Blood Diamond – Cuộc chiến không hồi kết
Blood Diamond chắc chắn là bộ phim sẽ làm cho bất cứ ai thay đổi những góc nhìn của chúng ta về mặt trái của loại đá quý này và tình yêu thương mà con người dành cho nhau ở bất kể nơi đâu.
Blood Diamond chắc chắn là bộ phim sẽ làm cho bất cứ ai thay đổi những góc nhìn của chúng ta về mặt trái của loại đá quý này và tình yêu thương mà con người dành cho nhau ở bất kể nơi đâu. Phim được công chiếu vào năm 2006, do đạo diễn Edward Zwickcầm trịch, bộ phim được đề cử 5 giải Oscar và nhiều giải thưởng khác. Bộ phim Kim Cương Máu đã nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức Global Witness và Tổ chức Ân Xá Quốc Tế.
Kim Cương Máu (Nguồn: IMDb)
Blood Diamond được xây dựng vào khoảng thời gian xảy ra nội chiến ở Sierra Lione vào năm 1999, do những bất ổn về vấn đề chính trị xã hội nên xảy ra cuộc chiến đẫm máu từ hai phía. Một bên là quân chính phủ đang cố tìm cách xây dựng và thiết lập lại tình hình đất nước, còn một bên tự thành lập và xưng là Quân Giải Phóng (RUF) do những kẻ bất chính kiến với chính phủ và xây dựng một đội quân từ chính những người dân nơi đây, bao gồm cả trẻ con.
Solomon Vandy ( Djimon Hounsou) là một ngư dân sống yên ổn cùng gia đình trong một ngôi làng nhỏ thì bị lực lượng quân Giải Phóng phát hiện, khiến Solomon và gia đình bị chia cắt, đứa con trai Dia Vandy cũng bị bọn chúng bắt. Danny Archer ( Leonardo DiCaprio) là một lính đánh thuê người Nam Phi, một tay buôn lậu kim cương xuyên biên giới cho quân Giải Phóng và quân của chính phủ, thông qua trung gian là Đại tá Coetzee.
Khi Archer bị nhốt trong tù ngục, anh tình cờ biết được Solomon đã tìm được một viên kim cương màu hồng ngọc và đã giấu nó khi đang làm trong công trường kim cương của quân Giải Phóng. Nhận ra đây chính là chìa khóa để rời khỏi nơi đây, Archer cùng với Solomon bắt đầu cuộc hành trình tiến vào vùng nổi loạn để tìm kiếm viên kim cương và đồng thời, tìm lại gia đình cho Solomon, nhờ vào sự trợ giúp của nữ nhà báo Maddy Bowen ( Jennifer Connelly).
Danny Archer và Solomon Vandy (Nguồn: IMDb)
Một nhân tố quan trọng quyết định sự xuất hiện của loại hình khai thác tàn khốc này là con người.
Xuyên suốt 140 phút của Blood Diamond, chỉ có hai phân cảnh mà chắc chắn nhiều người khi xem sẽ không bao giờ quên được vì sự tác động mãnh liệt từ nó. Phân cảnh thứ nhất đó là lúc người dân phải sơ tán ra khỏi nơi này trước khi quân Giải Phóng tới và náo loạn, những người đó cứ chạy trong vô thức, cố tìm kiếm một lối thoát cho bản thân. Nhưng không may, trước mặt họ là chốt chặn của quân chính phủ, để đối đầu với quân Giải Phóng. Khi tiếng đạn bắt đầu nổ, âm thanh phát ra rát cả lỗ tai, ấy vậy mà những người dân vô tội kẹt ở giữa những làn đạn mịt mù đó, tử thi cứ ngày một chất thành đống, từ phụ nữ, người già rồi cả trẻ em sơ sinh.
Vũ khí cũng có hai mặt của nó và phải được sử đụng một cách đúng đắn. Nhưng có cung thì cũng có cầu, những tay buôn lậu trung gian cho các tổ chức tập đoàn lớn, không chỉ riêng mình Danny Archer chắc chắn thấy đây là cơ hội ngàn năm có một. Việc buôn bán vũ khí một món mồi béo bở cho những tham vọng, đòi hỏi vượt trên mức bản thân.
Và đây chính là lúc vai trò của nữ nhà báo người Mỹ Maddy Bowen lên tiếng. Cô không chỉ cho mọi người trên thế giới thấy cuộc sống khổ cực trong nội chiến của người dân Sierra Leone như thế nào, mà còn muốn giải quyết một cách gần như triệt để vấn đề nhức nhối mà kim cương máu mang lại. Cô cần một câu chuyện thực sự và cô đã đạt được điều đó, cái tâm quả cảm của một nhà báo đã được Maddy Bowen thể hiện rất rõ trong bộ phim này.
