Binh biến ở Mali: EU, AU và Mỹ lên án và kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo Mali
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/8 kêu gọi các binh sĩ tham gia binh biên ơ Mali trả tự do cho Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita, Thủ tướng Boubou Cisse và các quan chức cấp cao đang bị lực lượng này bắt giữ.
Binh sĩ Mali tới quảng trường Độc lập ở thủ đô Bamako sau khi nổ ra cuộc binh biến do một nhóm binh sĩ tiến hành, ngày 18/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của 27 lãnh đạo EU, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết: “Chúng tôi kêu gọi lập tức trả tự do cho (các nhà lãnh đạo Mali đang bị bắt giữ) và lập lại trật tự luật pháp”. EU nhấn mạnh “cần ưu tiên cho sự ổn định khu vực và của Mali, cũng như cuộc chiến chống khủng bố”. Ông Michel cho biết thêm rằng EU sẽ hợp tác chặt chẽ với các thể chế quốc tế và của châu Phi có liên quan “nhằm tìm ra một giải pháp đáp ứng nguyện vọng của người dân Mali”.
Cùng ngày, Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) – Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã lên án sự thay đổi Chính phủ Mali một cách vi hiến, đồng thời yêu cầu quân đội Mali ngay lập tức trả tự do cho Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên chính phủ.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Chủ tịch AU Ramaphosa kêu gọi cần ngay lập tức đưa Mali trở lại chế độ dân sự và quân đội phải trở về doanh trại. Ông Ramaphosa đề nghị người dân Mali, các đảng phái chính trị và xã hội dân sự tuân thủ pháp quyền, cũng như tham gia đối thoại hòa bình nhằm giải quyết các thách thức hiện nay. Ông cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Phi và toàn thể cộng đồng quốc tế lên án và bác bỏ hành vi thay đổi Chính phủ Mali một cách vi hiến do quân đội nước này tiến hành, và đề nghị hỗ trợ người dân Mali trở lại chế độ dân sự và dân chủ.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Phi (AUC) Moussa Faki cũng lên án việc bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị ở Mali, đồng thời khẳng định phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi chính phủ một cách vi hiến, kêu gọi các binh sĩ Mali chấm dứt sử dụng vũ lực và trả tự do ngay lập tức cho các lãnh đạo bị bắt giữ. Chủ tịch AUC kêu gọi Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên hợp quốc (LHQ) và toàn thể cộng đồng quốc tế phản đối mọi hành động sử dụng vũ lực để giải quyết khủng hoảng chính trị tại Mali.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington lên án cuộc binh biến tại Mali, và kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị bắt giữ.
Cũng trong ngày 18/8, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã lên án đồng thời kêu gọi ngay lập tức khôi phục trật tự hiến pháp và thượng tôn pháp luật tại Mali, yêu cầu “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” Tổng thống Keita và các thành viên trong chính phủ của ông. TTK hối thúc tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các lực lượng vũ trang và an ninh, giảm căng thẳng và duy trì các quyền cơ bản cho người dân Mali. Dự kiến, Hội đồng Bảo an LHQ sẽ nhóm họp trong ngày 19/8 để thảo luận về tình hình Mali theo đề xuất của Pháp và Niger.
Trươc đo cung ngay, cac binh si Mali đa nôi loan bên ngoai thu đô Bomaka, băt giư Tông thông Keita va Thu tương Cisse cung môt sô thanh viên trong chinh phu. Một quan chức thuộc Văn phòng Thủ tướng Mali xác nhận Tổng thống và Thủ tướng bị giam giữ tại căn cứ quân sự ở thị trấn Kati. Chỉ vài giờ sau khi bị các binh sĩ bắt giữ, Tông thông Keita đã tuyên bố từ chức và giải tán Quốc hội. Trong khi đó, các binh sĩ tham gia binh biến đã tuyên bố sẽ duy trì ổn định, thực thi tiến trình chuyển tiếp chính trị và tiến hành bầu cử trong thời gian hợp lý.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ nhân vật chỉ đạo cuộc binh biến. Tuy nhiên, theo một người phát ngôn của lực lượng tham gia binh biến, tự xưng là Ủy ban Quốc gia Bảo vệ nhân dân, quân đội đã hành động để Mali không lún sâu hơn vào khủng hoảng. Cuộc binh biến đã nhanh chóng vấp phải sự chỉ trích của các đối tác quốc tế và khu vực của Mali.
Nguy cơ Mỹ - Trung sa lầy trong căng thẳng
Gần hai thập kỷ sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc thành lập, Washington và Bắc Kinh chỉ liên lạc thông qua các cuộc họp ở Geneva và Warsaw.
"Chúng tôi đối xử với nhau như kẻ thù", cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger phát biểu năm ngoái, nhân kỷ niệm 40 năm Mỹ - Trung bình thường hóa quan hệ. "Chúng tôi không có phương thức bình thường nào để liên lạc với chính phủ Trung Quốc, trừ một đại sứ quán ở Warsaw".
"Đó là nơi hai bên có thể gửi thông điệp tới nhau, đồng thời là địa điểm các đại sứ thỉnh thoảng gặp mặt. 152 cuộc họp đã được tổ chức giữa các đại sứ ở Warsaw, nhưng chưa bao giờ họ đạt được bất cứ thỏa thuận nào", Kissinger cho hay.
Giờ đây, Mỹ và Trung Quốc đã có các đại sứ quán và thường xuyên liên lạc, nhưng dường như tình hình vẫn không khá hơn nhiều so với quá khứ, khi những thỏa thuận ngày càng trở nên hiếm hoi. Hôm 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dường như tỏ ý bác bỏ di sản của Kissinger và cố tổng thống Richard Nixon trong xây dựng quan hệ với Trung Quốc, khi chỉ trích "hình mẫu cũ của sự ràng buộc mù quáng".
Phát biểu của Pompeo đưa ra sau khi Washington ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Houston, bang Texas, cáo buộc cơ sở ngoại giao này liên quan tới hoạt động gián điệp và đánh cắp sở hữu trí tuệ. Đáp lại, Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc, đồng thời yêu cầu đóng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.
Natasha Kassam, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Lowy của Australia, cho biết những động thái trên diễn ra tại thời điểm "nhiều người tin rằng căng thẳng Mỹ - Trung không thể tồi tệ hơn được nữa". "Mất lãnh sự quán ở Thành Đô sẽ làm hạn chế các kênh liên lạc với Bắc Kinh của Washington, cũng như khả năng giám sát và báo cáo tình hình Trung Quốc", Kassam giải thích.
Nhiều nhà phân tích cảnh báo tình trạng căng thẳng không ngừng gia tăng, với việc loại bỏ các nhà ngoại giao cùng những kênh đối thoại, khiến hai nước khó thấu hiểu nhau hơn, tạo rào cản đối với triển vọng xuống thang trong tương lai. "Mỹ và Trung Quốc đã dành ba năm qua để phá hủy phần mềm của mối quan hệ, giờ là đến phần cứng", Jeff Moon, cựu trợ lý đại diện thương mại Mỹ tại Trung Quốc, nhận định.
Guy Saint-Jacques, cựu đại sứ Canada ở Bắc Kinh, cho rằng việc chính quyền Tổng thống Donald Trump thúc đẩy "cuộc chia tay" kinh tế với Trung Quốc có nguy cơ "gây ra hậu quả lâu dài về địa chính trị".
Hai nước đã phát triển mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn bao giờ hết sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hồi năm 2001. Năm 2018, trước khi Trump áp một loạt đòn thuế chống lại Bắc Kinh, mở đầu thương chiến, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, với tổng giá trị thương mại là 660 tỷ USD, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và nguồn nhập khẩu lớn nhất của Mỹ.
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ trên mọi lĩnh vực, từ sản xuất, công nghệ tới Hollywood và bóng rổ, đều phụ thuộc vào nguồn doanh thu chính từ Trung Quốc. Vô số tổ chức văn hóa và trường học của Mỹ cũng triển khai hoạt động tại Trung Quốc. Do đó, sự ngờ vực gia tăng đặt ra rủi ro với công dân bình thường ở cả hai nước.
Trong bài phát biểu hôm 23/7, Pompeo kêu gọi các nước "cùng chí hướng" lập liên minh quốc tế đối phó Trung Quốc, nhằm gây áp lực cho Bắc Kinh về các vấn đề như Hong Kong, Tân Cương hay chính sách thương mại. Tuy nhiên, chiến thuật này được cho là không hiệu quả.
Bất chấp làn sóng chỉ trích trên thế giới đối với luật an ninh Hong Kong, Bắc Kinh vẫn kiên quyết thực thi đạo luật và đe dọa đáp trả nếu các nước chống lại nó. Thêm vào đó, họ cũng không đơn độc trên trường quốc tế. Bắc Kinh đang xây dựng liên minh của riêng họ với các quốc gia cùng chí hướng, có thể đối trọng với nỗ lực gây sức ép của Washington.
Trong khi 27 nước phương Tây, bao gồm Anh và Mỹ, lên án luật an ninh Hong Kong trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, 53 nước khác, bao gồm Cuba hay Pakistan, lại ký vào một tuyên bố chung ủng hộ đạo luật.
Saint-Jacques cho rằng nên khuyến khích Bắc Kinh tuân thủ quy tắc và chuẩn mực quốc tế mà chính họ từng ký kết thông qua các cơ quan như WTO. Tuy nhiên, ông lo ngại chính quyền Trump đang tạo ra sự chia rẽ mới giữa các nước có đường lối cứng rắn với Trung Quốc và những quốc gia muốn duy trì ảnh hưởng và quan hệ kinh tế.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được cho là đang âm thầm vun đắp liên minh chống lại Mỹ. Trao đổi với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tuần trước, ông Vương chỉ trích "tâm lý Chiến tranh Lạnh" của Mỹ, kêu gọi Nga - Trung "không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới, mà còn sát cánh với tất cả quốc gia có lập trường khách quan và công bằng nhằm chống lại mọi hành vi phá hoại trật tự quốc tế và đi ngược xu hướng lịch sử".
Theo bình luận viên James Griffiths của CNN, mặc dù Trung Quốc và Mỹ đều khiến căng thẳng leo thang, Bắc Kinh phần lớn muốn điều ngược lại, đặc biệt trên mặt trận kinh tế. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc và quan điểm cứng rắn dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình khiến Trung Quốc khó có thể lùi bước hoặc tránh phản ứng công khai trước sự khiêu khích của Mỹ.
"Điều này khiến những quan chức 'diều hâu' với Trung Quốc trong Nhà Trắng dễ dàng khiêu khích Bắc Kinh hành động, sau đó lợi dụng việc này để biện minh cho lập trường của họ, có thể nhằm mục đích chính trị nội bộ", Griffiths nêu ý kiến.
"Chắc chắn có lý do chính đáng để đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi lo ngại rằng động thái leo thang căng thẳng này có thực sự nhằm đối đầu Trung Quốc, hay là vì cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong 4 tháng nữa?", Angus King, thượng nghị sĩ độc lập thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, đề cập tới việc đóng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.
Thái độ cứng rắn với Trung Quốc là một trong những thông điệp chủ chốt trong chiến dịch tái tranh cử của Trump, được cho là nhằm làm nổi bật sự mềm mỏng của Joe Biden, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, trước Bắc Kinh.
"Trump từng nhiều lần tự hào nói rằng khi bị tấn công, ông ấy sẽ đáp trả mạnh gấp đôi. Hoàn cảnh hiện nay thúc đẩy ông ấy làm như vậy, bởi tâm lý phổ biến tại Mỹ bây giờ là cần đáp trả thái độ hung hăng của Trung Quốc thật mạnh mẽ", Moon, người từng làm trong ngành ngoại giao Mỹ, nhận xét.
Moon nói thêm rằng Trung Quốc có thể đã "đi sai nước cờ" khi quyết định đáp trả bằng cách ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô thay vì Vũ Hán, đặc biệt nếu động thái này khiến Mỹ "ăn miếng trả miếng" gay gắt hơn. Lãnh sự quán Mỹ tại Vũ Hán vốn ngừng hoạt động suốt nhiều tháng vì Covid-19, nên lệnh đóng cửa cơ sở này sẽ không gây ra tác động thực sự, giúp tạm thời hạ nhiệt căng thẳng.
"Trung Quốc hưởng lợi từ các lãnh sự quán của họ ở Mỹ nhiều hơn so với chiều ngược lại. Trong khi các nhà ngoại giao Trung Quốc có thể tiếp cận rộng rãi xã hội mở của Mỹ, Bắc Kinh lại cản trở người Mỹ tiếp cận xã hội Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh sẽ chịu thiệt khi các lãnh sự quán bị đóng cửa. Tôi ngạc nhiên vì họ chọn cách leo thang căng thẳng trong tình huống này", Moon nhận định.
Nguồn tin cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết nước này hôm 23/7 bắt và tạm giam Juan Tang, nhà khoa học Trung Quốc trốn lệnh bắt vì gian lận visa bằng cách "cố thủ" trong lãnh sự quán ở San Francisco, tình huống cho thấy căng thẳng không có dấu hiệu giảm bớt. Trump cũng đe dọa đóng cửa thêm nhiều lãnh sự quán.
Bất cứ động thái nào như vậy cũng chắc chắn bị Bắc Kinh đáp trả, với tiền lệ ở Thành Đô, gây suy giảm khả năng tránh hiểu lầm nghiêm trọng của cả hai bên trong trường hợp khủng hoảng.
Pompeo kêu gọi hợp lực chống một Trung Quốc 'chuyên chế mới' Pompeo tiếp tục chỉ trích Trung Quốc, cho rằng Washington và các đồng minh phải chống lại "chế độ chuyên chế mới" của Trung Quốc mạnh hơn. "Sự thật là các chính sách của chúng ta đã làm hồi sinh nền kinh tế kiệt quệ của Trung Quốc, để rồi Bắc Kinh quay lại lấy oán trả ân", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo...