Bình Liêu: Nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia
Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, với điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn.
Song xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, những năm qua, quy mô mạng lưới, cơ sở vật chất trường, lớp, đội ngũ nhà giáo luôn được huyện quan tâm, phát triển, phù hợp với điều kiện, tình hình tại địa phương. Qua đó, tạo thuận lợi để ngành giáo dục huyện thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Công trình nhà hai tầng phòng học, phòng bộ môn của Trường THCS Húc Động (huyện Bình Liêu) dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2022.
Trường THCS Húc Động (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) hiện có 184 học sinh với 8 lớp. 100% học sinh là con em người dân tộc thiểu số. Năm học này, được sự quan tâm của huyện và Phòng GD&ĐT, nhà trường được xây mới công trình nhà 2 tầng gồm 10 phòng học, phòng bộ môn và 1 nhà vệ sinh chung.
Đây là niềm hạnh phúc, niềm mong mỏi của thầy và trò nhà trường trong suốt nhiều năm qua, bởi, khi có dãy nhà này, ban giám hiệu nhà trường sẽ có thể bố trí, điều chuyển các khối lớp đang học tại khu nhà cấp 4 bán kiên cố đã cũ kỹ, chật hẹp, xây dựng trên 20 năm sang khu nhà mới xây rộng rãi.
Thầy giáo Nguyễn Thành Trung, Hiệu trưởng Trường THCS Húc Động, cho biết: Dự kiến, công trình sẽ được hoàn thành vào tháng 8/2022. Khi đi vào sử dụng, công trình này sẽ giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây được học với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, an toàn… Đồng thời, tạo điều kiện để nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo yêu cầu trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới.
Tiết học trực tuyến của lớp 2B do cô giáo Ngô Thị Thu Hằng, Trường TH thị trấn Bình Liêu giảng dạy.
Video đang HOT
Còn tại Trường PTDTNT huyện Bình Liêu – nơi con em các dân tộc sinh sống tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa và con gia đình chính sách được tuyển vào học tập và rèn luyện, những năm qua, cũng luôn được huyện quan tâm đầu tư về mọi mặt. Năm học 2020-2021, nhà trường cũng được huyện quan tâm, đầu tư xây dựng mới 18 phòng ở khu ký túc xá, 6 phòng hiệu bộ và 4 phòng bộ môn.
Anh Trần A Chiu, thôn Mó Túc, xã Húc Động, huyện Bình Liêu, có con đang học tại Trường PTDTNT huyện Bình Liêu, chia sẻ: Tôi rất yên tâm khi gửi gắm con em mình học tại trường. Trường lớp khang trang, sạch đẹp. Tôi thấy cháu rất thích đến trường.
Xác định việc tăng cường, nâng cấp, củng cố cơ sở vật chất trường học là điều kiện thuận lợi để xây dựng trường chuẩn quốc gia, qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, những năm qua, UBND huyện Bình Liêu luôn chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện phải thường xuyên tiến hành rà soát cơ sở vật chất, nắm bắt nhu cầu xây mới, sửa chữa các điểm trường, đảm bảo cơ sở vật chất cho từng năm học.
Năm học 2021-2022, huyện đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp 19 hạng mục công trình trường học. Nhờ đó, các trường học trên địa bàn huyện đã ngày càng được chuẩn hóa về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đảm bảo cho việc chuyển đổi số trong giáo dục.
Bên cạnh sự quan tâm về cơ sở vật chất, để đáp ứng các tiêu chí trong xây dựng trường chuẩn, huyện Bình Liêu còn chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo. Công tác bồi dưỡng và cử đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên luôn được Phòng GD&ĐT huyện chú trọng.
Nhờ đó, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên, đa số cán bộ, giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn vể trình độ đào tạo là 79%, trên chuẩn đạt 22%.Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo sát sao của huyện và của ngành giáo dục, ngành giáo dục Bình Liêu đã thích ứng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, thi đua dạy tốt và học tốt, lấy người học làm trung tâm.
Nhờ có sự quan tâm, sự chỉ đạo sát sao của huyện về mọi mặt, công tác xây dựng trường chuẩn tại huyện Bình Liêu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có 21/24 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 87,5%. Trong đó, có 3/24 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt tỷ lệ 12,5%.
Xây dựng văn hóa đọc cho giới trẻ
Các thư viện hiện nay có xu hướng tập trung vào cơ sở vật chất, tài liệu nhiều hơn là tập trung vào xây dựng văn hóa đọc.
Xây dựng văn hóa đọc cho giới trẻ đang là đòi hỏi bức thiết, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.
Sinh viên Trường Đại học Hạ Long chọn mua sách tại Hội chợ sách.
Thực tế thói quen đọc truyền thống khi bạn đọc đến thư viện đọc sách hoặc mượn sách về nhà đọc đã không còn phù hợp vì nó quá đơn điệu và dễ gây nhàm chán. Để thư viện hấp dẫn cần có những hoạt động hữu ích đi kèm thì cũng khó thu hút bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi.