Nữ nhà báo Maddy Bowen (Nguồn: IMDb)
Phân cảnh tiếp theo trong Blood Diamond khiến người khác phải thương xót, đó là lúc Archer đưa Solomon và con trai Dia đến chỗ máy bay để rời khỏi sự truy bắt từ lính của đại tá Coetzee. Đây chính là nhân vật trọng tâm của cả bộ phim, anh đã thể hiện hai bộ mặt trái ngược rất rõ nét, đau thương nhưng cũng ấm áp. Archer cũng là một người con của Châu Phi, nhưng vì khác màu da, mẹ bị cưỡng bức đến chết, cha bị lấy đầu, chính những tổn thương đó đã tôi luyện nên con người trong anh, nuôi ý chí hoài bão để thoát khỏi cái lục địa đen đó. Khi hay tin Solomon sở hữu viên kim cương hồng ngọc, Archer tin rằng đây chính là con đường để rời khỏi nơi đây, không phải mắc nợ một ai, sống thư thản đến cuối đời, anh bám theo và lợi dụng Solomon để đạt được điều anh muốn.
Khi được tận mắt chứng kiến tấm lòng yêu thương vô bờ bến của Solomon, Archer biết rằng những hành động của anh đã sai. Anh hối lỗi bằng việc cung cấp những bằng chứng cho nữ nhà báo Maddy, để cô vạch trần, đưa vụ việc ra ngoài ánh sáng, cứu lấy một phần cuộc sống của người dân Sierra Leone nói riêng và Châu Phi nói chung. Cho đến cuối phim, Archer ngồi trên vách núi, sắc mặt bệt bạt rệu rã, anh chỉ ngồi lặng lẽ ở đó, ngắm nhìn ánh nắng hoàng hôn đang bắt đầu rút dần sau những cánh rừng trải dài bạt ngàn. Khi Archer nhờ Maddy giúp đưa gia đình của Solomon rời khỏi nơi đây, Maddy cũng muốn giúp anh, nhưng anh chỉ nói với đã nói với cô một câu rằng:
Video đang HOT
“ Tôi đã biết bây giờ mình phải ở đâu rồi“.
Theo như truyền thuyết của vị thần Shoha, cát ở Châu Phi màu đỏ là bởi vì nó được nhuốm máu bởi các chiến binh đã đứng lên bao vệ và hy sinh cho mảnh đất này. Archer dù có khác biệt về màu da nhưng anh vẫn mãi là một người con của Châu Phi, anh đã sửa chữa lỗi lầm và yên nghỉ trên chính mảnh đất của mình. Chính sự xuất sắc vai diễn trong Blood Diamond, Leonardo DiCaprio đã được đề cử giải Oscar lần thứ 5 trong sự nghiệp.
Archer cũng chỉ là nạn nhân trong cuộc chiến (Nguồn: IMDb)
Blood Diamond lồng ghép quan hệ gắn kết bền chặt giữa cả ba nhân vật chủ chốt trong phim: Solomon Vandy – Danny Archer – Maddy Bowen. Cả ba nhân là ba màu sắc khác nhau nhưng cuối cùng, mỗi người đều thể hiện rõ nét vai trò đại diện trong một cuộc chiến sẽ không bao giờ có kẻ thắng.
Solomon Vandy là người đại diện cho tầng lớp người dân Châu Phi bị áp bức bóc lột trong cuộc sống và là tấm gương tiêu biểu cho người chồng, người cha trong gia đình thế hệ ngày nay. Maddy Bowen chính là đại diện của công lý, của sự phán xét, lao mình vào những nơi nguy hiểm bậc nhất. Nếu không có cô ở đây thì sự hy sinh của Archer và Solomon là hoàn toàn vô nghĩa.
Cuối cùng, Danny Archer đại diện cho sức mạnh, sự tha thứ cũng như lòng dũng cảm khi hy sinh cả mạng sống của mình để chuộc lại lỗi lầm bản thân. Hành động của anh đã chứng minh rằng, dù cho ở bất kỳ thời điểm nào, khi nhận ra đâu là giới hạn quá mức của một sự việc, chúng ta cần phải dũng cảm đứng lên đấu tranh cho những điều tốt đẹp nhất, dù cái giá phải trả là quá đắt. Sau cuộc chiến, chiến thắng và vinh quang chỉ còn là những điều xa xỉ, đọng lại trong ký ức là nỗi đau thương mất mát và sự vĩ đại của kẻ phàm nhân.
