Bitcoin phá mốc 45.000 USD, vực dậy cả thị trường tiền mã hóa
Nhiều chuyên gia nhận định Bitcoin và thị trường tiền số đã phá vỡ xu hướng giảm trong 2 tháng qua.
Trưa ngày 8/2, thị trường tiền mã hóa ghi nhận tín hiệu tích cực ở tất cả đồng coin và token. Bitcoin ( BTC), đồng tiền có vốn hóa lớn nhất đã vượt qua mốc 45.000 USD trước khi giảm nhẹ, dao động quanh vùng 44.800 USD. Đã 5 ngày liên tục BTC không xuất hiện tín hiệu giảm.
Tiếp bước BTC, các đồng nền tảng như Ethereum ( ETH), Avalanche (AVAX) hay Solana (SOL) tiếp tục hồi phục tốt. Trong 7 ngày qua, các coin trên đã tăng lần lượt 14,58%, 27,18% và 10,92%, tính đến trưa ngày 8/2, theo CoinMarketCap.
Bên cạnh sự bứt phá ngoạn mục của các dự án vũ trụ ảo (metaverse) như Decentraland (MANA), The Sandbox (SAND) hay Gala (GALA), thị trường tuần này cũng chứng kiến sự tăng trưởng đến từ dự án XRP, coin có vốn hóa lớn thứ 6. Theo Fool, việc tăng giá do tổ chức Ripple, công ty đứng sau đồng XRP vừa đón tín hiệu tích cực trong vụ kiện với Ủy ban Chứng khoán Mỹ.
Thị trường tiền số tăng trưởng tích cực trong tuần này.
Memecoin nổi tiếng Shiba Inu (SHIB) đã tăng 54% trong 2 ngày qua. Vốn hóa toàn thị trường tiền số lần đầu quay lại mức 2.000 tỷ USD sau 3 tuần giảm giá vào trưa ngày 8/2, theo TradingView.
Phá vỡ xu thế giảm
Tín hiệu tích cực trên toàn thị trường tiền số khiến cho nhiều chuyên gia nhận định “mùa đông crypto” đã chấm dứt. Glassnode, công ty chuyên phân tích dữ liệu blockchain nhận định thị trường “đang đi vào giai đoạn tăng trưởng” do các nhà đầu tư theo phong cách ngắn hạn bắt đầu có lợi nhuận.
Video đang HOT
Chỉ số SOPR là dấu hiệu cho thấy thị trường quay lại đà tăng giá
Theo Glassnode, chỉ số SOPR dùng để đánh giá mức lợi nhuận do các coin và token được mua trong 155 ngày gần nhất. Lần đầu tiên kể từ cuối tháng 11, chỉ số này đã quay lại mức an toàn sau hơn 2 tháng do thị trường “đỏ lửa”.
Các tổ chức và định chế đầu tư lớn đã đầu tư mạnh mẽ vào thị trường tiền số trong tuần trước. Theo thông số từ CoinDesk, riêng BTC đã có mức đầu tư 71 triệu USD. Tính toàn bộ thị trường, con số này là 85 triệu USD. Đây là con số lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2021.
Dòng tiền đổ vào thị trường với tốc độ nhỏ giọt kể từ khi BTC giảm mạnh vào cuối tháng 1. Trước đó, các tổ chức và định chế đã rút mạnh tiền ra khỏi thị trường tiền mã hóa trong 5 tuần liên tiếp khiến các đợt giảm giá mạnh nối tiếp nhau xảy ra, gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.
Vùng giá tiếp theo
Các chuyên gia cho rằng sau khi vượt qua mốc 43.000 USD, đích đến tiếp theo của BTC là vùng giá 45.000-47.000 USD. Theo nhà phân tích kỹ thuật Damanick Dantes, trong vài tuần tới, Bitcoin khó có thể giảm mạnh.
Vùng giá 45.000-47.000 là nơi tiếp theo BTC hướng đến. Tuy nhiên khi đạt đến cột mốc này, Bitcoin có thể sụt giảm do đây là vùng kháng cự mạnh.
Dòng tiền bắt đầu đổ mạnh vào thị trường tiền số.
Theo ông Dantes, chỉ số sức mua RSI trong khung thời gian ngày chưa đến mức quá bán, vì thế BTC có thể tiếp tục tăng thêm trong tuần này.
Dưới góc nhìn kĩ thuật, Nicholas Cawley, chuyên gia tại DailyFX cũng nhận định Bitcoin sẽ tăng đến vùng giá 46.000 USD. Ông Cawley đề cập việc bứt phá qua mốc 44.500 USD “giúp đồng tiền số này hoàn thiện mô hình tăng giá”.
Nathan Batchelor, trưởng nhóm phân tích BTC tại tổ chức nghiên cứu SIMETRI cũng đồng tình với ý tưởng trên. Bitcoin sẽ đạt mốc 45.000 USD sau khi chinh phục vùng giá 43.000 USD, ông Nathan chia sẻ với Bloomberg.
Bên cạnh dấu hiệu tích cực từ các nhà đầu tư và chỉ báo, một số công ty lớn cũng đưa ra thông tin tốt cho thị trường tiền số. KPMG, tập đoàn kiểm toán trong nhóm “Big 4″ thông báo chi nhánh Canada của họ đã chấp nhận Bitcoin và Ethereum là một dạng tài sản lưu trữ của công ty.
Bitcoin, Ethereum, Solana hồi phục mạnh mẽ
Thị trường tiền mã hóa ghi nhận tín hiệu tích cực sau kết quả cuộc họp của FED nhưng phần đông nhà đầu tư vẫn chưa lạc quan.
Rạng sáng 16/12 (giờ Việt Nam), Bitcoin đã lấy đà tăng lên mốc 49.000 USD khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng họ tiếp tục thu mua trái phiếu thị trường và vẫn chưa tăng lãi suất trong thời gian tới.
Theo CoinDesk, quyết định của FED đã được dự đoán trước và việc tiếp tục bơm tiền của FED khiến các nhà đầu tư tin rằng Bitcoin vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của họ trong thời gian tới.
Bên cạnh tín hiệu tích cực của Bitcoin sau thời gian bán tháo mạnh mẽ từ cuối tháng 11 đến nay, các đồng tiền mã hóa khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội. Solana (SOL), đồng tiền mã hóa tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong năm 2021, vừa hồi phục 14% trong 24 giờ qua.
ETH cũng vừa quay trở lại mốc 4.000 USD. Các đồng nền tảng khác như Polkadot (DOT), Polygon (MATIC), Avalanche (AVAX) cũng có đà bứt phá ấn tượng với con số lần lượt là 12%, 17% và 20% trong cùng quãng thời gian.
Giá của BTC (màu cam) so với lãi suất trái phiếu Mỹ (xanh).
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng giai đoạn cuối năm rất khó để thị trường tiền mã hóa có thể ghi nhận mức tăng trưởng mạnh dù cuộc họp của FED mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Việc thị trường tiền mã hóa ngày càng di chuyển cùng chiều với thị trường truyền thống khiến cho các đồng tiền dẫn đầu thị trường dễ gặp nhiều rủi ro.
Các yếu tố không kém quan trọng khác như chủng virus Omicron đang âm ỉ lây lan cũng như chu kỳ thị trường truyền thống cuối năm thường có biến động mạnh khiến tâm lý chung của các nhà đầu tư còn nhiều quan ngại trong việc mạnh tay với thị trường tiền mã hóa.
Theo Coin Telegraph, thị trường có thể bức phá nếu Bitcoin giữ vững mốc 48.000 USD. Tuy nhiên trong ngắn hạn, xu hướng đi ngang vẫn chiếm thế chủ đạo khi khối lượng giao dịch chung của thị trường đều đang ở mức thấp.
"Chúng có nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính nếu chúng được quản lý chặt chẽ. Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ quy định nào cho các đồng tiền ổn định (stablecoin). Nếu làm được điều này, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và chắc chắn sẽ được các đại gia công nghệ lựa chọn cho các dự án của mình", người đứng đầu FED Jerome Powell chia sẻ sự lạc quan về tiền ổn định.
Chủ tịch FED Jerome Powell trong buổi chia sẻ.
Mặc dù đánh giá tiền mã hóa "nhiều rủi ro" và "không được bảo chứng bởi tài sản nào", Powell chia sẻ ông và đội ngũ sẽ không hành động như những gì Trung Quốc đã làm. Powell nhận định: "Chúng tôi thấy chúng giống như thị trường truyền thống, chỉ đơn giản là thiếu các cơ sở pháp lý. Mô hình thế nào, pháp lý thế nấy".
Ngày 4/12, thị trường tiền số đột ngột lao dốc khi 700 tỷ vốn hóa bị thổi bay chỉ sau 24 giờ, trong đó Bitcoin giảm xuống mức đáy 42.000 USD, kéo theo sắc đỏ ở các đồng tiền khác. Đợt hồi phục vào tối qua đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc lần đầu tiên sau 2 tuần đi ngang giúp cho các nhà đầu tư lấy lại tia hy vọng trước khi giai đoạn cuối năm đã cận kề.
Bitcoin vượt mốc 42.000 USD, token metaverse bùng nổ Tâm lý tích cực của các nhà đầu tư sau khi phá được mức cản quan trọng giúp giá Bitcoin và nhiều loại tiền mã hóa khác tăng mạnh. Trưa ngày 7/2, Bitcoin (BTC) được giao dịch quanh mốc 42.800 USD. Đồng tiền số bứt phá qua vùng giá 40.000-41.000 USD sau 2 ngày cuối tuần đi ngang. Khối lượng giao dịch của...