Binh sĩ Nga, Trung Quốc, Iran hăm hở tranh tài ở hội thao quân sự
Các lực lượng Nga đã so tài với các đội đến từ Trung Quốc, Iran và Syria trong một loạt các phần thi gay cấn thuộc khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế 2018 nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa các quốc gia.
Hội thao quân sự quốc tế 2018 đang diễn ra tại Nga với sự tham gia của các quân chủng, binh chủng đến từ 32 quốc gia.
Hội thao quân sự quốc tế 2018 ( International Army Games) được Bộ Quốc phòng Nga khởi xướng, là một giải đấu tổng hợp dành cho các quân chủng, binh chủng đến từ nhiều quốc gia với rất nhiều phần thi hấp dẫn.
Các phần thi này bao gồm Tank Biathlon – cuộc đua dành cho xe tăng chiến đấu chủ lực; Suvorov Attack với đối tượng tranh tài là xe chiến đấu bộ binh; Aviadarts – màn so tài của các loại chiến đấu cơ tối tân, Keys to the sky – thử sức của tổ hợp tên lửa phòng không…
Năm nay các đội đến từ 32 quốc gia sẽ tham gia các phần thi kéo dài trong 2 tuần, bao gồm cả các quân chủng, binh chủng đến từ Myanmar, Algeria và Sudan. Hội thao diễn ra trong bối cảnh hơn 3.000 binh sĩ NATO từ 13 quốc gia cũng đang tập trận ở Georgia, sát sườn Nga.
Video đang HOT
Một video của giải đấu ghi lại cảnh các đội thi vượt qua sông Oka bằng phao và xe bọc thép.
Hình ảnh tại hội thao.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh: “Mỗi năm chúng tôi có nhiều đội tham gia hơn vào các cuộc tranh tài cũng như các phần thi trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, điều duy nhất không thay đổi là tinh thần can đảm, hào phóng, tình đồng chí luôn chiếm ưu thế trên chiến trường mô phỏng”.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, hội thao quân sự sẽ giúp tăng cường quan hệ giữa các quốc gia tham gia.
Theo Danviet
Trung Quốc từ chối đề nghị cô lập Iran của Mỹ
Ngày 3/8, Bloomberg đưa tin, Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu của Mỹ về việc cắt nhập khẩu dầu lửa Iran, bất chấp những nỗ lực của Washington nhằm đưa doanh số dầu lửa của Cộng hòa Hồi giáo về 0.
Kênh tin tài chính dẫn lời quan chức thạo tin khẳng định Mỹ đã không thể thuyết phục Trung Quốc cắt nguồn nhập khẩu dầu từ Iran, và các hoạt động mua bán của Bắc Kinh từ Tehran hồi tháng trước vẫn không đổi.
Đây là một cú giáng vào những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm cô lập Iran sau khi ông rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 với Tehran, còn được biết đến với tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).
Tuy nhiên, theo các quan chức giấu tên nói trên, Bắc Kinh đã đồng ý không tăng lượng mua dầu thô của Iran.
Tổng thống Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận đa phương với Iran hồi tháng 5 và công bố các kế hoạch tái áp đặt trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo, có thể dẫn tới việc loại bỏ doanh thu dầu lửa của Iran.
Trung Quốc - bên mua dầu thô hàng đầu thế giới và là khách hàng số 1 của Iran - trước đó cho biết nước này phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương và nâng lượng nhập khẩu dầu hàng năm từ Iran lên 26% hồi tháng 7.
Theo các số liệu theo dõi vận tải mà Bloomberg tập hợp, Trung Quốc chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu của Iran hồi tháng trước.
Tehran cũng đã nói rằng, nếu nước này không thể bán dầu lửa, các quốc gia khác trong khu vực cũng sẽ không thể làm vậy, gợi phỏng đoán rằng Tehran có thể chặn Eo biển Hormuz, nơi nhiều chuyến hàng chở dầu quốc tế đi qua.
Lượng nhập khẩu dầu từ Iran của Ấn Độ tăng
Ấn Độ, nước mua dầu thô Iran nhiều thứ 2, cũng đã tăng lượng nhập khẩu từ Iran vào tháng trước.
Số liệu thống kê sơ bộ tàu chở dầu cập cảng do Reuters đưa ra hôm 2/8 cho thấy quốc gia châu Á này đã tăng lượng dầu thô mua của Iran lên khoảng 30%, đạt mức kỷ lục 768.000 thùng/ngày, khi các nhà máy lọc dầu của nước này tăng đầu vào trước thềm các lệnh trừng phạt của Mỹ vào tháng 11.
Việc mua dầu lửa Iran của Ấn Độ hồi tháng 7 cao hơn khoảng 85% so với những chuyến hàng chở khoảng 415.000 thùng/ngày cách đây 1 năm, Reuters cho biết.
Số liệu sơ bộ cho thấy, các nhà máy lọc dầu của nước này chiếm khoảng 4/5 doanh số dầu thô của Iran trong tháng 7, trong đó Tập đoàn Dầu lửa Ấn Độ cùng đơn vị trực thuộc là Tập đoàn Xăng dầu Chennai mua khoảng 300.000 thùng/ngày từ Tehran.
Giới chức Mỹ đã đưa ra lập trường mềm mỏng hơn sau khẳng định ban đầu rằng họ sẽ gây sức ép buộc các đồng minh tại châu Âu, châu Á và Trung Đông tuân thủ các đòn trừng phạt và giảm lượng nhập khẩu về 0. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tháng trước nói rằng đất nước của ông để ngỏ khả năng xem xét miễn trừ đối với một số nước nhất định mua dầu của Iran.
Phú Bình
Theo Bloomberg, PressTV
Mỹ ra đòn Nga, Iran: Hệ lụy chiến lược tới Ấn Độ Sau khi khiến New Delhi bị ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và Iran, Washington đang tìm cách hạn chế các tác động này. Tờ Nikkei cho biết, mặc dù New Delhi đã thúc đẩy quan hệ với Washington trong hơn một thập kỷ, nước này là một bên bị ảnh hưởng chính trong hai loạt trừng phạt...