Họ là những người hùng (Nguồn: IMDb)
Sau cùng, Blood Diamond đã góp phần lớn tiếng nói chung của những con người lương thiện bị áp bức cùng cực. Đây là bộ phim thích hợp dành cho bạn nếu bạn cần một động lực để lên tiếng cho những bất công trong xã hội.
Theo moveek
The Favourite Khi sự giả dối gặm nhấm trái tim như một liều thuốc độc
Cốt truyện của The Favourite dễ theo dõi và diễn biến được lồng ghép nhiều tình tiết hài hước, không đến nỗi kén khán giả.
Điện ảnh không thiếu những bộ phim về sự giả dối, lừa lọc nhằm vào nấc thang địa vị và The Favourite (tạm dịch: Sự Sủng Ái) của đạo diễn Yorgos Lanthimos cũng là một bộ phim lấy đề tài như thế. Bộ phim được biên kịch Deborah Davis lấy cảm hứng từ bài báo cách đây 20 năm về chuyện tình của Nữ hoàng Anne và Công nương Sarah Churchill xứ Marlborough tại Anh quốc hồi đầu thế kỷ 18. Càng tìm hiểu, Davis càng bị lôi cuốn vào câu chuyện sủng ái mà Nữ hoàng Anne dành cho Sarah và qua đó, vị công nương này dễ dàng thao túng chính trường.
The Favourite xoay quanh sự tranh giành sủng ái
Biên kịch Tony McNamara đảm nhận nhiệm vụ viết kịch bản điện ảnh cùng Davis, quy tụ 3 nữ diễn viên tài năng Olivia Colman, Rachel Weisz và Emma Stone vào vai 3 nhân vật quan trọng. The Favourite nhận được 10 đề cử Oscar ở các hạng mục như diễn xuất, thiết kế sản xuất, thiết kế trang phục, phim hay nhất, đạo diễn, quay phim, biên tập, riêng Colman nhận được 1 tượng vàng hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và 1 Quả cầu Vàng cho cùng hạng mục. Bên cạnh Oscar, bộ phim cũng được đề cử và chiến thắng nhiều giải thưởng lớn nhỏ khác nhau.
Mary Queen of Scots của Focus Features và The Favorite của Fox Searchlight đều tập trung vào cuộc chiến chính trị giữa 2 người phụ nữ quyền lực, không chỉ được khắc hoạ qua hành động, lời nói mà còn ở vẻ bề ngoài của họ.
Cốt truyện của The Favourite dễ theo dõi và diễn biến được lồng ghép nhiều tình tiết hài hước, không đến nỗi kén khán giả. Phim bắt đầu với mối quan hệ thân thiết giữa Nữ hoàng Anne (Colman) - một người đứng đầu quốc gia có tính cách trẻ con, chẳng màn đến việc điều hành đất nước, và Công nương Sarah (Weisz) - người bạn thân đầy mạnh mẽ của Nữ hoàng, sẵn lòng giúp bạn lo liệu việc nước. Tuy nhiên, mối quan hệ của họ bắt đầu có rạn nứt với sự xuất hiện của Abigail (Stone) - cô hầu gái sẵn sàng rót mật ngọt vào tai Nữ hoàng mỗi khi Sarah vắng mặt và qua đó, dần khôi phục lại địa vị và có chỗ đứng trong hoàng tộc.
Rachel Weisz có màn hoá thân đầy mạnh mẽ với Công nương Sarah trong The Favourite
Trong cung điện xa hoa của The Favourite, 2 người phụ nữ đều có những trò chơi, toan tính của riêng họ nhằm lấy lòng người phụ nữ quyền lực nhất đất nước. Cùng một mục tiêu, cùng một thủ đoạn nhưng Sarah và Abigail là 2 hình ảnh hoàn toàn đối lập. Diễn xuất dày dặn kinh nghiệm của Weisz đã giúp cô hoá thân thành công trong vai Công nương Sarah, một người bạn thân của Nữ hoàng nhưng không hề yên phận mà trái lại, cô có quan điểm rõ ràng, đặc biệt là trong việc điều hành đất nước. Không thể phủ nhận tình yêu của Sarah dành cho Nữ hoàng nhưng với Sarah, tình yêu đó có giới hạn và việc chính trường lại quan trọng hơn. Sarah chẳng cần ngồi trên ngai vị khi cô có thể thao túng Nữ hoàng trên chính cái giường của bà ta.
