốc sàn BĐS tại Hà Đông cho biết người mua đang ở trong giai đoạn tìm hiểu nghe ngóng, chưa chốt giao dịch. "Tâm lý khách mua hiện nay là tham khảo giá và có xu hướng chờ đợi giá giảm tiếp, chưa vội xuống tiền", anh Nghĩa cho hay.
Các chuyên gia cũng cho biết dịch Covid -19 mới chỉ tác động vào thị trường BĐS ở thời gian ngắn (3 tháng) chính vì thế hiện nay thị trường BĐS mới xuất hiện một số nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, yếu kém về tài chính bán cắt lỗ, chưa xuất hiện những đợt cắt lỗ lớn hoặc doanh nghiệp BĐS giảm giá đồng loạt. Chính vì vậy, tâm lý người mua trên thị trường vẫn chờ đợi, chưa vội chốt ngay.
"Tùy vào tình hình diễn biến dịch bệnh thị trường sẽ có những chuyển biến khác nhau. Tuy nhiên, hướng đi của giá nhà đất trong vài quý tới có thể sẽ là mũi tên đi xuống bởi hiện nay thị trường BĐS đang chịu ảnh hưởng "kép" từ nhiều yếu tố. Chính vì vậy, rất có thể từ nay đến cuối năm là thời điểm nhiều người có tiền mặt sẽ săn được những tài sản giảm giá.
Nhận định về xu hướng đầu tư trên thị trường BĐS hiện nay, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam khẳng định, không vì thị trường khó khăn mà nhà đầu tư rời bỏ thị trường. Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau. Nhưng, với những nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực bất động sản lâu năm thì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền của họ sẽ theo xu hướng chắc chắn, an toàn hơn nhưng bỏ tiền vào bất động sản cũng chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất.
Lan Nhi
VN-Index tăng mạnh nhất trong vòng 19 năm, xác lập kỷ lục 2 phiên liên tiếp tăng mạnh nhất Châu Á Mức tăng 4,98% trong phiên 6/4 được ghi nhận là con số kỷ lục của thị trường Việt Nam kể từ năm 2001 tới nay. Ngoài ra, VN-Index cũng có chuỗi 2 phiên liên tiếp tăng mạnh nhất Châu Á. Cơn bĩ cực của thị trường chứng khoán Việt Nam kéo dài từ đầu tháng 3 tới nay đã được "giải nhiệt" trong...