Bitcoin lao dốc thảm, đây là từ khóa mà người chơi coin đổ xô tìm kiếm trên Google để tìm ra nguyên nhân
Các cuộc thảo luận trực tuyến về mức độ an toàn của công nghệ blockchain vẫn rộ lên. Lượng tìm kiếm trên Google bằng từ khóa “ Bitcoin double-spend” tăng vọt.
Cú lao dốc hơn 10% của Bitcoin ngày hôm qua đã làm rộ lên 1 cuộc tìm kiếm những lý do tại sản loại tài sản vốn nổi tiếng là biến động mạnh này lại bị bán tháo. Hiện đang nổi lên 1 lý do thu hút được nhiều sự chú ý, và mặc dù lý do này đã được làm rõ là không phải nguồn cơn, nó vẫn làm dấy lên nỗi hoài nghi về sức sống của Bitcoin nói riêng và tiền số nói chung.
1 bài viết trên trang blog ForkMonitor đã đề cập đến cụm từ “chi tiêu 2 lần” (double-spend), trường hợp người dùng chi tiêu cùng 1 đồng tiền số tại nhiều nơi để nhận được các dịch vụ và hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Ví dụ, 1 người đã chi một số tiền để mua ô tô, đã thanh toán cho người bán bằng tiền số và sau đó lấy xe về nhưng cuối cùng lại có thể dùng số tiền đó để mua mặt hàng khác. Trong công nghệ chuỗi khối blockchain, giao dịch có thể không bị ghi vào sổ cái và dẫn đến lỗi chi tiêu 2 lần.
Tuy nhiên, theo Nic Carter, nhà đồng sáng lập của công ty dữ liệu Coin Metrics, “trong trường hợp này có vẻ như người bán đã không bị lừa gạt”. Ông này dự đoán đây chỉ là lỗi phần mềm.
Bitcoin được tạo nên với mục đích trở thành 1 đồng tiền kỹ thuật số sẽ không cần đến bất kỳ cơ quan trung ương nào hậu thuẫn hoặc kiểm soát các giao dịch. Thay vì các phần mềm tại hệ thống ngân hàng sẽ xử lý các giao dịch điện tử như đối với tiền pháp định, Bitcoin được giao dịch bằng công nghệ blockchain – mà về cơ bản là 1 bảng thống kê ghi lại thời gian các đồng tiền số được chuyển đi cũng như đích đến của chúng. Các giao dịch sẽ được ghi nhận vào chuỗi khối sau khi 1 bên thứ ba xác nhận giao dịch, và bên thứ ba nhận được phần thưởng là tiền số.
Video đang HOT
Công nghệ blockchain được cho là không thể biến đổi, do đó sẽ ngăn chặn được các hành vi lừa đảo và không thể đảo ngược các giao dịch. Nếu thực sự có những giao dịch “chi tiêu 2 lần”, điều đó có nghĩa là công nghệ blockchain vẫn có thể bị xâm phạm và tính bảo mật, độ an toàn của tiền số không cao như cam kết. Thông thường người bán sẽ chờ đợi khoản thanh toán được xác nhận tới 6 lần, nhưng trong trường hợp chi tiêu 2 lần, giao dịch chỉ được xác nhận duy nhất 1 lần.
Theo Carter, rất hiếm khi 1 khoản thanh toán được coi là lần thanh toán cuối cùng chỉ sau 1 lần xác nhận. Do đó trong trường hợp này có lẽ 2 block – thuật ngữ chỉ 1 lần xác nhận – có cùng giao dịch từ cùng 1 địa chỉ nhưng toàn bộ 1 block đã không được ghi nhận.
Dẫu vậy, các cuộc thỏa luận trực tuyến về mức độ an toàn của công nghệ blockchain vẫn rộ lên. Lượng tìm kiếm trên Google bằng từ khóa “ Bitcoin double-spend” tăng vọt.
Hiện giá Bitcoin đã xuống dưới 30.000 USD/đồng. Các đồng tiền số khác cũng bị bán tháo, với chỉ số Bloomberg Galaxy Crypto Index giảm 10%.
Theo Andreas Antonopoulos, chuyên gia về Bitcoin và công nghệ blockchain, “mạng lưới blockchain của Bitcoin đã hoạt động chính xác như thiết kế ban đầu suốt 12 năm nay, những gì chúng ta đang nhìn thấy là hiện tượng sắp xếp lại block – điều xảy ra trung bình 2 tuần 1 lần và là điều hết sức bình thường đối với các thuật toán đồng thuận”.
