BITEL là công ty viễn thông được yêu thích nhất tại PERU
Vào thị trường sau cùng nhưng Bitel (thương hiệu của Viettel tại Peru) lại giànhđược niềm tin và sự hài lòng của khách hàng ở mức cao nhất đối với những sản phẩmdịch vụ do công ty cung cấp.
Kết quả điều tra của công ty Arellano
Theo điều tra của Arellano, công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường hàng đầu tại Peru tháng 6/2019, Bitel là nhà mạng được yêu thích nhất tại đây với chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ là 14,46/20 điểm. Hai nhà mạng lâu năm là Movistar và Claro dù có nhiều khách hàng nhất nhưng không phải là nhà mạng được yêu thích nhất (Movistar chỉ được 11,34 điểm và Claro là 12,08 điểm). Các khách hàng cho biết, họ hài lòng với dịch vụ mạng 4G chất lượng tốt, giá cước cạnh tranh và chăm sóc khách hàng chu đáo của nhà mạng Bitel.
Một trong những lý do khách hàng luôn yêu thích Bitel, đó là vì thương hiệu này gắn với sự tử tế, kịp thời và tính nhân văn. Mới đây, ngày 26/5/2019 khi trận động đất mạnh 8 độ xảy ra tại Peru, được coi là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại đất nước này trong một thập kỷ qua, làm rung chuyển hai tỉnh Loreto và San Martin, gây thiệt hại lớn về cả người và của. Ngay lập tức, Bitel đã đưa ra chính sách miễn phí 100% cước thoại và tin nhắn cho toàn bộ khách hàng tại hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất này.. Hành động của Bitel như sự tri ân của khách hàng vào đúng thời điểm họ cần nhất, giúp công ty ghi điểm tuyệt đối.
Ngoài ra, một lợi thế quan trọng khác giúp Bitel chiếm được sự hài lòng của khách hàng là vùng phủ lớn nhất trong số các nhà mạng tại Peru. Tuy vào sau các nhà mạng khác gần 10 năm nhưng Bitel lại là nhà mạng có hạ tầng lớn nhất Peru với hơn 26.000 km cáp quang, gấp 1,5 lần so với nhà mạng xếp thứ 2, Movistar; vùng phủ data cũng lớn nhất Peru với gần 5.300 trạm phát sóng 3G và 3.400 trạm phát sóng 4G.
Để cung cấp các gói cước phù hợp và có lợi ích tốt nhất tới khách hàng, Bitel đã chia nhóm khách hàng thành các phân khúc khác nhau. Khi đưa ra sản phẩm dịch vụ mới, Bitel cũng xác định rõ các kênh và cách chăm sóc khách hàng phù hợp với thói quen của nhóm khách hàng đó để có sự điều chỉnh tốt nhất, cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh nhất.
BITEL – công ty viễn thông được yêu thích nhất tại PERU
Peru là thị trường rất khác biệt so với các thị trường Viettel đã đầu tư. Với dân số đông (hơn 30 triệu người) và trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam (thu nhập bình
quân theo đầu người tại Peru cao gấp 4,5 lần Việt Nam), thị trường Peru hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với nó là sự khốc liệt trong cạnh tranh với những nhà mạng đã phát triển lâu năm tại đây là Movistar (đứng thứ 8 thế giới), Claro (đứng thứ 9 thế giới) và Entel của tài phiệt Chile.
Thế nhưng, chỉ sau 2 năm kinh doanh, Bitel đã có lãi. Hiện tại, Peru với thương hiệu Bitel trở thành thị trường quốc tế có doanh thu lớn nhất (trung bình 30 triệu USD/tháng) trong số 10 quốc gia Tập đoàn Viettel đang kinh doanh. Trong giai đoạn 2015 – 2018, doanh thu của Bitel tăng trưởng theo cấp số nhân, năm sau gần gấp đôi năm trước.
Không chỉ đạt được sự tin tưởng và hài lòng của các tập khách hàng cá nhân, tại lĩnh vực B2B (khách hàng doanh nghiệp) Bitel cũng được đánh giá cao và lựa chọn làm đối tác trong nhiều dự án. Các dự án khách hàng doanh nghiệp của Bitel đã đóng góp lớn vào thành công của công ty với doanh thu năm 2018 tăng 82% so với năm 2017, đạt 30,8 triệu USD. Đầu tháng 5 vừa qua, Bitel cũng đã ký hợp đồng trị giá 27 triệu USD với Bộ Giáo dục Peru, theo kế hoạch, năm 2019, mảng B2B của Bitel sẽ mang về doanh thu 40,6 triệu USD.
Bitel là 1 trong 10 công ty đang được Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel ( Viettel Global- Upcom: VGI) điều hành nhưng do Tập đoàn Viettel sở hữu theo quy định của Chính phủ Peru. Không chỉ tại Peru, thương hiệu Viettel cũng ghi dấu ấn và được sự tin tưởng của khách hàng nhiều nước trên thế giới.
Campuchia, thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel Global, sau khi thành công trong việc làm mới hình ảnh thương hiệu đã thu hút đông đảo sự yêu mến của khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ. Nhờ đó, Metfone tại Campuchia đã lấy lại đà tăng trưởng và đạt mức đỉnh về thuê bao di động với con số gần 6 triệu, là nhà mạng hàng đầu với sự nhanh nhạy trong chuyển đổi số.
Myanmar, thị trường quốc tế thứ 10 của Tập đoàn Viettel và thị trường được đầu tư lớn nhất, Mytel đã vượt mốc 5 triệu thuê bao chỉ sau gần 1 năm kinh doanh chính thức. Mytel cũng trở thành mạng di động có thị phần lớn thứ 3 tại Myanmar và là nhà mạng được yêu thích nhất tại đây với chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng – NPS (Net Promoter Score) là dương 11, trong khi các mạng khác là âm từ -11 đến -15.
Video đang HOT
Việc vận hành hiệu quả 10 thị trường quốc tế, đã giúp Viettel Global đạt lợi nhuận trước thuế gấp 12 lần. Theo đó, doanh thu thuần trong quý 1 của Viettel Global đạt gần 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tăng 46%, từ 904 tỷ lên 1.322 tỷ đồng. Biên lãi gộp duy trì ở mức cao, đạt xấp xỉ 35%. Đây là biên lợi nhuận cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Theo thời đại
Viettel vươn mình ra thế giới thế nào?
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Viettel đã vươn mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông số 1 Việt Nam và vươn mình ra thế giới.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel được thành lập vào ngày 1/6/1989, tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO). Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Viettel đã vươn mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông số 1 Việt Nam và lọt vào Top 15 (năm 2018) nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới.
Chiếm lĩnh thị trường trong nước nhờ tiếp cận giá rẻ
Sau 6 năm kể từ ngày thành lập SIGELCO, vào năm 1995, Viettel vượt mặt các "ông lớn" của ngành viễn thông thời điểm đó (Mobifone và Vinaphone) để trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất được cấp phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
Chiếm lĩnh thị trường trong nước nhờ tiếp cận giá rẻ.
Với triết lý kinh doanh "Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng", kèm theo đó là khẩu "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel đã từng bước chinh phục mọi tầng lớp khách hàng bằng các dịch vụ viễn thông hiện đại phục vụ nhu cầu liên lạc thông tin hàng ngày.
Ngay từ khi mới ra mắt, Viettel đã đưa ra mức cước di động phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam. Như vậy, nhà mạng quân đội đã phá vỡ thế độc quyền và biến dịch vụ viễn thông từ xa xỉ thành thứ hàng hóa bình dân. Sau cuộc cách mạng ấy là sự thay đổi vượt bậc trong đời sống người dân và nền kinh tế Việt Nam nhờ tiếp cận tri thức và kết nối thông tin dễ dàng, chi phí thấp.
Cũng nhờ cách tiếp cận như vậy, thị phần của Viettel liên tục tăng trưởng thần tốc. Tính tới năm 2017, tổng số thuê bao của Viettel khoảng 60 triệu, chiếm 46,7% trong thị phần di động tại Việt Nam, bỏ xa Mobifone với 26,1%. Đứng số 1 Việt Nam về số lượng thuê bao di động.
Nếu xét riêng về thị phần (thuê bao) dịch vụ 2G, Viettel dẫn đầu, chiếm 42,5%; tiếp đó là MobiFone và VNPT, lần lượt nắm giữ 30% và 21,5% thị phần. Tương tự, đối với thị trường cung cấp dịch vụ 3G, năm 2016 số thuê bao di động 3G của mạng Viettel chiếm tới 57,7% tổng số thuê bao 3G, tăng hơn 16% so với năm 2013.
Từ số 1 Việt Nam tới Top 15 thế giới
Năm 2007, Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành lập Viettel Global với tham vọng đưa thương hiệu Việt "xuất ngoại". Chỉ sau 2 năm, Viettel Global đã có mặt tại Lào và Campuchia và trở thành doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có mặt ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Chưa dừng lại tại đó, kể từ năm 2009 đến năm 2018, Viettel liên tục mở rộng thị trường quốc tế với việc triển khai hoạt động ở 3 châu lục và 10 nước khác nhau, bao gồm: Lào, Campuchia, Đông Timor, Haiti, Peru, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania và Myanmar. Cũng trong năm 2018, Viettel lọt vào danh sách Top15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.
Cho tới năm 2018, Viettel đã kinh doanh tại 11 quốc gia trên thế giới là Việt Nam, Campuchia, Lào, Đông Timor, Haiti, Peru, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania và Myanmar.
Sau 10 năm xuất ngoại, Viettel Global đã đạt được nhiều thành quả đáng nể. Cụ thể, tại 5 thị trường Campuchia, Lào, Burundi, Đông Timor, Mozambique, Viettel Global đã nhanh chóng đứng ở vị trí số 1 về thị phần thuê bao, doanh thu và lợi nhuận. 8/10 thị trường đã có lãi và đã có 3 thị trường hoàn vốn là Lào, Campuchia và Đông Timor.
Trong đó, tính riêng mạng di động Metfone (công ty con của Viettel tại Campuchia), trong năm 2018, Metfone đã đạt doanh thu lũy kế là 2.245 tỷ USD và lợi nhuận lũy kế đạt gần 300 triệu USD.
Metfone đã giúp Viettel hoàn vốn về cổ tức gần 250 triệu USD, gấp gần 6 lần vốn đầu tư. Đặc biệt, thị trường này đã hoàn vốn sau 4 năm kinh doanh, trong khi trung bình các doanh nghiệp viễn thông đầu tư nước ngoài sẽ hoàn vốn trong vòng 10 năm.
Với thị trường Myanmar, dù mới đi vào hoạt động nhưng đây là thị trường đạt tăng trưởng ấn tượng nhất trong lịch sử đầu tư nước ngoài của Viettel Global.
Chỉ sau hơn 6 tháng khai trương, Mytel - thương hiệu của Viettel tại đây, đạt vượt mốc 5 triệu thuê bao. Mytel cũng là hiện tượng tăng trưởng của ngành viễn thông toàn cầu. Theo dự kiến, Mytel sẽ có lãi trong năm 2019 và tiếp tục là động lực tăng trưởng lớn nhất của Viettel Global.
Với những thông tin lạc quan từ thị trường nước ngoài, cổ phiếu VGI của Viettel Global niêm yết trên sàn UpCom đã tăng rất mạnh kể từ đầu năm 2019.
Cụ thể, vào đầu tháng 3/2019, cổ phiếu VGI chạm đỉnh 28.000 đồng/CP, tăng gấp đôi so với cuối năm 2018. Hiện VGI đang dao động quanh mức 22.500 đồng, tương ứng với vốn hóa thị trường đạt hơn 50.000 tỷ đồng (2,2 tỷ USD).
Tiên phong hàng loạt công nghệ mới
Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di động, Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel còn tiên phong trong nhiều công nghệ mới. Cụ thể, Viettel là nhà mạng đầu tiên triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam. Vào tháng 4/2017, Viettel này đã triển khai 36.000 trạm thu phát sóng trong 6 tháng, phủ 95% dân số. Thống kê đến hết tháng 3/2018 cho thấy, đã có 10,6 triệu thuê bao 4G trên mạng Viettel.
So với dịch vụ 3G, tốc độ 4G Viettel phát triển được sau 1 năm khai trương cao gấp 10 lần. Hiện 4G đã chiếm gần 20% tổng số khách hàng của Viettel, cao hơn so với tỉ lệ này tại các nước châu Á (trung bình khoảng 10% - 15% thuê bao toàn mạng sau 1 năm khai trương).
Viettel là nhà mạng đầu tiên triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam.
Không chỉ phổ biến ở các khu vực đô thị, thành phố lớn, 4G Viettel đã len lỏi vào các tỉnh vùng sâu, vùng xa nhất của Tổ quốc, đem lại cơ hội học tập và nghề nghiệp cho nhiều người dân. Bên cạnh đó, công nghệ 4G cũng đã trở thành nền tảng để triển khai nhiều dự án 4.0 quan trọng của xã hội, chính phủ.
Viettel cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên triển khai điện toán đám mây (Cloud) vào năm 2008, đây cũng là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên đưa ra dịch vụ cloud tại Việt Nam.
Viettel cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên triển khai điện toán đám mây.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, thị phần điện toán đám mây của Viettel đứng đầu thị trường với hơn 16%, bỏ rất xa các đối thủ cạnh tranh như FPT hay VNPT. Năm 2017, Viettel IDC là đơn vị trong nước đầu tiên và duy nhất hiện nay được cấp chứng chỉ Nhà cung cấp dịch vụ cấp độ doanh nghiệp (Enterprise Service Provider) đầu tiên và duy nhất của VMWare tại Việt Nam.
Hiện tại, Viettel IDC cũng là nhà cung cấp duy nhất tại Việt Nam cung cấp hệ sinh thái dịch vụ đầy đủ cho khách hàng: từ tính toán (compute), mạng (networking), lưu trữ (storage), an ninh bảo mật (security), dịch vụ quản trị (manage services), khôi phục dữ liệu (Dr as a service) và các dịch vụ khác. Trong tương lai, Cloud của Viettel sẽ được xuất ngoại sang Campuchia và Myanmar.
Trong lĩnh vực công nghệ chế tạo, Viettel khiến cả thế giới ấn tượng với sản phẩm máy bay không người lái (UAV) được trình diễn tại Triển lãm Indo Defence, dù chỉ mang đi trưng bày mẫu máy bay không người lái cỡ nhỏ có tên gọi Shikra với trọng lượng 26 kg và sải cánh 3,5m.
Ngoài ra, Viettel đang phát triển Công ty An ninh mạng Viettel. Doanh nghiệp tiếp tục đặt mục tiêu đứng số 1 ở lĩnh vực Dịch vụ giám sát và xử lý sự cố an toàn thông tin (ATTT) 24/7, Dịch vụ kiểm định đánh giá ATTT cho hệ thống và ứng dụng, Dịch vụ rà soát gỡ bỏ mã độc...
Mức tăng trưởng thần tốc của Viettel sau 30 năm
Sau 30 năm hình thành và phát triển, doanh thu và lợi nhuận của Viettel tăng vài chục nghìn lần. Cụ thể, tổng doanh thu của Viettel vào năm 1990 đạt khoảng 1,46 tỷ đồng, cho tới năm 2018, tổng doanh thu của Viettel đạt 234.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam.
Năm 2018, tổng doanh thu của Viettel đạt 234.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam.
Tương tự, lợi nhuận hợp nhất năm 1990 đạt 125 triệu đồng và cho tới hiện tại (hết ngày 31/12/2018) tổng lợi nhuận hợp nhất đạt 37.600 tỷ đồng, chiếm hơn 70 % lợi nhuận toàn ngành, nộp ngân sách nhà nước 37 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 70 % số tiền nộp ngân sách toàn ngành.
Vào tháng 1/2018, 1/2018, vốn điều lệ của Viettel đạt 121.520 tỷ đồng (khoảng 5,4 tỷ USD). Dự kiến, vốn điều lệ của Tập đoàn giai đoạn từ 2015 - 2020 là 300.000 tỷ đồng (khoảng 13,3 tỷ USD).
Bước sang năm 2019, Viettel đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu 7,3% (hơn 251 nghìn tỷ đồng); lợi nhuận tăng 4,6% (hơn 39 nghìn tỷ đồng) so với năm ngoái. Viettel cũng dự kiến sẽ nộp 38.100 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước năm 2019.
Trong tương lai, Viettel tiếp tục xác định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm.
Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,... từ cấp trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống.
Theo vtc
Viettel thực hiện thành công cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam Tốc độ kết nối mạng di động 5G của Viettel với thiết bị đầu cuối đạt từ từ 1,5 - 1,7 Gbps - tương đương với tốc độ của cáp quang thương mại. Sáng 10/5, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) cùng Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) thực hiện kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động...