Bình Định: Nỗi niềm giáo viên trẻ cắm bản gieo chữ cho học sinh đồng bào H’re

Theo dõi VGT trên

Nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, An Toàn là xã vùng cao khó khăn nhất huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Song các thầy cô giáo, nhất là những giáo viên trẻ đã vượt mọi gian khổ, cống hiến tuổi trẻ quyết bám bản, gieo con chữ cho học sinh đồng bào nơi đây.

Thầy cô phải… vào làng xin ăn

Hơn 1 giờ đồng hồ vượt qua những con dốc cao quanh có, có những đoạn khúc cua “tay áo”, chúng tôi mới đến điểm trường chính của Trường Tiểu học An Toàn. So với 10 năm trước đây, trường đã được đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là khoảng cách về địa lý, đường xa và dốc.

Bình Định: Nỗi niềm giáo viên trẻ cắm bản gieo chữ cho học sinh đồng bào H're - Hình 1

Nỗi niềm của những nữ giáo viên trẻ cắm bản gieo chữ nơi “cổng trời” an toàn.

Cô giáo trẻ Phan Thị Nga (xã An Hòa, huyện An Lão, Bình Định), giáo viên hợp đồng thâm niên 3 năm lên rừng “gieo chữ” cho học sinh đồng bào H’re ở Trường Tiểu học An Toàn chia sẻ: “So với ở đồng bằng, điều kiện trên này còn khó khăn hơn rất nhiều, cơ sở vật chất thiếu thốn. Như tôi dạy tin học mà chỉ vài cái máy tính bàn nhưng chẳng máy nào ra máy nào, còn ở đồng bằng học sinh có nguyên cả phòng máy để học. Trên này thiếu đủ… Đi dạy trên này, đường đi thì xa xôi, khó khăn nhưng mức lương thì cũng ngang nhau vì tôi còn là giáo viên hợp đồng, đã vậy mỗi tháng còn tốn thêm 400 ngàn tiền xăng xe đi lại”.

Cô Nga chia sẻ thêm: “Cực nhất vẫn là mùa mưa, nhiều khi bị sạt lở núi rất nguy hiểm, đường bị chia cắt, điện cúp, điện thoại không có sóng, gần như bị cô lập nên thầy cô phải vào làng xin ăn. Bởi, mỗi tuần đi dạy các thầy cô chỉ mang thức ăn dự trữ đúng trong 1 tuần”.

Bình Định: Nỗi niềm giáo viên trẻ cắm bản gieo chữ cho học sinh đồng bào H're - Hình 2

Thầy cô giáo phải xa gia đình ở lại tự nấu ăn, trong khi nhà bếp che tạm bợ nên rất khổ khi mùa mưa về.

Trong khi đó, cô giáo trẻ Võ Thị Phúc Nguyên, giáo viên hợp đồng phụ trách học sinh lớp mầm non, dù được những đồng nghiệp đi trước “cảnh báo” về những khó khăn. Thế nhưng, khi chính thức được phân công lên An Toàn giảng dạy, cô vẫn không hết bỡ ngỡ.

“Tôi vẫn là giáo viên hợp đồng mới lên An Toàn dạy được 1 năm. Dạy ở đồng bằng điều kiện cơ sở vật chất vừa tốt hơn lại gần nhà, còn trên này đi lại vất vả, đối diện nhiều hiểm nguy nhưng lỡ yêu nghề này thì phải chấp nhận”, cô Nguyên chia sẻ.

Bình Định: Nỗi niềm giáo viên trẻ cắm bản gieo chữ cho học sinh đồng bào H're - Hình 3

Video đang HOT

Học sinh ở An Toàn hầu hết là người đồng bào H’re

Do đường sá xa xôi đi lại khó khăn, hơn nữa là con gái nên cô phải chọn cách ở lại trường đến cuối tuần mới về nhà ở dưới xuôi. “Ở đây, có một mình tôi là giáo viên mầm non nhưng may là được ở cùng với các thầy cô trường tiểu học nên cũng đỡ buồn hơn. Hàng ngày, thầy cô lên rừng kiếm củi rồi về góp gạo thổi cơm chung. Học sinh trên này thì ngoan lắm, biết nghe lời nên dù gắn bó với các em chưa lâu nhưng tôi rất yêu các em. Nếu như được vào biên chế thì dù khó khăn mấy mình vẫn cố gắng”, cô Nguyên tâm sự.