Sarah và Nữ hoàng Anne có mối quan hệ hơn cả tình bạn trong The Favourite
Sự thẳng thắn của Sarah còn thể hiện ở chỗ không ngần ngại chê Nữ hoàng khi bà trang điểm giống một con lửng, ít ra đó cũng cho thấy phần nào chân thành của Sarah với Anne. Khi bị Nữ hoàng trách mắng vì không bày tỏ tình cảm như Abigail, Sarah khẳng định rằng cô không bao giờ nói dối bà vì đó mới chính là tình yêu. Chi tiết này làm người viết nhớ khi Harley (Nicholas Hoult) trách mắng vì cuộc chiến kéo dài khiến nhiều người bỏ mạng, Sarah đã nói rằng trái tim cô đau xót cho những sinh mạng đó thế này thế kia. Đó hoàn toàn là lời nói dối, càng cho thấy quan điểm chính trị của Sarah là không nhúng nhường trước người Pháp. Thậm chí, Sarah còn tự tin giữ Abigail bên mình và cảnh cáo bằng một phát súng không đạn cho thấy cô không ngại đối đầu trực diện với kẻ thù.
Emma Stone biến hoá linh hoạt cùng nhân vật Abigail trong The Favourite
Ngược lại với Sarah, Abigail là một Tiểu thư bị thất thế, nhờ vào mối quan hệ bà con với Sarah nên được làm người hầu trong cung điện. Ngay khi khám phá bí mật ái tình giữa Nữ hoàng và chị họ, Abigail nhanh chóng trở thành người thay thế Sarah và quyến rũ bà ta bằng những lời mật ngọt dối lừa. Mặt khác, Abigail cũng làm gián điệp cho Harley để được hậu thuẫn từ phe chính trị đối lập của Sarah, nhằm dễ dàng tống khứ ân nhân. Nét diễn xuất linh hoạt của Stone đã thể hiện rất tốt trong vai nàng Abigail biết khi nào cần tỏ ra mềm mỏng, khi nào cứng rắn để đạt được điều cô mong muốn. Trong khi Sarah muốn điều khiển chính trường thì Abigail chỉ muốn hưởng thụ lạc thú do sự sủng ái của Nữ hoàng mang lại.
Sự đối lập trong trang phục của 2 nhân vật trong The Favourite
Dù trang phục của các nhân vật nữ trong The Favourite đều có màu sắc đơn giản, nhưng người xem dễ dàng nhận ra sự đối lập trong trang phục của Sarah và Abigail. Là một Công nương nhưng váy áo của Sarah không hề cầu kỳ, những dịp như tập bắn súng, cưỡi ngựa, cô đều mặc quần cùng áo khoác để tiện hoạt động. Abigail bắt đầu với vị trí hầu gái rồi khôi phục danh hiệu, các bộ váy của cô cũng từng bước trở nên cầu kỳ. Trong một buổi tiệc của giới thượng lưu, bộ váy của Abigail dày hơn và cô cũng trang điểm loè loẹt, tóc tai cầu kỳ và tiêu khiển bằng những trò hợm hĩnh mà cô từng tỏ thái độ.
The Favourite cũng đầu tư trang phục cho các diễn viên khác, nhằm thể hiện sự kệch cỡm của giới quý tộc
Bên cạnh trang phục của Sarah và Abigail thì bộ tóc giả của nam giới, cùng gương mặt diêm dúa của Harley trong lâu đài xa hoa của The Favourite cũng phản ánh lối sống xa xỉ, giả hình của Anh quốc. Khi chiến tranh giữa Anh và Pháp vẫn còn đang nổ ra, những người lính vẫn đang đổ máu, thì họ đau buồn bày tỏ trong những buổi tiệc đầy tốn kém, hay những cuộc đua vịt ngu ngốc. Đến đây người viết cũng đánh giá cao phần quay phim của Robbie Ryan với những góc quay cận, chậm hoặc góc rộng khi cần thiết. Bên cạnh đó, phần biên tập cũng giúp khâu chuyển cảnh trở nên mượt mà, hoà hợp với các bản nhạc nền. Những đề cử của The Favourite hoàn toàn hợp lý, kể cả đề cử diễn xuất của Weisz và Stone.
Một trong những góc quay đẹp mắt của The Favourite
Giữa trò chơi sủng ái đấy, có một Nữ hoàng Anne đáng thương đang ở trên đỉnh cao quyền lực nhưng lại chịu quá nhiều sự thao túng, cộng thêm đau đớn từ bệnh gút. Thoạt đầu, bà ta xuất hiện chẳng khác nào một đứa trẻ trên ngai vàng, việc nước không lo, mà chỉ lo chăm sóc cho bầy thỏ, tính khí thì thất thường, dễ dỗi hờn mỗi khi Sarah không để tâm đến bà. Sau này, khi tâm sự với Abigail, mở lòng về 17 đứa con đã mất, khán giả thấy bà trở nên tội nghiệp hơn bao giờ hết.
