Bình đẳng giới trong giáo dục: Giải pháp từ gốc
Muốn phát huy hiệu quả bình đẳng giới (BĐG) trong giáo dục, cần cách tiếp cận toàn diện, từ chương trình, hành động của nhà trường cho đến bản thân mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh…
HS Đồng Tháp trong giờ thảo luận nhóm.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Phó ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ).
- Quan điểm của ông về vai trò BĐG trong ngành Giáo dục hiện nay là như thế nào?
- Vấn đề BĐG trong giáo dục thời gian qua luôn được quan tâm và được khẳng định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật; các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
BĐG là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật BĐG, đưa BĐG vào tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Đặc biệt, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với ngành Giáo dục, vấn đề BĐG có vai trò quan trọng, luôn được quan tâm. Thực hiện tốt BĐG sẽ giúp tăng chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội. Một nhà giáo dục đã viết: “Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ”. Do vậy, mọi học sinh cần được khuyến khích học tập, sáng tạo bình đẳng. BĐG trong GD-ĐT muốn phát huy hiệu quả cần cách tiếp cận toàn diện, từ môi trường dạy học, sách giáo khoa, chương trình, đến đội ngũ giáo viên, quản lý, chính sách, chế độ, quy định…
Với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã tiến hành lồng ghép giới vào chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thực hiện rà soát vấn đề BĐG trong sách giáo khoa hiện hành. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức BĐG cho cán bộ, nhà giáo, người lao động của ngành Giáo dục cũng đã đạt những kết quả đáng kể.
- Giáo dục BĐG trong nhà trường thực hiện ra sao, thưa ông?
- Giáo dục BĐG trong nhà trường hiện nay có nhiều hình thức, cụ thể như nội dung trong môn học Giáo dục công dân; thông qua hoạt động ngoại khóa; câu lạc bộ pháp luật trong trường học… Các trường học ở TP Cần Thơ còn có Tủ sách pháp luật. Theo đó, nội dung BĐG cũng được trang bị đầy đủ để thầy, trò tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện.
Video đang HOT
Nhân dịp các ngày lễ như Quốc tế phụ nữ; ngày Phụ nữ Việt Nam… thầy, trò còn tổ chức văn nghệ, trình diễn tiểu phẩm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, BĐG. Qua đó, công tác tuyên truyền về BĐG hết sức hiệu quả. Đây là giải pháp thiết thực, ý nghĩa, dễ đi vào lòng người, được nhà trường, phụ huynh, học sinh nhiệt tình ủng hộ.
Bên cạnh đó, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục thành phố thường xuyên chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nữ. Hoạt động này được tuyên truyền rộng rãi, giúp cán bộ, giáo viên, học sinh nữ hiểu biết, tự tin về vai trò nữ giới trong ngành… Quan điểm của ngành Giáo dục thành phố là giáo dục BĐG từ gốc, tức là tuyên truyền, giáo dục cho học sinh từ những việc nhỏ nhất, để các em học sinh cả nam và nữ thấy được vai trò của BĐG. Từ nhà trường, đến gia đình các em có cái nhìn khách quan, thực hiện tốt BĐG.
Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Phó ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ).
- Với Chương trình, sách giáo khoa, chính sách, chế độ… ở góc độ BĐG, ông thấy có sự thay đổi như thế nào?
- Thực hiện quy định về BĐG trong lĩnh vực GD-ĐT, những năm qua, phụ nữ và trẻ em gái luôn được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong việc nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam – nữ trong các cấp bậc học được thu hẹp.