Xem học trò như con

Thâm niên 15 bám làng gieo chữ nơi “cổng trời” An Toàn, thầy Đinh Văn Hợi chia sẻ: “Bản thôi tôi cũng như các thầy cô giáo khác đều muốn dạy gần nhà nhưng vì điều kiện, hoàn cảnh riêng đều chấp nhận. Tuy khó khăn nhưng chúng tôi có được sự động viên rất lớn từ gia đình nên đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Điều quan trọng nữa là chúng tôi có thời gian gắn bó lâu năm với học trò nên rất yêu quý học sinh trên này. Các em là người đồng bào nhưng rất ngoan, thương thầy cô giáo lắm, có rau hay củ quả gì cũng đem cho thầy cô”.

Bình Định: Nỗi niềm giáo viên trẻ cắm bản gieo chữ cho học sinh đồng bào H're - Hình 4

Chỉ có yêu nghề, yêu học trò như con thì những giáo viên nữ hợp đồng mới có thể gắn bó lâu dài với nghề.

Chẳng cần phải nói chúng tôi cũng hiểu được cái khó khăn, gian nan của thầy cô giáo nơi đây. Chỉ cần vượt quãng đường hơn 30 km đèo dốc cũng đủ thấy sự gian nan của những người thầy đang từng ngày đang âm thầm cõng chữ lên ngàn.

“Cái thuận thì ít mà cái khó thì nhiều, các thầy cô hầu hết ở dưới xuôi nên phải ở lại trường tự nấu ăn. Trong khi nhà bếp che tạm bợ, mùa mưa củi ướt, nhóm lửa khó cháy, có khi cơm chẳng chín nhưng vẫn cố mà ăn”, thầy Hợi trải lòng.

Thầy giáo Võ Mười – Hiệu trưởng Tiểu học An Toàn cho biết, trường có toàn bộ 110 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, với 18 cán bộ giáo viên và bảo vệ. Trong đó, điểm trường chính ở thôn 2 có 43 học sinh; điểm trường thôn 1 (36 học sinh) và ở điểm trường thôn 3 (31 học sinh).

“Trước đây, khi còn đường đất giáo viên phải đi bộ mất cả buổi, hôm trời mưa mất cả ngày trời mới lên đến điểm trường. Giờ đây, đường bê tông lên tận nơi nhưng đường đèo dốc nguy hiểm cũng là trở ngại cho thầy cô, nhất là những cô giáo trẻ. Song, với tình yêu nghề, yêu học sinh các thầy cô vẫn âm thầm bám bản dạy chữ cho học sinh đồng bào nơi đây”, thầy Võ Mười chia sẻ.

Doãn Công

Theo Dân trí

"Ngọn hải đăng" ở đảo Hòn Chuối dẫn lối tri thức mang tên Trần Bình Phục

Gần 10 năm cặm cụi, miệt mài gieo con chữ cho những đứa trẻ ngây thơ, gần như hoàn toàn xa lánh, tách biệt với cuộc sống bên ngoài..., thầy giáo mang quân hàm xanh Trần Bình Phục như một "ngọn hải đăng" dẫn lỗi tri thức cho đám trẻ ấy, nhờ cái tâm sáng của mình.

Ngọn hải đăng ở đảo Hòn Chuối dẫn lối tri thức mang tên Trần Bình Phục - Hình 1

Lớp học 4 hướng "không giống ai" trên đảo Hòn Chuối

Khi chúng tôi đặt chân lên đảo Hòn Chuối, thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau vào những ngày đầu năm 2019, cũng là thời điểm mà lớp học tình thương duy nhất ở nơi đây đã khang trang hơn. Không còn vách đất, không còn mái lá, không còn những đám bụi bay mù mịt... lớp học đặc biệt của thầy giáo - Đại úy Trần Bình Phục đã có mái tôn, bàn ghế, thư viện và cả dàn máy vi tính như bất cứ một lớp học nào trong đất liền. Chia sẻ với chúng tôi, anh Phục nói chưa bao giờ dám nhận mình là thầy giáo. Chỉ là do bà con, các em học sinh ở Hòn Chuối yêu quý nên mới trao cho anh hai chữ thiêng liêng đó.

