Nhân viên Huawei lo lắng về tương lai
Dù nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi bác bỏ quan ngại về đòn cấm vận mới của Mỹ, tuy nhiên nhiều nhân viên tập đoàn này vẫn rất lo lắng.
Không phải nhân viên Huawei nào cũng tự tin như nhà sáng lập Nhậm Chính Phi
Ông Nhậm vào tuần trước khẳng định Huawei có tích trữ vi mạch và hoàn toàn đủ khả năng tự sản xuất để chống chọi với hai lệnh cấm mà chính quyền Washington đưa ra.
“Nếu muốn biết chuyện của chúng tôi, các bạn có thể vào “Tiếng lòng” – diễn đàn trao đổi nội bộ sử dụng bởi đội ngũ Huawei (cho phép người ngoài truy cập một phần)”, ông Nhậm tự tin tuyên bố.
Tuyên bố trên chẳng thể trấn an tất cả mọi người. Một nhân viên tên Xiao Feng viết trên diễn đàn nội bộ: “Những cá nhân như chúng ta nên làm gì trong lúc khó khăn? Trả bớt nợ và giữ đủ tiền mặt. Lập kế hoạch cho những tài sản tài chính, đừng quá lạc quan về thù lao hay thu nhập”.
Còn theo một nhân viên giấu tên: “Một mình Huawei chẳng thể giải quyết vấn đề. Chúng ta cần tìm kiếm hỗ trợ từ chính sách nhà nước”. Người này còn đề xuất chặn linh kiện Mỹ vào thị trường Trung Quốc giống như từng làm với Facebook, Google hay Twitter.
Vài nhân viên khác hiến kế tránh lệnh cấm: dùng nền tảng thương mại điện tử Taobao mua linh kiện, lập hàng loạt công ty mới để mua hàng từ nhà cung cấp Mỹ.
Video đang HOT
Một nhân viên dùng tên thật Xu Jin kêu gọi “cùng tiến cùng lui” với Huawei. Nhưng một người khác lấy tên Youxin lại chia sẻ: “Tôi cũng muốn làm vậy, nhưng sếp tôi vừa bảo hãy xếp đồ và ra đi”.
Chính quyền Washington hai tuần trước vừa tung đòn cấm vận: cấm công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông sản xuất bởi đơn vị gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đồng thời cấm Huawei lẫn 70 chi nhánh mua linh kiện từ nhà cung cấp Mỹ nếu không có sự chấp thuận từ chính quyền.
Ngay sau đó, hàng loạt doanh nghiệp công nghệ quay lưng Huawei. Danh sách đơn vị tẩy chay tập đoàn Trung Quốc ngày một nhiều.
Theo Một Thế Giới
Huawei bán chip 5G cho Apple: Cởi mở hay mưu cao?
Khoe khả năng phát triển 5G đi trước thế giới, Huawei tuyên bố sẽ bán chip 5G cho Apple.
Trong một tuyên bố mới nhất, Tập đoàn công nghệ Huawei tuyên bố sẵn sàng bán chip 5G tốc độ cao và nhiều loại chip khác cho hãng smartphone đối thủ Apple, bất chấp việc Mỹ đang cấm sử dụng các sản phẩm công nghệ Trung Quốc.
Huawei thắng thế trước Apple trong cuộc đấu 5G.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Mỹ, nhà sáng lập kiêm CEO Huawei Nhậm Chính Phi cho biết công ty sẽ cân nhắc việc bán chip 5G cho Apple.
"Chúng tôi cởi mở với Apple về vấn đề này" - ông Nhậm nói.
Apple khó có khả năng cần bộ xử lý Kirin 980 của Huawei vì hãng công nghệ Mỹ có bộ xử lý riêng nhưng chip 5G có thể được xem xét.
Theo CNBC, Huawei phát triển chiến lược kinh doanh đối đầu với các sản phẩm ở phân khúc cao cấp như Apple và Samsung là tự phát triển chip riêng, trong đó có modem giúp smartphone kết nối được với 5G và bộ xử lý cho thiết bị. Những linh kiện này duy nhất được dùng trên thiết bị của Huawei.
Apple chưa tung ra thiết bị có khả năng hỗ trợ 5G. Apple trước nay dùng modem của Qualcomm và Intel cho iPhone, song mẫu iPhone mới nhất thì chỉ dùng modem Intel.
Apple và Qualcomm đang vướng vào cuộc chiến pháp lý liên quan đến bằng sáng chế.
Qualcomm có modem có thể hỗ trợ 5G, trong khi modem 5G của Intel thì không xuất hiện cho đến năm 2020.
Điều này có thể mở cửa cơ hội cho Huawei. Hàng của hãng có thể là sự thay thế khả thi nếu Apple muốn tung ra điện thoại sẵn sàng kết nối 5G trong năm 2019.
Thay vì tạo ra sản phẩm khác biệt với đối thủ Mỹ, Huawei đã chọn cách làm mới: làm nhà cung cấp linh kiện cho hãng công nghệ Mỹ.
Sẵn sàng bán chip đặc biệt này cho Apple, Huawei đang muốn biến Apple thành một sản phẩm chỉ có giá trị ở vỏ. Một chiếc điện thoại "vỏ Mỹ, ruột Trung Quốc" chắc chắn là điều mà hãng công nghệ Trung Quốc muốn vươn tới.
Không rõ đây là một chiến lược nghiêm túc hay chỉ mang tính chất chế nhạo Apple bởi nếu Huawei bán chip 5G và bộ xử lý cho sản phẩm Apple trong tương lai, tức là họ sẽ giành được hai mục đích.
Một là, các quốc gia châu Âu, thậm chí cả Mỹ nếu chưa phát triển hạ tầng viễn thông 5G thì cần nhanh chóng hoàn thiện để phù hợp với chiếc điện thoại thông minh mới nhất.
Cho đến nay, mới chỉ Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thiện việc xây dựng này và sẵn sàng phát triển hạ tầng ở các quốc gia khác. Trong khi đó, các nhà viễn thông Mỹ còn nhiều cản trở trong việc phát triển hạ tầng 5G trên thế giới.
Trong trường hợp các nhà thầu Mỹ chưa sẵn sàng, sự ủng hộ lựa chọn Huawei là nhà thầu xây dựng là lựa chọn sáng suốt ở các nước châu Âu.
Mục tiêu thứ hai mà Huawei có thể đạt được là việc hạ thấp đối thủ Mỹ trong bối cảnh hai nước có những đối đầu thương mại, thậm chí cả chính trị.
Việc mời đối thủ dẫn đầu thế giới mua linh hồn của chiếc điện thoại - một con chip 5G, không khác nào vừa chế nhạo Apple đang đi sau Huawei và chỉ là cái vỏ cho hãng công nghệ Trung Quốc.
Theo Đất Việt
Chủ tịch Huawei trả đòn tẩy chay: Tạm biệt Mỹ, Anh Chủ tịch tập đoàn Huawei cảnh báo sẽ rút khỏi thị trường Mỹ và Anh nếu như không được chào đón. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos - Thụy Sĩ ngày 22/1, Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa cho biết, Huawei có thể chuyển giao công nghệ cho các quốc gia chào đón Huawei. Chủ tịch...