Đáng ghi nhận nhất chính là sự nhận thức, chú trọng công tác BĐG thể hiện rõ nét trong Chương trình, sách giáo khoa mới. Trước kia, BĐG chưa được chú trọng trong sách giáo khoa. Hình ảnh lực lượng công an, quân đội thiếu vắng bóng dáng phụ nữ. Còn việc nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái thiếu vắng hình ảnh người nam…
Tuy nhiên, với Chương trình, sách giáo khoa mới, vấn đề giới đã được quan tâm và chú trọng kỹ càng hơn. Các hình ảnh, nội dung trong sách có sự hài hòa giữa nam và nữ. Điều này tuy là chi tiết không lớn nhưng sẽ giúp học sinh nhận thức đầy đủ về BĐG. Chính các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là một gia đình trong xã hội. Từ nhỏ được giáo dục tốt về BĐG thì những người cha, người mẹ tương lai thực sự trở thành công dân ưu tú, đóng góp quan trọng vào nguồn lực cho xã hội.
Về chế độ, chính sách trong BĐG, ngành Giáo dục đã thực hiện tốt. Nữ giới tham gia vào vị trí chủ chốt, quan trọng trong các đơn vị, trường học ngày càng tăng. Cơ hội nâng cao trình độ, quy hoạch cán bộ cũng được nhà trường, phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT… quan tâm. Cùng với đó là bảo đảm cân bằng nam giới và nữ giới trong các khóa đào tạo, tập huấn ở các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- BĐG trong ngành Giáo dục tuy đạt kết quả khả quan nhưng đâu đó vẫn có… điểm mờ do nhận thức người đứng đầu và ngay cả nữ giới. Để cải thiện tình hình, theo ông chúng ta nên làm gì?
- Việc thúc đẩy thực hiện BĐG trong lĩnh vực GD-ĐT cần được tăng cường hơn. Tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện các quy định của pháp luật, chương trình hành động quốc gia về BĐG, trong đó có BĐG trong GD-ĐT. Cụ thể như hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng có con dưới 36 tháng tuổi, mang thai, nghỉ thai sản…
Truyền thông nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin hướng đến gia đình và trường học để khuyến khích và huy động trẻ em đến trường, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn. Chú trọng lồng ghép giới trong chương trình, sách giáo khoa, gồm nội dung, hình ảnh, ngôn ngữ đảm bảo BĐG…
Quan trọng nhất là bản thân mỗi phụ nữ phải tự lực tự cường phấn đấu vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: Có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa để khẳng định mình, cống hiến cho đất nước cũng như gia đình.
- Xin cám ơn ông!
Hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp
Ông Trương Anh Dũng - tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH - trao đổi với Tuổi Trẻ về đào tạo nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Đào tạo nghiệp vụ lễ tân tại Trường trung cấp Du lịch & khách sạn Saigontourist (TP.HCM) - Ảnh: Thúy Nga
"Người học và xã hội giờ đây đã có cách nhìn thực tế hơn trong vấn đề học nghề, lập nghiệp" - ông Trương Anh Dũng nhấn mạnh.
* Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa tổ chức tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
- Lễ tuyên dương 130 học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức ngày 9-10 với nhiều hoạt động rất ý nghĩa. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt quan trọng, vừa nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28-5-2019 của Thủ tướng Chính phủ là để tôn vinh, lan tỏa những giá trị của nhân lực có kỹ năng nghề xuất sắc tới giới trẻ và xã hội; vừa nhằm hưởng ứng Ngày kỹ năng lao động Việt Nam (4-10 hằng năm) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để tôn vinh và khẳng định vị thế, tầm quan trọng của người lao động có kỹ năng nhất là người lao động có tay nghề cao, kỹ năng nghề nghiệp xuất sắc.
Đặc biệt, qua nhiều vòng tuyển chọn, chương trình đã tôn vinh những tấm gương người thật việc thật, những câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng, để lại những dư âm tốt trong dư luận, làm thay đổi cách nhìn của học sinh, phụ huynh và xã hội về hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
* Trước sức ép của bối cảnh công nghệ mới, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cần thực hiện những gì để thích ứng?
- Thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chỉ đạo về việc chủ động tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp, đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 nói chung, trong đó có giáo dục nghề nghiệp thích ứng cách mạng 4.0 nói riêng nhằm tạo tiền đề, điều kiện và động lực để giáo dục nghề nghiệp phát triển theo hướng mới.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 24 đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới bao gồm xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đã có bước chuẩn bị để đi theo hướng mới trong thời gian qua, nhất là trong 5 năm gần đây. Hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện đang đào tạo các ngành, nghề cấp độ quốc tế đã chuẩn bị tốt nhằm thích ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Đăc biêt la cac cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuôc doanh nghiêp, liên kêt vơi nươc ngoai; cac trương đươc phê duyêt để đâu tư trơ thanh trương chât lương cao, cac trương tham gia đao tao thi điêm những chương trinh chuyên giao tư nươc ngoai. Những cơ sở này đóng vai trò dẫn dắt trong hệ thống.
Trước nhu cầu ngày càng lớn của người học và yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, một vấn đề đặt ra theo chỉ thị 24/CT-TTg là các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường đầu tư, hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, không chỉ đổi mới về chương trình, phương pháp dạy và học, trang thiết bị hiện đại, mà cần tiếp tục hiện đại hóa hạ tầng cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, học tập của các em, nhất là các trường chất lượng cao, để các em có điều kiện yên tâm học tập tốt hơn, với kỹ năng tay nghề xuất sắc của mình sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nước sau khi tốt nghiệp.
* Đâu là lợi thế của những bạn trẻ khi chọn con đường giáo dục nghề nghiệp trong thời điểm hiện nay?
- Người học và xã hội giờ đây đã có cách nhìn thực tế hơn trong vấn đề học nghề, lập nghiệp. Bên cạnh đó sự rõ ràng, sòng phẳng trong cách tuyển dụng, trả lương theo vị trí việc làm của các doanh nghiệp đã cho thấy học cái gì ra không quan trọng bằng làm được gì. Học trung cấp, cao đẳng thời gian ngắn, chi phí thấp, ra trường hầu hết có việc làm ngay với mức thu nhập ổn định là câu trả lời có sức thuyết phục lớn nhất.
Theo thống kê, 85% người học giáo dục nghề nghiệp ra trường có việc làm ngay. Trên thực tế con số này còn lớn hơn, chỉ một số ít chưa muốn đi làm ngay vì có nhu cầu tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn.
Ngoài ra, môi trường học tập gắn liền với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa học vừa làm và có lương ngay trong quá trình học, ra trường thích ứng ngay được với công việc. Có lẽ môi trường và phương pháp học tập như vậy đã tạo ra một sức hút đối với người học đến với giáo dục nghề nghiệp.
Mỗi cấp học có sứ mệnh riêng
* Nhiều bạn trẻ và gia đình vẫn có tâm lý chọn đại học trước, sau đó mới đến trường nghề. Ông nói gì về quan điểm này?
- Rõ ràng, mỗi vị trí việc làm trong xã hội và mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò, sứ mệnh riêng. Do vậy không thể nói giáo dục đại học là quan trọng và giá trị hơn giáo dục nghề nghiệp. Như trên tôi đã nói, việc lựa chọn điểm xuất phát bắt đầu từ đâu hoàn toàn là lựa chọn của người học, vai trò và trách nhiệm của chúng ta là định hướng cho người học có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu để không bị lãng phí về thời gian, tiền bạc của người học và của xã hội.
Với truyền thống Á Đông, để có thể thay đổi được quan điểm nặng nề về bằng cấp trong xã hội, bên cạnh các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chúng ta cần phải tuyên truyền, thông tin nhiều hơn nữa đến người học, đến xã hội để nhận thấy sự bất hợp lý và lãng phí trong cơ cấu nguồn lực lao động xã hội nếu tất cả đều đổ dồn vào một con đường duy nhất là đại học.
Nam giáo viên làm nghề dỗ trẻ và những chuyện "cười ra nước mắt" Đứa trẻ cứ lẽo đẽo theo tôi, muốn làm việc gì cũng không được. Phụ huynh lên đón về, cháu khóc, nằng nặc không chịu về. Vì với những đặc thù riêng biệt, ngành sư phạm mầm non vốn để "chiêu mộ" được các giáo viên nữ đã khó vì thế có giáo viên nam dạy trẻ là điều ít có. Với một...