Theo đó, thư viện không chỉ là không gian đọc sách mà còn là không gian mở để học sinh có thể chia sẻ kiến thức thông qua các hoạt động nhóm, là nơi mà các em có thể hình thành và thực hiện các ý tưởng sáng tạo, phát triển các kỹ năng mềm. Còn lại việc đọc sách bây giờ, học sinh có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi trên nền tảng số chứ không nhất thiết phải cầm sách giấy hay đọc tại thư viện như trước.
Trước thực tế đó, những năm qua, Tỉnh Đoàn Quảng Ninh đã đẩy mạnh tuyên truyền thói quen đọc sách trong đoàn viên, thanh thiếu nhi. Các hoạt động nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu nhi, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh. Đồng thời, việc xây dựng thói quen đọc sách sẽ khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đọc trong việc góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong cộng đồng.
Một bà mẹ trẻ chọn mua sách cho 2 con.
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của thanh thiếu niên, học sinh. Qua đó, từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và lối sống văn hóa lành mạnh cho học sinh.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, đoàn thanh niên các cấp cũng đã chủ động hình thành không gian đọc hấp dẫn với đa dạng loại hình thư viện như: Thư viện vườn trường, thư viện lớp, thư viện xanh, tủ sách di động, tủ sách dùng chung... nhằm thu hút học sinh tham gia.
Hiện nay, ngoài việc phục vụ bạn đọc tại chỗ, Thư viện tỉnh còn mở rộng cho mượn sách luân chuyển đến thư viện huyện, thị xã và điểm bưu điện - văn hóa xã. Đồng thời, hệ thống thư viện tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng trên 420 tủ sách, thư viện trường học, 124 điểm bưu điện văn hóa xã, một số thư viện trong các công ty ngành Than, tủ sách bộ đội biên phòng, tủ sách của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh, thư viện của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh v.v.. Hàng năm, các thư viện huyện, thị xã phục vụ từ 70.000-80.000 lượt bạn đọc, từ 150.000-160.000 lượt sách, báo luân chuyển... Tại trường học, công tác khuyến khích đọc sách của giới trẻ cũng được giáo viên đặc biệt quan tâm.
Thư viện Trường Đại học Hạ Long còn là không gian để hoạt động nhóm.
Về cơ sở vật chất, các thư viện trong trường học đều được quan tâm đầu tư, xây dựng góc thư viện khang trang ngay trong khuôn viên để phục vụ nhu cầu đọc tại chỗ của học sinh. Bên cạnh đầu tư về nhiều loại sách phong phú, nhiều thư viện còn được trang trí sinh động nhằm tạo dựng không gian thoải mái, thư giãn nhất. Qua đó, nhằm khơi dậy niềm hứng thú, yêu thích đọc sách cho mỗi học sinh, dần hình thành phong trào đọc sách, văn hóa đọc ngay trong nhà trường.
Bên cạnh đó, hệ thống thư viện nhất là những thư viện cộng đồng ở ngoài nhà trường cũng được kết nối chặt chẽ với chương trình học để bổ trợ cho việc học của học sinh được tốt hơn. Tuy nhiên, khả năng ghi nhớ của các bạn hiện giờ chưa tốt. Thêm vào đó, hiện nay việc tiếp nhận thông tin có rất nhiều hình thức qua mạng xã hội nhưng những tin tức, thông tin mà họ đọc được ở đó tương đối ngắn gọn nên thiếu độ sâu về cảm xúc, không những không giúp cho việc sáng tạo, mà còn làm mất dần khả năng chủ động tư duy. Mặt khác, tính không chính thống của nhiều thông tin trên mạng cũng làm cho bạn đọc hoang mang.
Không chỉ vậy, khi sách trên thị trường đa dạng về thể loại thì một bộ phận bạn trẻ lại cảm thấy khó khăn trong việc chọn sách để đọc. Vì vậy, rất cần có những khóa ngắn hạn hướng dẫn cách đọc sách. Đào tạo người đọc cũng là việc quan trọng bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất.
Bạn đọc chọn mua sách trong một hội sách giảm giá.
Đối với thanh thiếu niên, học sinh, việc đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức tiếp nhận thông tin, kiến thức mà còn là một trong những hoạt động văn hóa. Vì vậy, xây dựng văn hóa đọc sách hiệu quả trong nhà trường là vô cùng cần thiết, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, mà còn giúp cho học sinh tích lũy tri thức, hình thành nhân cách.
Dù hiện nay các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiện lợi, song vẫn không thể thay thế được sách, việc đọc sách rất cần thiết và quan trọng, nhất là đối với các em, lứa tuổi học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Sách đồng hành với các em trong cả giờ học và ngoài cuộc sống. Đó là một trong những con đường để đi đến thành công.
Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm lĩnh vực mới được xếp hạng QS năm 2022 Đại học Quốc gia Hà Nội có 6/51 lĩnh vực được xếp hạng trong Bảng xếp hạng QS thế giới theo lĩnh vực năm 2022 Ngày 06/04/2022, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng 51 lĩnh vực thuộc 5 nhóm lĩnh vực của 1543 cơ sở giáo dục đại học thế giới, với khoảng 14000 chương...