Ngọn hải đăng ở đảo Hòn Chuối dẫn lối tri thức mang tên Trần Bình Phục - Hình 2

Đại úy biên phòng Trần Bình Phục miệt mài gieo chữ trên đảo

6 lần viết đơn xin ra đảo

Tròn 10 năm trước (2009), khi đang ở độ sung sức nhất, anh Trần Bình Phục nghe hung tin mình mắc bệnh ung thư máu do nhiễm phóng xạ. Với tư chất của một người lính, mạnh mẽ trên giường bệnh, kiên nhẫn tuân thủ phác đồ điều trị, các tế bào ung thư trong người anh đã được ngăn chặn sau 1 năm. Anh được xuất viện, nhưng cảm thấy mình cần tìm đến một nơi bình yên trong tâm hồn, hơn là những bon chen xô bồ nơi thành thị.

"Tôi cũng không hiểu nữa, chỉ biết rằng khi ra đây, ánh mắt của những đứa trẻ ở đây mang đến cho tôi sự bình yên. Tôi không nghĩ mình là thầy giáo. Từ đó thật quá lớn lao với tôi. Tôi chỉ là người giúp bọn trẻ biết đến con chữ, biết học để làm người thôi".

Đại úy Trần Bình Phục

Từng đặt chân đến Hòn Chuối, từng tiếp xúc với người dân và đám trẻ con ở đây, nên anh Phục quyết định xin chuyển công tác, về Đồn biên phòng Hòn Chuối. Thế nhưng, không chỉ có gia đình, mà đơn vị cũng ngăn cản anh, bởi "người ta tìm về thành phố không được, đồng chí lại xin ra đảo".

Lá đơn xin chuyển công tác của anh Phục bị từ chối 5 lần, trong đó có cả lần thủ trưởng xé đơn ngay trước mặt vì muốn giữ anh lại. Nhưng không nản chí, Trần Bình Phục viết đến lá đơn thứ sáu, và rồi anh cũng được cấp trên chấp thuận.

"Ánh mắt của lũ trẻ mang cho tôi sự bình yên"

Khi chúng tôi tò mò hỏi về lý do anh nhất quyết muốn ra đảo, bất chấp điều kiện ở đây còn muôn vàn khó khăn, thiếu điện, thiếu nước... Đại úy Trần Bình Phục chỉ cười và nói: "Tôi cũng không hiểu nữa, chỉ biết rằng khi ra đây, ánh mắt của những đứa trẻ ở đây mang đến cho tôi sự bình yên". Ngày mới ra đảo, năm 2010, anh Phục và các đồng đội cảm nhận rõ sự thiếu thốn về vật chất và tri thức của những đứa trẻ trên đảo.

Cuộc sống mưu sinh, trôi nổi và bấp bênh của cha mẹ chúng khiến cho những đứa trẻ này không có điều kiện để học chữ, và gần như tách biệt với thế giới văn minh bên ngoài. Anh Phục xin cấp trên cho phép mở một lớp học tình thương dạy chữ miễn phí cho đám trẻ. Ban đầu, mong muốn của anh vấp phải sự ngăn cản của chính những phụ huynh của những đứa trẻ ấy, bởi họ cho rằng sinh ra ở biển thì phải bám biển, không cần học hành làm gì.

Nhưng rồi anh vẫn kiên nhẫn thuyết phục. Dần dà, người dân hiểu được chỉ có tri thức mới giúp con em họ thay đổi cuộc sống, nên đã đồng ý. Nhưng chưa hết, anh Phục vẫn phải vượt qua một "cửa ải" khác còn khó khăn hơn, chính là các em. Bởi với chúng, học hành là cái gì đó quá xa lạ. Những đứa trẻ ngày ngày chỉ biết biển trời cá chim, nay phải ngồi một chỗ để tiếp xúc với những điều chúng chưa từng được biết, đôi khi chẳng khác nào cực hình.

