Biwase muốn huy động 225 tỷ đồng qua trái phiếu
Biwase dự kiến phát hành tối đa 225 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 9-11%/năm nhằm tăng quy mô vốn.
CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase, HoSE: BWE) vừa thông qua Nghị quyết phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị tối đa 225 tỷ đồng, mệnh giá dự kiến 1 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm quyền.
Lãi suất dự kiến từ 9% – 11%/năm và kỳ hạn từ 6 năm kể từ ngày phát hành (đáo hạn năm 2026). Lãi của trái phiếu được thanh toán 3 tháng/lần và gốc trả hàng quý theo lịch cam kết mua lại trái phiếu.
Tài sản đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu của Biwase là quyền tài sản/quyền sử dụng đất hình thành từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa BWE và Becamex IDC đối với lô đất TM – 3A – Khu đô thị mới Bình Dương, Phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương và các tài sản đảm bảo độc lập khác.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong đầu tháng 7, Biwase đã được Ủy ban chứng khoán chấp thuận chào bán là 37,5 triệu cổ phiếu, tương ứng với 375 tỷ đồng tính theo mệnh giá 10.000 đồng/1 cổ phiếu để đắp vốn lưu động đã và sẽ sử dụng đầu tư một số dự án của Công ty.
Đó là Dự án đầu tư Cấp nước Khu Liên Hợp Bình Dương (Nhà máy nước Tân Hiệp) công suất 100.000m3/ngày đêm; Dự án Đầu tư xây dựng lò đốt rác, công suất 8.400 kg/giờ tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.
Ngoài ra, tiền huy động cũng được đầu tư cho Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân compost, công suất tăng thêm 840 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương; xây dựng Trụ sở mới của Công ty và cho thuê kinh doanh tại khu thành phố mới Bình Dương và thanh toán tiền gốc trái phiếu.
Sau 6 tháng, Biwase đạt doanh thu 1.425 tỷ đồng, tăng 26% và lợi nhuận sau thuế là 249 tỷ đồng, tăng 20%. Doanh nghiệp ngành nước đặt mục tiêu doanh thu tối thiểu 3.150 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế tăng ít nhất 10% lên mức 470 tỷ đồng. Như vậy, Công ty thực hiện được 53% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.
Báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI vừa công bố Báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020. Báo cáo cho biết tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý II/2020 là 122.300 tỷ đồng, tăng 69.7% so với cùng kỳ 2019; lũy kế 6 tháng đầu năm là 171.500 tỷ đồng, tăng 61,3% so với 6 tháng 2019, bỏ xa mức tăng trưởng 37% trong năm 2019.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 12,9% GDP.
Trong đó, chỉ có 10.000 tỷ đồng (chiếm 5,8% tổng lượng phát hành) của Tập đoàn Masan là phát hành ra công chúng, 94,2% là phát hành riêng lẻ của 133 doanh nghiệp và được chia thành 826 đợt.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 12,9% GDP.
Cũng theo báo cáo, Việt Nam cùng với Trung Quốc, Malaysia là những nước châu Á có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất. Hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP của Việt Nam đã bỏ xa Indonesia, vượt qua Philippines nhưng vẫn còn cách khá xa mức 23% GDP của Thái Lan; 33-35% GDP của Trung Quốc, Singapore; 50,9% GDP của Malaysia và 80% GDP của Hàn Quốc (theo ADB).
So với các kênh huy động vốn khác tại Việt Nam, kênh trái phiếu doanh nghiệp vẫn có quy mô khá khiêm tốn. Nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng, tổng quy mô tín dụng tại 30/6/2020 là 8,48 triệu tỷ đồng, tương đương 138,5% GDP và gấp 10,75 lần kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng là tất yếu để tạo sự cân bằng và nâng cao chất lượng thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, mức tăng trưởng quá nóng giai đoạn gần đây tiềm ẩn nhiều rủi ro với sự bền vững của thị trường.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã liên tục phát đi cảnh báo với thị trường, lấy ý kiến thị trường và đã chính thức ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP (văn bản có hiệu lực từ 1/2/2019 và là một trong những tác nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn gần đây).
Rủi ro vây bủa nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp Trong khi chứng khoán lao dốc, vàng biến động mạnh nhưng đầy rủi ro, còn lãi suất tiết kiệm càng ngày càng giảm, nhu cầu đầu tư tài chính tăng cao đã khiến cho kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ngày càng "nóng". Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp (DN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội...