Bình đẳng giới trong giáo dục: “Đòn bẩy” từ quyết tâm của Ngành

Theo dõi VGT trên

Nhờ thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, các tỉnh miền núi, tập trung đông đồng bào dân tộc có bước phát triển đáng ghi nhận về kinh tế, văn hóa.

Bình đẳng giới trong giáo dục: Đòn bẩy từ quyết tâm của Ngành - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ luôn đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống và chính sách cho giáo dục. Ảnh: Thế Đại

Những chính sách trên cũng giúp người dân, nhất là nữ dân tộc thiểu số có nhiều hơn cơ hội học tập, vươn lên.

Từ những khó khăn

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi” được tổ chức hồi cuối năm 2020 tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc, miền núi tuy có cải thiện nhưng cơ bản còn thấp so với các khu vực khác.

Tỷ lệ nhân lực trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo còn thấp, trung bình mới đạt 6,2%, bằng 1/3 so với tỷ lệ chung của cả nước. Một số nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức dưới 2%, thậm chí có những nhóm DTTS gần 100% lao động chưa qua đào tạo. Tỷ lệ người DTTS có trình độ đại học trở lên ở mức 3,3% (tỷ lệ chung toàn quốc là 9,3%). Đây là rào cản lớn trong phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong vùng.

Giải quyết thực trạng trên, tỉnh Điện Biên xác định phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về giáo dục và công tác giáo dục. Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách cho đồng bào DTTS, chính sách giáo dục với con em đồng bào DTTS.

Ông Nguyễn Văn Kiên – Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho biết: Trên cơ sở quy định của Chính phủ, hướng dẫn của bộ, ngành liên quan, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai chế độ, chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù cho ngành Giáo dục và bố trí ngân sách cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD-ĐT trong tỉnh.

Cũng theo ông Kiên, Sở đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thông tin đầy đủ về chế độ, chính sách ưu đãi giáo dục đến học sinh, cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Đồng thời chủ động phối hợp với các sở, ngành chức năng và đơn vị liên quan, thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách cho học sinh theo quy định hiện hành.

Video đang HOT

Chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện chế độ chính sách một cách nghiêm túc, đầy đủ, đúng đối tượng. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc lồng ghép trong các đợt thanh tra hành chính, kiểm định chất lượng để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chế độ chính sách với học sinh.

Kết quả, việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi giáo dục đã góp phần tăng tỉ lệ học sinh đến trường, duy trì sĩ số học sinh ổn định trong năm học, qua đó nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Bình đẳng giới trong giáo dục: Đòn bẩy từ quyết tâm của Ngành - Hình 2

Học sinh Trường Tiểu học Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ ( Lai Châu) chống rét.

Đến sự chuyển biến

Tuần Giáo là một trong số huyện thuộc diện khó khăn của tỉnh Điện Biên. Theo thống kê trong mấy năm gần đây, mỗi năm địa phương này huy động hơn 24 nghìn học sinh đến lớp. Trong đó, có khoảng 95% học sinh dân tộc thiểu số, có xấp xỉ 48% nữ học sinh dân tộc thiểu số.

“Chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Có thể kể đến: Hỗ trợ kinh phí ăn cơm trưa tại trường cho học sinh mầm non. Chính sách hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm cấp bù học phí… đặc biệt là chế độ cho học sinh bán trú. Việc thực hiện tốt chính sách này đã góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường”, ông Đỗ Văn Sơn – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo chia sẻ.

Cũng theo ông Đỗ Văn Sơn, cơ hội cho con em đồng bào DTTS đến trường đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại vùng dân tộc thiểu số, nhất là lao động nữ là người dân tộc thiểu số. Đó là câu trả lời vì sao trong thời gian gần đây, tỷ lệ lao động nữ là người dân tộc thiểu số ở Tuần Giáo cũng như nhiều địa phương khác tăng cao.

Cùng điều kiện với Điện Biên, Lai Châu cũng thực hiện tốt các chính sách giáo dục cho con em đồng bào DTTS nên giai đoạn 2015 – 2020, công tác giáo dục ở địa phương này có nhiều khởi sắc.

Theo ông Lưu Hồng Phương – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu: Trên cơ sở Quyết định 1349 của UBND tỉnh phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Sở GD&ĐT đã cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến và triển khai đến các cơ sở giáo dục. Việc thực hiện được xác định theo hướng lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực để phấn đấu đạt được các mục tiêu, góp phần phát triển toàn diện kinh tế – xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Giai đoạn 2015 – 2020, mục tiêu tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ của Lai Châu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh nữ DTTS ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 47,8% (vượt 2,7%).

Phụ huynh góp củi, thầy cô góp công sưởi ấm mùa đông buốt rét

Theo quy định, khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, HS được nghỉ học ở nhà. Nhưng thương đám trò nghèo không ai chăm sóc, các trường vùng núi cao đã giữ chân HS ở lại để chở che.

Phụ huynh góp củi, thầy cô góp công sưởi ấm mùa đông buốt rét - Hình 1


Học sinh Trường Tiểu học Dào San quây quần bên bếp lửa học bài. Ảnh: Ngọc Diệp

Cũng vì thế, việc học được duy trì, bảo đảm, HS cũng được an toàn... Thầy cô chấp nhận vất vả vì tương lai con trẻ.

Lá lành đùm lá rách

Phong Thổ là huyện miền núi, biên giới khó khăn của tỉnh Lai Châu. Nơi đây thời tiết khắc nghiệt hơn bất cứ địa phương nào bởi địa hình núi cao, heo hút. Tầm tháng 10, một vài nơi ở địa phương này đã không thấy ánh mặt trời, ví như xã Sì Lở Lầu, Dào San... Trời cứ âm u, lạnh lẽo cho đến ra Giêng.

Vì thế, cứ đầu năm học, GV các trường vùng cao ở huyện Phong Thổ lại đôn đáo khắp nơi xin đồ dự trữ. Họ gom từng tấm áo, manh quần cũ cho đến những chiếc chăn chiên mà người thân, bạn bè có để mang về giặt sạch, cất kỹ chờ rét đậm đem chia cho học trò.

Mấy hôm trước, đống quần áo cô Phạm Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Dào San (Tiểu học Dào San, Phong Thổ) cùng thầy cô trong trường xin được chia hết trong chốc lát. Cô Xuân cùng tập thể nhà trường cũng ấm lòng hơn vì trò nghèo có thêm tấm áo, manh quần để chống chọi với cái rét cắt da cắt thịt nơi này.

"Chúng tôi phải chủ động từ đầu năm học. Mỗi người đều có trách nhiệm tìm kiếm, kêu gọi, quyên góp quần áo của con em mình để cho HS. Ở đây đa số HS nghèo, có hôm trời rét căm căm, nhiều em đến lớp chỉ phong phanh tấm áo mỏng, nhìn rất tội nghiệp. Vì vậy, hoạt động quyên góp quần áo ấm để tặng các con luôn được thầy cô trong trường ủng hộ, chủ động thực hiện", cô Phạm Thị Xuân chia sẻ.

Trời trở rét đậm, rét hại, có lúc nhiệt độ xuống 3 - 4 độ C song Vàng Thị Trang - HS lớp 5A2, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Dào San vẫn co ro đến lớp. Gia đình Trang là hộ nghèo ở bản Sểnh Sảng A. Thương cảm với gia cảnh của Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp đã động viên, cho em áo ấm mà các cô xin được. Cũng vì thế Trang yên tâm học tập và ở lại bán trú tại trường cùng các bạn.

Bếp lửa "thần kì"

Phụ huynh góp củi, thầy cô góp công sưởi ấm mùa đông buốt rét - Hình 2


Các lớp học đều được bố trí đèn sưởi giữ nhiệt.

Trường Tiểu học Dào San có 976 HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em được chia ra học ở 2 điểm trường trung tâm và 5 điểm bản lẻ. Những nơi này thường xuyên hứng chịu sự khắc nghiệt nhất của thời tiết. Theo cô Xuân, có nơi xuống đến 2 - 3 độ C, song HS cũng không thể về nhà.

"Cũng muốn cho trò nghỉ học nhưng không thể vì thực tế bố mẹ các em chưa thực sự quan tâm đến con em mình. Về nhà, bố việc bố, mẹ việc mẹ, con làm gì là việc của con. Các cháu lại chân trần vào rừng kiếm củi, chăn trâu hoặc đi lang thang khắp nơi để chơi. Quần áo ấm không có, ăn uống cũng kham khổ. Vì thế, nhà trường đã giữ HS ở lại. Ở trường, các con vừa có cơm ngon để ăn theo chế độ của Nhà nước, vừa được học, các cô giữ ấm nên các em rất thích", cô Xuân tâm sự.

Để chống chọi với đợt rét đậm, Trường Tiểu học Dào San đã huy động đèn sưởi từ các nguồn có được. Nhà trường bố trí mỗi lớp tối thiểu có 2 - 3 chiếc để sưởi ấm cho học trò.

Mới đây, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Dào San tổ chức họp bàn với phụ huynh. Mọi người thống nhất, mỗi phụ huynh sẽ đóng góp cho trường 2 thanh củi/ngày, góp chung vào lớp của con mình để đốt lửa, sưởi ấm vào ban đêm tại phòng nội trú. Theo cô Xuân, mỗi lần đốt lửa, không cần gọi, HS từ muôn ngả bỗng chốc đổ dồn về bếp để vừa học bài, sưởi ấm tránh rét. Tuy có vất vả khi phải trông coi bếp lửa, song lại dễ quản lý, đôn đốc HS học bài, các thầy cô giáo ở đây cũng thấy ấm lòng hơn với lũ trò nghèo hiếu học.

"Chúng tôi chuẩn bị nhiều chăn. Mỗi HS phải có 5 - 6 chiếc. 2 chiếc để trải làm đệm, 1 chiếc gối đầu và 2 - 3 chiếc để đắp. Thấy ở trường ấm áp, đông vui nên không em nào muốn về nhà. Giáo viên toàn trường tuy có vất vả song vì tình yêu học trò nên rất vui vẻ chấp nhận thiệt thòi để bám trường, bên trò", cô Xuân bộc bạch.

Trường Tiểu học Sì Lở Lầu (xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ) nằm trên địa bàn có cùng điều kiện khí hậu với Dào San. Cả trường có 484 HS theo học. Từ đầu mùa rét đến nay, ngày nào nhà trường cũng phải huy động đèn sưởi từ các thầy cô giáo trong trường, mang lên lớp để sưởi ấm cho trò. Điểm trường trung tâm có 9 lớp, nhà trường mượn đủ cho mỗi lớp 1 chiếc để dùng. Tối về, HS nội trú được mượn về phòng để sử dụng.

"Chúng tôi không dám đốt lửa vì sợ mất an toàn. Vì thế, tan học các con lại mang đèn sưởi về phòng ở để dùng. Do các em ngủ ghép nên chỉ cần 1 đèn là có thể sưởi cho nhiều HS rồi. Do vậy, thầy cô có đèn cũng vui vẻ nhường lại cho các con sử dụng", thầy Phạm Xuân Trường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sì Lở Lầu chia sẻ.

Ở địa bàn vùng núi cao, nếu cứ rét dưới 7 độ C mà cho HS nghỉ thì nhiều nơi không thể duy trì học tập, bảo đảm chương trình vì điều kiện thời tiết hết sức đặc thù. Hơn nữa, nếu cho các con nghỉ, thầy cô không yên tâm bởi ở nhà bố mẹ không dành nhiều sự quan tâm cho con cái. Ở trường các con vừa được ăn ngon, được sưởi ấm, mặc ấm, ngủ ấm và học hành. Biết là thầy cô sẽ vất vả, thêm việc nhưng họ luôn vui vẻ vì tương lai của các con. - Ông Nguyễn Vương Hùng - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bàn thắng xấu xí của Thái Lan bị 'bêu riếu' trên diễn đàn lớn nhất thế giới RedditBàn thắng xấu xí của Thái Lan bị 'bêu riếu' trên diễn đàn lớn nhất thế giới Reddit
05:04:54 08/01/2025
"Cam thường" soi nhan sắc thật mỹ nhân Vbiz: Nhã Phương - Lan Ngọc cực "slay", Phương Lan khác lạ hậu drama hôn nhân"Cam thường" soi nhan sắc thật mỹ nhân Vbiz: Nhã Phương - Lan Ngọc cực "slay", Phương Lan khác lạ hậu drama hôn nhân
06:36:24 08/01/2025
Bị điều tra kho hàng hơn 20 tỷ đồng, Mailystyle vẫn livestream bán hàngBị điều tra kho hàng hơn 20 tỷ đồng, Mailystyle vẫn livestream bán hàng
05:50:27 08/01/2025
Cảnh tượng đau lòng khi gặp chồng cũ sau 4 năm ly hôn khiến tôi bị dằn vặt vô cùngCảnh tượng đau lòng khi gặp chồng cũ sau 4 năm ly hôn khiến tôi bị dằn vặt vô cùng
07:38:19 08/01/2025
Phim cổ trang mới chiếu được khen nức nở, nữ chính đẹp xuất thần còn diễn bằng mắt cực nghệPhim cổ trang mới chiếu được khen nức nở, nữ chính đẹp xuất thần còn diễn bằng mắt cực nghệ
06:01:00 08/01/2025
No.1 Weibo: Video sao nam mất tích ở Thái Lan được giải cứu thành công, câu nói lúc lộ diện gây xôn xaoNo.1 Weibo: Video sao nam mất tích ở Thái Lan được giải cứu thành công, câu nói lúc lộ diện gây xôn xao
06:04:39 08/01/2025
Khoảnh khắc ấm áp: Tạ Đình Phong khoe ảnh trượt tuyết cùng con trai lớn, ngoại hình nhóc tì ở tuổi 17 ra sao?Khoảnh khắc ấm áp: Tạ Đình Phong khoe ảnh trượt tuyết cùng con trai lớn, ngoại hình nhóc tì ở tuổi 17 ra sao?
06:21:30 08/01/2025
Vừa rước cúp vô địch về nước, Tiến Linh trích luôn tiền thưởng tặng 2,5 tấn gạo nấu cơm cho bệnh nhân nghèoVừa rước cúp vô địch về nước, Tiến Linh trích luôn tiền thưởng tặng 2,5 tấn gạo nấu cơm cho bệnh nhân nghèo
05:34:58 08/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Không phải chỉ cúng ông Công ông Táo hay cúng Giao thừa, các gia đình nên thực hiện lễ cúng này để năm mới tài lộc

Không phải chỉ cúng ông Công ông Táo hay cúng Giao thừa, các gia đình nên thực hiện lễ cúng này để năm mới tài lộc

Trắc nghiệm

10:11:45 08/01/2025
Năm cũ sắp qua, không phải chỉ cúng ông Công ông Táo hay cúng Giao thừa, một nghi lễ cúng khác mà các gia đình cũng nên thực hiện để năm mới tài lộc.
Quỳnh Nga: Anh Việt Anh bảo tôi đi tìm hiểu người khác

Quỳnh Nga: Anh Việt Anh bảo tôi đi tìm hiểu người khác

Sao việt

09:16:40 08/01/2025
Tôi thấy cũng đúng, đang chơi hội nhóm thân thiết mà quen nhau sau không hợp là không chơi tiếp được, tình yêu nó kỳ cục thế đấy còn nếu là bạn thì lại không sao cả , Quỳnh Nga nói.
Hot: Lee Min Ho đang hẹn hò, lộ cả thông tin bạn gái?

Hot: Lee Min Ho đang hẹn hò, lộ cả thông tin bạn gái?

Sao châu á

09:14:07 08/01/2025
Những chia sẻ chi tiết của Lee Min Ho khiến netizen nghi ngờ nam diễn viên thực sự đang hẹn hò và phát tín hiệu về cô bạn gái mà anh đang theo đuổi.
Hungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khó

Hungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khó

Thế giới

09:11:24 08/01/2025
Hungary cho rằng dù Ukraine muốn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nhưng Kiev lại có hành động gây khó khăn cho các thành viên của khối.
Không thời gian - Tập 25: Dân bản bị dụ dỗ bán nhà, gia súc

Không thời gian - Tập 25: Dân bản bị dụ dỗ bán nhà, gia súc

Phim việt

07:37:57 08/01/2025
Trong Không thời gian tập 25, tổ công tác đặc biệt của Đoàn kinh tế 80 đã có cuộc họp khẩn về những tình hình bất thường trên địa bàn.
Người đàn ông quỳ gối van xin khi bị đánh tới tấp trong quán bida

Người đàn ông quỳ gối van xin khi bị đánh tới tấp trong quán bida

Pháp luật

07:34:21 08/01/2025
Mâu thuẫn khi đánh bida, anh Đ. tại Đắk Nông bị 2 người khác xông tới đánh, đấm và dùng gậy bida đánh thẳng vào người. Dù nạn nhân quỳ gối, chắp tay van xin nhưng vẫn bị tấn công.
Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?

Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?

Sức khỏe

07:32:55 08/01/2025
Theo các chuyên gia y tế, virus gây bệnh hô hấp đang lây lan tại Trung Quốc là Human metapneumovirus (HMPV). Loại virus này không mới và không có khả năng gây bệnh như Covid-19.
Tình yêu cũ - đám cưới buồn và câu chuyện đẫm nước mắt ẩn chứa đằng sau đám cưới của tôi

Tình yêu cũ - đám cưới buồn và câu chuyện đẫm nước mắt ẩn chứa đằng sau đám cưới của tôi

Góc tâm tình

07:31:01 08/01/2025
Ngày tôi bước vào lễ đường, mặc bộ váy cưới trắng tinh khôi, không ai ngờ rằng, trước khi tôi bước lên xe hoa, chồng tôi đã ngăn lại và yêu cầu tôi thực hiện một hành động khiến tôi không kìm nổi nước mắt.
Dịch Dương Thiên Tỉ gây bão phòng vé đầu năm

Dịch Dương Thiên Tỉ gây bão phòng vé đầu năm

Hậu trường phim

06:55:53 08/01/2025
Kể từ khi bộ phim Tôi nho nhỏ của Dịch Dương Thiên Tỉ ra mắt, các nhà chuyên môn và công chúng đã không ngừng bàn luận sôi nổi về bộ phim lẫn nhân vật chính.
J-Hope (BTS) tiết lộ kế hoạch trong năm mới

J-Hope (BTS) tiết lộ kế hoạch trong năm mới

Nhạc quốc tế

06:53:39 08/01/2025
Trong một video vừa đăng trên nền tảng người hâm mộ Weverse, nam thần tượng hứa hẹn, sẽ trình làng nhiều điều mới mẻ trong năm 2025.
Bước nhảy hoàn vũ quá khắc nghiệt, "hạ gục" hàng loạt mỹ nhân

Bước nhảy hoàn vũ quá khắc nghiệt, "hạ gục" hàng loạt mỹ nhân

Tv show

06:48:25 08/01/2025
Chỉ qua vài tập phát sóng, Bước nhảy hoàn vũ đã ghi nhận nhiều thí sinh như Seoyeon, Shinju, Trương Quỳnh Anh xin dừng bước vì sức khỏe không đảm bảo.