Bills Gates và Steve Jobs giới hạn thời gian dùng công nghệ ra sao, khi chính họ là người phát minh ra các thiết bị ấy?
Thật trái ngược khi những bậc phụ huynh của thung lũng Silicon giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử nghiêm ngặt hơn phần lớn các ông bố bà mẹ khác, dù họ là người sáng chế ra các sản phẩm ấy.
Các nhà tâm lý học từ lâu đã nhận thấy ảnh hưởng của điện thoại cho não bộ của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới mới đây còn đưa ra khuyến cáo bố mẹ chỉ nên cho con sử dụng các loại hình điện tử 1 giờ 1 ngày. Mặc dù một nghiên cứu lớn đã chỉ ra tác động của công nghệ tác động không đáng kể đến sức khỏe, trạng thái tinh thần của con người, nhưng một khảo sát khác cho thấy: nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở các học sinh lớp 8 tăng 27% nếu các em thường xuyên sử dụng mạng xã hội.
Tất nhiên, ở đây chúng ta không bàn cãi về ảnh hưởng của công nghệ vì đây là vấn đề gây tranh cãi cả thập kỷ qua, chưa có dấu hiệu kết thúc.
Nhà giáo dục Joe Clement và Matt Miles là đồng tác giả cuốn sách viết về cách 2 nhà tý phú: Bills Gates và Steve Jobs giới hạn thời gian dùng công nghệ ra sao, khi chính họ là người phát minh ra các thiết bị ấy. Các tác giả này đã đặt ra câu hỏi: “Điều gì chỉ những nhà sáng lập giàu có này biết về sản phẩm của chính mình còn các khách hàng thì không?”
Đây là cách mà các nhà kiệt xuất của thung lũng Silicon cho các con tiếp xúc với màn hình điện tử, trong khi tiêu thụ hàng triệu sản phẩm trên toàn thế giới:
Bill Gates – một trong những nhà lãnh đạo công nghệ có ảnh hưởng nhất trên thế giới, đã giới hạn số lượng thiết bị mà con cái ông có thể sử dụng ở nhà.
Thật trái ngược khi những bậc phụ huynh của thung lũng Silicon giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử nghiêm ngặt hơn phần lớn các ông bố bà mẹ khác, dù họ là người sáng chế ra các sản phẩm ấy.
Năm 2007, Gates, cựu Giám đốc điều hành của Microsoft, đã quyết định giới hạn thời gian trên màn hình khi con gái ông bắt đầu có dấu hiệu nghiện một trò chơi điện tử. Ông cũng không cho con mình sử dụng điện thoại di động cho đến khi chúng 14 tuổi.
Evan Spiegel – giám đốc Snapchat giới hạn thời gian sử dụng điện thoại
Video đang HOT
Theo khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew năm 2018, Snapchat là nền tảng xã hội được giới trẻ ưu ái và sử dụng thịnh hành nhất. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, Spiegel tiết lộ anh và vợ mình chỉ cho các con một tiếng rưỡi sử dụng thiết bị điện tử mỗi tuần.
Mặc dù là người sáng tạo ra Ipad, Steve Jobs không cho con mình sử dụng chúng
Jobs nói: “Tôi giới hạn thời gian dùng công nghệ ở nhà”.
Trong buổi phỏng vấn với tờ New York Times năm 2011, ông nói rằng các con ông không được phép sử dụng Ipad phiên bản mới ra mắt. Jobs nói: “Tôi giới hạn thời gian dùng công nghệ ở nhà”.
Còn trong buổi phỏng vấn gần đây trên Cheddar, đồng sáng tạo Ipod Tony Fadell cho rằng nếu Steve Jobs còn sống, hẳn ông ấy sẽ giải quyết các vấn đề về lạm dụng thiết bị điện tử. Tony nói: “Ông ý sẽ bảo chúng ta cần làm gì đó để thay đổi tình trạng này”.
Giám đốc công ty mẹ của Google Sundar Pichai thậm chí còn quy định thời gian xem tivi
Pichai chia sẻ với tờ New York Times vào năm 2018 rằng cậu con trai 11 tuổi của mình không có điện thoại di dộng và phải chấp hành quy định thời gian xem tivi.
Các trường học danh tiếng ở thung lũng Silicon không áp dụng công nghệ vào việc giảng dạy
Theo tác giả, phần lớn các trường ở thung lũng Silicon vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống: bảng đen, phấn trắng và bút chì, giấy. Thay vì học lập trình, các em được dạy về kỹ năng mềm như tính phối hợp, tôn trọng mọi người, khả năng sáng tạo…
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận lợi ích của công nghệ trong đời sống
Mặc dù giới hạn sử dụng thiệt bị điện tử của các con, Bill Gates thể hiện rõ sự quan tâm của ông với tác dụng của cá nhân hóa thiết bị trong giáo dục. Đây có lẽ là sự nhượng bộ lớn nhất của vị tỷ phú này vì ông cho rằng đây là cách tiếp cận hiệu quả khi thiết kế lộ trình học cho mọi người.
Gates chia sẻ: “Cá nhân hóa không phải biện pháp cho tất cả nhưng đây là bước đi mang lại hi vọng cho nhiều người để nhận ra khả năng của chính mình”.
Kết luận
Cả hai tác giả đều cho rằng thật trái ngược khi những bậc phụ huynh của thung lũng Silicon giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử nghiêm ngặt hơn phần lớn các ông bố bà mẹ khác, dù họ là người sáng chế ra các sản phẩm ấy.
Clement và Miles nói: “Nếu các con của Jobs vẫn đang ở tuổi đến trường, chúng sẽ tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn cả quãng thời gian lớn lên của mình”
Thung lũng Silicon 'dậy sóng' vì chính sách visa của Trump
Chính sách đóng băng visa H-1B ảnh hưởng trực tiếp đến các lập trình viên, khiến các "đại gia" công nghệ ở thung lũng Silicon phản đối kịch liệt.
Ngày 22/6, Tổng thống Trump ký sắc lệnh ngừng cấp thẻ xanh ngoài lãnh thổ Mỹ tới ngày 31/12, đồng thời "đóng băng" nhiều thị thực lao động. Quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những lao động tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ và gia đình họ, những người đang hưởng chính sách visa H-1B.
Quyết định của Trump ngay lập tức khiến thung lũng Silicon dậy sóng, bởi 3/4 thị thực H-1B của Mỹ được cấp chuyên gia và kỹ sư trong ngành công nghệ. Theo thống kê từ Cơ quan Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS), 39% kỹ sư phần mềm, 27% lập trình viên máy tính và 28% công việc kỹ thuật điện của Mỹ là người nhập cư.
Kỹ sư tay nghề cao từ lâu đã là một phần không thể thiếu của Thung lũng Silicon, tuy nhiên, visa H-1B của những người làm việc tại Mỹ vừa bị Tổng thống Trump ngừng cấp/xét duyệt.
Các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon phần lớn tuyển dụng nhân tài nước ngoài qua chính sách visa H-1B. Mỗi năm có hàng chục nghìn tài năng nước ngoài hoặc sinh viên quốc tế vượt qua vòng xét thị thực này để đầu quân cho các công ty công nghệ ở đây. Visa H-1B từng được coi là nền tảng dự trữ tài năng công nghệ của nước Mỹ. Kỹ sư nước ngoài là một nửa của sự đổi mới ở Thung lũng Silicon. Dưới thời Obama, nước Mỹ đã đưa ra nhiều chính sách visa hấp dẫn để giữ chân các nhân tài công nghệ, nhưng Trump đang phá bỏ hết.
Giới chức Mỹ cho biết, chính sách thị thực mới sẽ khiến 525.000 lao động nước ngoài không có cơ hội đến Mỹ, ít nhất tới hết năm nay, tương đương với từng đó việc làm sẽ được dành cho người Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là, liệu những người Mỹ thất nghiệp có thể đảm nhận được những công việc này không? Câu trả lời là khó. Bởi phần lớn những người nhận thị thực H-1B là những lao động chất lượng cao, được đào tạo và làm việc trong ngành công nghệ cao, không thể thay thế được bởi những người Mỹ thất nghiệp thông thường.
Những người đứng đầu các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon đồng loạt phản đối sắc lệnh mới này.
CEO Pichai của Google, người từng làm việc tại Mỹ theo diện visa H-1B, viết trên Twitter: "Người nhập cư đã đóng góp vào thành công kinh tế của Mỹ, đưa Mỹ thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ và cũng góp sức giúp Google được như hôm nay. Dù thất vọng bởi tuyên bố hôm nay, chúng tôi vẫn tiếp tục đứng cạnh những người nhập cư và nỗ lực tạo thêm cơ hội cho tất cả".
Amazon gọi chính sách đóng băng thị thực H-1B của Trump là "thiển cận". "Đón nhận những tài năng sáng giá trên khắp thế giới là cách tốt nhất để Mỹ phục hồi kinh tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục các chương trình hỗ trợ và bảo vệ quyền của người nhập cư", đại diện công ty nói.
Tim Cook, CEO của Apple, lên tiếng: "Giống Apple, quốc gia nhập cư này luôn tìm thấy sức mạnh trong sự đa dạng. Chúng tôi hy vọng vào lời hứa lâu dài với 'giấc mơ Mỹ'. Tôi thật sự thất vọng về tuyên bố này".
Đại diện Facebook nói Tổng thống Trump chỉ lấy Covid-19 làm cái cớ cho chính sách hạn chế nhập cư. Thực tế, việc đẩy các tài năng có tay nghề cao ra khỏi Mỹ sẽ khiến việc phục hồi đất nước khó khăn hơn. Mỹ là quốc gia của những người nhập cư. Đất nước được hưởng lợi từ việc khuyến khích người tài từ khắp nơi trên thế giới về đây sinh sống và làm việc.
Đại diện của Microsoft, Tesla, Twitter, PayPal, Box... đều phản đối gay gắt sắc lệnh này và gọi đây là "chính sách tồi tệ không thể chấp nhận được".
Hùng Trần, Founder của Got It, một startup Việt Nam có trụ sở tại Thung lũng Silicon, nhận định: "Với các công ty công nghệ, tài sản lớn nhất và vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất là nhân tài. Hiện các công ty công nghệ vẫn trong chế độ làm việc từ xa nên điều này chưa ảnh hưởng nhiều. Nhưng khi mọi thứ quay trở lại bình thường mà không thu hút được người giỏi thì sẽ là thách thức rất lớn với các công ty".
Theo thống kê của USCIS, các công ty công nghệ và dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất nếu chính sách visa H-1B thành hiện thực. Đầu tiên là Google. Trong năm 2019 công ty đã nộp 10.577 đơn xin visa H-1B. Tiếp đến là Amazon với 7.705 hồ sơ, IBM đứng vị trí thứ ba với 7.237 đơn, tiếp đến là Microsoft (6.014), Facebook (3.212) và Apple (1.708).
Công dân từ Ấn Độ và Trung Quốc là những người bị ảnh hưởng lớn nhất. 74,55% visa H-1B trong năm 2019 được cấp cho người Ấn Độ, 11,5% là người Trung Quốc.
Mặc dù chính sách thị thực của Trump khiến các "đại gia" công nghệ ở Thung lũng Silicon tức giận, họ không thể thay đổi được quyết định của Nhà Trắng. Các chuyên gia phân tích nhận định, chính sách visa với người nhập cư có thể được siết chặt hơn trong vài tháng tới khi cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần. "Cơn ác mộng" này có thể chỉ kết thúc vào tháng 11 khi cuộc tranh cử kết thúc.chính
Công nghệ khiến con người cô đơn Người dùng tiêu tốn thời gian, năng lượng cho các mối quan hệ ảo và luôn cảm thấy bất an khi không có mặt trong những bữa tiệc online. Trong ngày sinh nhật của một người có biệt danh Meow, khoảng 200 bạn bè trên Facebook đã nhắn tin, viết thông điệp chúc mừng. Anh cũng nhận được hàng tá lời khen về...