Ngọn hải đăng ở đảo Hòn Chuối dẫn lối tri thức mang tên Trần Bình Phục - Hình 3

Lớp học tình thương nằm dưới tán cây xanh mát trên đảo Hòn Chuối

Và rồi, với tình yêu thương của mình, anh Phục đã khiến đám trẻ thay đổi. Chúng bảo nhau và cùng tìm thấy nhiều niềm vui trên lớp. Và cứ thế, gần 10 năm nay, mỗi sáng, thầy giáo Phục lại đi bộ 303 bậc đá từ Đồn biên phòng Hòn Chuối (trên đỉnh núi) xuống bãi Chướng để đón bọn trẻ, rồi lại leo ngược trở lại lên lớp. Việc leo hết 303 bậc ấy, trong đó có nhiều đoạn trơn trượt là cực kỳ nguy hiểm. Nhưng Đại úy Trần Bình Phục thậm chí còn cõng những em quá bé để đến lớp.

Đến nay, lớp học đã có 22 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 7. Một mình thầy Phục quán xuyến toàn bộ giáo án học tập của 7 lớp đó. Lớp học của thầy có 4 tấm bảng treo ở 4 mặt tường, để dạy cho 4 tốp học sinh khác nhau. Trong một buổi sáng, thầy Phục phải đi vài vòng quanh lớp để phủ đủ kiến thức cho bọn trẻ. "Tôi không nghĩ mình là thầy giáo. Từ đó thật quá lớn lao với tôi. Tôi chỉ là người giúp bọn trẻ biết đến con chữ, biết học để làm người thôi", thầy Phục chia sẻ.

Ngọn hải đăng ở đảo Hòn Chuối dẫn lối tri thức mang tên Trần Bình Phục - Hình 4

Những đứa trẻ ngây ngô và đáng yêu trên đảo

Cũng theo Đại úy Trần Bình Phục, nhiều học sinh của anh có thành tích học tập tốt đã được chuyển vào đất liền. Một số em còn được nhận danh hiệu học sinh Giỏi. Mỗi dịp nghỉ hè, chúng đều mang thành quả trở lại Hòn Chuối để khoe với thầy. "Đó là điều khiến tôi hạnh phúc nhất. Nó cho thấy sự nỗ lực của các em dù hoàn cảnh vẫn còn nhiều khó khăn", người thầy mang quân hàm xanh chia sẻ.

Xin được gọi Đại úy Trần Bình Phục là "ngọn hải đăng" tri thức cho đám trẻ ở Hòn Chuối, bởi tâm sáng của anh, bởi những việc anh đang làm giữa trùng trùng sóng biếc thực sự đang soi sáng cho đám trẻ thơ ngây trên hòn đảo xa xôi này.

Theo anninhthudo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024
Chuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mìnhChuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mình
06:50:35 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở MỹPhát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ
06:51:34 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tránh xe máy, ô tô lao vào nhà dân khiến bé gái 17 tháng tử vong

Tránh xe máy, ô tô lao vào nhà dân khiến bé gái 17 tháng tử vong

Tin nổi bật

09:47:30 23/12/2024
Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào khoảng 17h ngày 21/12, tại tuyến đường thuộc phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang).
Cô tạp vụ "né" tiệc cuối năm vì sợ mình nhem nhuốc, ăn mặc xấu xí, anh sếp nghiêm mặt nói 9 từ khiến nhiều người xin vía

Cô tạp vụ "né" tiệc cuối năm vì sợ mình nhem nhuốc, ăn mặc xấu xí, anh sếp nghiêm mặt nói 9 từ khiến nhiều người xin vía

Netizen

09:44:33 23/12/2024
Thấy cô tạp vụ không có tên trong danh sách tham dự tiệc cuối năm của công ty, vị sếp trẻ tuổi liền có hành động bất ngờ khiến nhiều người ấm lòng.
Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