Giá Bitcoin lại giảm về dưới 33.000 USD
Giá trị tiền mã hóa Bitcoin đã giảm gần 5.000 USD chỉ trong 2 ngày.
Tính đến 17h 21/1, giá trị Bitcoin theo thống kê của Coindesk là khoảng 32.900 USD, giảm 5,35% chỉ trong 24 giờ, tương đương giá trị vốn hóa hơn 612 tỷ USD.
Đây là ngày thứ 2 liên tiếp giá trị Bitcoin giảm mạnh. Trước đó vào 20/1, đồng tiền này chứng kiến đợt giảm giá từ hơn 37.000 USD xuống chỉ còn dưới 35.000 USD.
Giá Bitcoin giảm mạnh chiều 21/1.
Tính trong 10 ngày qua, giá của Bitcoin liên tục biến động, có lúc xuống còn 30.500 USD nhưng nhanh chóng tăng trở lại lên gần 40.000 USD. Trong chưa đầy một tuần, giá Bitcoin giảm 16% từ mức gần 40.000 USD/đồng ngày 14/1. Nếu so với mức đỉnh gần 42.000 USD/đồng được thiết lập hôm 8/1, giá Bitcoin đã giảm tới 19,7%.
Không chỉ Bitcoin, các loại tiền mã hóa khác cũng giảm giá trị trong ngày 20/1. Theo các chuyên gia, lý do đến từ nhận xét của Janet Yellen, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho rằng các loại tiền mã hóa "chủ yếu" được dùng trong các giao dịch bất hợp pháp. Bà là ứng cử viên của Tổng thống Joe Biden cho chức Bộ Trưởng Ngân khố.
"Tôi nghĩ nhiều người đang sử dụng tiền mã hóa, chủ yếu cho các giao dịch tài chính bất hợp pháp. Theo tôi, chúng ta cần phải xem xét việc hạn chế sử dụng chúng, đảm bảo các hoạt động rửa tiền không diễn ra trên các kênh đó", bà Yellen cho biết.
Theo một cuộc khảo sát của Deutsche Bank, đa số nhà đầu tư (89%) coi Bitcoin và cổ phiếu công nghệ Mỹ là bong bóng thị trường lớn nhất từ trước đến nay. Cuộc khảo sát diễn ra với 627 chuyên gia trong khoảng thời gian từ 13-15/1.
Theo bà Janet Yellen, tiền mã hóa chủ yếu được dùng trong các giao dịch bất hợp pháp.
Trả lời CNN , ông Michael Hartnett, chiến lược gia đầu tư tại Bank of America Securities cho rằng Bitcoin là "mẹ của mọi bong bóng".
"Đồng tiền này đã tăng giá khoảng 1.000% trong 2 năm qua. Đáng nói, mức tăng đó lớn hơn nhiều những bong bóng từng xuất hiện vài thập kỷ trước", ông nhận định. Nhiều nhà đầu tư Phố Wall cũng cảnh báo việc Bitcoin tăng nóng là dấu hiệu của cơn "cuồng đầu cơ", từng xuất hiện hồi 2017.
Trên Twitter, "cá mập" Mark Cuban của Shark Tank ngày 11/1 đã so sánh giao dich tiền mã hóa với bong bóng Dot-com vào cuối thập niên 1990 - hiện tượng cổ phiếu các công ty công nghệ, nhất là công ty Internet, được đầu cơ và đẩy giá lên cao trước khi vỡ vào năm 2001.
"Theo dõi giao dịch tiền mã hóa giống như bong bóng chứng khoán trên Internet... Tôi nghĩ BTC (Bitcoin), ETH (Ethereum) hay một số tiền mã hóa khác sẽ phát triển sau khi bong bóng vỡ giống Amazon, eBay và Priceline, trong khi những tiền mã hóa khác sẽ biến mất", Cuban nhận định.
Lợi dụng tâm lý sợ hãi, những kẻ lừa đảo hét giá mua vắc-xin Covid-19 trên dark web lên tới 1000 USD bằng đồng bitcoin Công ty an ninh mạng Check Point cho biết, người lẻ lừa đảo trên dark web đã đăng quảng cáo bán vắc-xin Covid-19, đồng thời yêu cầu thanh toán bằng bitcoin nhưng không hề giao hàng. Theo công ty an ninh mạng Check Point, một số người đã rao bán vắc-xin Covid-19 trên dark web và yêu cầu người mua phải thanh toán...