Nữ hoàng Anne là nhân vật đáng thương nhất trong The Favourite
Anne ý thức rằng bà là người có quyền lực nhất, nhưng thật chất lại không có tất cả khi Sarah yêu dấu ngày càng quay lưng với bà. Chính vì thế, sự xuất hiện của Abigail như một phương thuốc chữa lành vết thương, chữa lành cho sự cô đơn đến tột cùng, để rồi sự giả dối của cô ta gặm nhấm trái tim bà như một liều thuốc độc mà bà thừa biết. Phần diễn xuất vừa bi vừa hài của Colman đã chứng tỏ rằng bà là chủ nhân xứng đáng của tượng vàng Oscar.
Những bữa tiệc xa hoa đầy giả dối trong The Favourite
Rốt cuộc, cả Sarah, Anne và Abigail đều không thể có được điều họ mong muốn. Thay vì tiếp tục trị vì đất nước dưới sự sủng ái của Nữ hoàng, Sarah bị chính Anne trục xuất khỏi Anh quốc dưới sự tác động của Abigail. Tiếc cho Sarah, sự mạnh mẽ của cô không đánh bại được cái lưỡi mềm mỏng của Abigail. Về phần Abigail, hưởng lạc trong cung điện là thế nhưng cô ta vẫn phải cuối mình bóp chân, bị Nữ hoàng nắm tóc, nạt nộ và không cho phép mở miệng. Suy cho cùng, Abigail chỉ nhận được những giả dối mà chính cô trao cho Nữ hoàng mà thôi. Đáng thương nhất vẫn là Nữ hoàng Anne, Abigail tất nhiên không bao giờ có thể thay thế vị trí của Sarah trong lòng bà, và vây quanh bà chỉ toàn lời giả dối. Anne cô độc trong chính quyền lực tối cao của bà.
Bối cảnh của The Favourite được đầu tư chỉn chu
Để kết thúc bài viết, người viết gửi tặng bạn đọc những câu trích dẫn hay từ The Favourite:
" Nữ hoàng Anne : Ta ước gì ngươi có thể yêu ta như cô ấy.
Công nương Sarah: Người ước thần nói dối người ư? 'Ồ người như một thiên thần ngự thế từ thiên đường, thưa Bệ hạ.' Không. Đôi lúc người chẳng khác nào con lửng. Và người có thể tin ta dám nói những điều ấy với người.
Nữ hoàng Anne: Tại sao?
Công nương Sarah: Vì ta không nói dối! Đó là tình yêu!"
"Có những vết thương không hề khép miệng; ta chịu nhiều vết như thế lắm. Có cái thì chịu đựng được, nhưng có cái phải được bù đắp bằng máu." - Nữ hoàng Anne
" Nữ hoàng Anne: Bọn chúng đều nhìn chằm chằm phải không? Ta có thể biết dù không thấy. Và ta còn nghe thấy chúng kêu mập! Mập và xấu xí!
Công nương Sarah: Anne này, không ai ngoài ta dám nói điều ấy và ta không hề nói."
" Công nương Sarah: Anne, người thật là nhạy cảm.
Nữ hoàng Anne: Còn ngươi thì có những ngày thật xấu tính và chẳng biết quan tâm.
Công nương Sarah: Cũng có những ngày ta đáng yêu đấy chứ. Hãy nghĩ về những ngày đó!"
"Ngươi đang nhận được sự sủng ái. Nhưng sự sủng ái đó là cơn gió có thể đổi chiều bất cứ lúc nào." - Harley
" Công nương Sarah: Ta yêu người, nhưng ta sẽ không làm.
Nữ hoàng Anne: Nếu ngươi yêu ta thì...
Công nương Sarah: Tình yêu có giới hạn.
Nữ hoàng Anne: Nó không nên có."
Theo moveek.com
Đảo Săn Mồi Blumhouse gây ú tim cùng quái vật trong phim kinh dị mới Blumhouse tiếp tục gây ú tim cho khán giả bằng trailer và poster của Đảo Săn Mồi (Prey). Nếu là một tín đồ của dòng phim kinh dị, hẳn các bạn cũng biết đến hãng Blumhouse với những bộ phim rùng rợn, đáng sợ từng gây tiếng vang như US (Chúng Ta), Happy Death Day (Sinh Nhật Chết Chóc) và Get Out (Trốn...