Thế giới

09:42:11 23/12/2024
Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách về số ống phóng tên lửa với Hải quân Mỹ trong bối cảnh lợi thế lâu nay về năng lực bệ phóng thẳng của đối phương đang giảm sút.
'Không thời gian' tập 17: Hạnh gán ghép cô giáo Tâm với Trung tá Đại

'Không thời gian' tập 17: Hạnh gán ghép cô giáo Tâm với Trung tá Đại

Phim việt

09:24:28 23/12/2024
Trong Không thời gian tập 17, cô giáo Tâm chia sẻ với Hạnh không có tình cảm với Tài. Nghe vậy, Hạnh liền gán ghép cô giáo với Trung tá Đại.
5 ca sĩ trẻ đông fan nhất 2024: HIEUTHUHAI hay Phương Mỹ Chi?

5 ca sĩ trẻ đông fan nhất 2024: HIEUTHUHAI hay Phương Mỹ Chi?

Nhạc việt

09:20:34 23/12/2024
Nhạc Việt 2024 chứng kiến sự đột phá của loạt nghệ sĩ trẻ. HIEUTHUHAI, Dương Domic, MONO, Phương Mỹ Chi, tlinh là những cái tên ngày càng được chú ý, thu hút nhiều người hâm mộ.
Phòng ngừa và ngăn chặn những vụ hỗn chiến ở Bình Dương

Phòng ngừa và ngăn chặn những vụ hỗn chiến ở Bình Dương

Pháp luật

09:01:11 23/12/2024
Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương.
Lộ diện 2 Chị Đẹp chắc suất "thành đoàn", nhưng lạ thay không phải Tóc Tiên

Lộ diện 2 Chị Đẹp chắc suất "thành đoàn", nhưng lạ thay không phải Tóc Tiên

Tv show

08:20:28 23/12/2024
Theo công bố cuối cùng, Minh Hằng và Ca nương Kiều Anh chính là 2 Chị Đẹp đầu tiên chắc suất thành đoàn vào nhóm nhạc.
Ngày chồng nằm liệt một chỗ, tôi gợi ý anh sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung, anh nói câu mà tôi chỉ muốn trả về nhà nội

Ngày chồng nằm liệt một chỗ, tôi gợi ý anh sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung, anh nói câu mà tôi chỉ muốn trả về nhà nội

Góc tâm tình

08:16:51 23/12/2024
Lúc rơi vào hoàn cảnh bi đát rồi mà vẫn đề phòng vợ, đúng là không còn động lực mà chăm sóc chồng. Chồng tôi là người giỏi kiếm tiền, chưa cưới đã mua được nhà.
Lý Nhã Kỳ phản hồi tin đồn "yêu cầu đóng phí gặp mặt"

Lý Nhã Kỳ phản hồi tin đồn "yêu cầu đóng phí gặp mặt"

Sao việt

08:15:08 23/12/2024
Tối 22/12, diễn viên Lý Nhã Kỳ bất ngờ đăng đàn bức xúc vì lần nữa dính vào những ồn ào không đáng có liên quan đến tiền bạc.
Song Ji Hyo bất ngờ vượt mặt Phạm Băng Băng

Song Ji Hyo bất ngờ vượt mặt Phạm Băng Băng

Sao châu á

07:41:19 23/12/2024
Song Ji Hyo vượt mặt Phạm Băng Băng, trở thành nghệ sĩ có lượt xem video nhiều nhất các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc
Giáng sinh ấm áp của sinh vật biển tại Thủy cung Lotte World Hà Nội

Giáng sinh ấm áp của sinh vật biển tại Thủy cung Lotte World Hà Nội

Du lịch

07:34:27 23/12/2024
Hòa chung không khí hân hoan chờ đón Giáng sinh trên toàn thế giới, tại Thủy cung Lotte World Hà Nội, các sinh vật biển cũng đang đón một mùa Giáng sinh ấm áp, trong không gian đầy ấn tượng.