Biểu tình phản đối Trung Quốc nổ ra khắp Ấn Độ, dân nói sẵn sàng hỗ trợ quân đội
Người dân ở nhiều khu vực Ấn Độ đốt cờ, biểu tình chống lại Bắc Kinh sau vụ đụng độ của binh sỹ 2 nước ở khu vực biên giới tranh chấp, làm nhiều người thiệt mạng.
Mặc dù Bắc Kinh và New Delhi cho biết đang tham gia vào các cuộc đối thoại để xoa dịu tình hình nhưng những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vẫn nổ ra trên khắp Ấn Độ.
Người dân ở các bang Uttar Pradesh, Bihar, Gujarat và Jammu tràn xuống đường với tấm biểu ngữ kêu gọi có hành động đáp trả và cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh.
Tại bang Uttarakhand giáp biên giới Trung Quốc, người dân ở ngôi làng Niti hôm 19/6 tổ chức cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh, khẳng định họ sẵn sàng hỗ trợ quân đội Ấn Độ trong mọi tình huống.
“Chúng tôi đau đớn khi hay tin về sự ra đi của những người lính ở Galwan. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quân đội Ấn Độ trong mọi tình huống”, một dân làng nói với ANI.
Làn sóng chống lại Bắc Kinh, tẩy chay hàng hóa Trung Quốc lan rộng ở Ấn Độ. (Ảnh: AP)
Một người dân khác nói Trung Quốc không thể tới ngôi làng của họ vì nó ở độ cao hơn 3.600 m.
“Trung Quốc không thể tới đây để tấn công chúng tôi. Họ không thể xâm chiếm làng vì Niti được bao quanh bởi những ngọn đồi cao lớn và ngôi làng ở độ cao trên 3.600m. Họ chỉ có thể tấn công chúng tôi từ trên trời”, người này cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo người dân địa phương, quân đội Ấn Độ đã tăng cường cảnh giác ở biên giới Trung-Ấn tại Chamoli cũng như di chuyển các phương tiện quân sự ở Thung lũng Niti trong vài ngày qua.
Dân làng cho biết hầu hết các binh sỹ được điều động tới một chốt kiểm soát cách đó 25 km. Thông thường, có khoảng 70-75 nhân viên quân sự được triển khai gần Bưu điện làng Niti.
Tại New Delhi, khoảng 20 thành viên của nhóm Tiếng nói Đông Bắc Ấn Độ tổ chức biểu tình ở khu vực Teen Murti Marg. Họ hô vang khẩu hiệu chống lại Bắc Kinh và rời đi sau đó 15 phút.
Một quan chức địa phương cho biết nhóm biểu tình đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội. Không ai bị bắt giữ.
Tổng thư ký của Bharatiya Janata tại Goa hô hào người dân tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, điều mà ông tin sẽ làm suy yếu nền kinh tế của quốc gia láng giềng nếu nỗ lực này được thực hiện trên quy mô toàn quốc.
“Sức mạnh tài chính của Trung Quốc phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Ấn Độ. Bằng cách cam kết không mua bất cứ thứ gì sản xuất tại Trung Quốc, chúng ta có thể làm cho Trung Quốc yếu đi”, ông này kêu gọi.
Làn sóng tẩy chay các sản phẩm từ Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất Ấn Độ đang trỗi dậy mạnh mẽ ở quốc gia Đông Á từ đầu tuần.
Nhóm Tiếng nói Đông Bắc Ấn Độ tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Swadeshi Jagaran Manch – một tổ chức chính trị ủng hộ đảng cầm quyền BJP mới đây phát động chiến dịch không dùng sản phẩm và tiếp nhận đầu tư từ các công ty Trung Quốc vào Ấn Độ.
Liên minh các thương nhân Ấn Độ, một nhóm đại diện cho khoảng 70 triệu nhà bán lẻ hôm 17/6 khẳng định các thành viên của họ sẽ tẩy chay hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu dù biết rằng doanh nghiệp của mình có thể sẽ chịu thiệt hại.
Video đăng tải trên Twitter cho thấy một số người ném một chiếc TV nhãn hiệu Trung Quốc từ một nhà cao tầng ở bang Gujarat, sau đó giẫm đạp và dỡ tung nó.
Các quan chức chính phủ Ấn Độ tiết lộ đã lên kế hoạch tăng thuế nhập khẩu với 300 mặt hàng Trung Quốc.
Trong một động thái mới đây, Bộ Viễn thông Ấn Độ yêu cầu cho các hãng dịch vụ viễn thông trong nước ngừng mọi thỏa thuận với doanh nghiệp Trung Quốc.
Cùng với đó, các công ty Trung Quốc cũng bị cấm tham gia đấu thầu mọi dự án phát triển hạ tầng viễn thông Ấn Độ, bao gồm kế hoạch nâng cấp dịch vụ 4G.
Giới chức Ấn Độ cũng tuyên bố đã hủy hợp đồng đường sắt với một công ty Trung Quốc và ít nhất 4 công ty Trung Quốc đang tham gia vào các dự án khác của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ bị rút khỏi dự án.
Hồi giữa tuần, hãng Oppo của Trung Quốc buộc phải hủy lễ ra mắt tại Ấn Độ, kế hoạch mà họ từng rất kỳ vọng.
Ấn Độ tẩy chay hàng hóa, cấm cửa công ty Trung Quốc
Sau vụ đụng độ chết người tại biên giới, người tiêu dùng Ấn Độ ồ ạt kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền New Delhi cũng tuyên bố tăng thuế lên hàng Trung Quốc.
Theo Guardian, chính quyền Ấn Độ cho biết sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với 300 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc lên đến 59,3 tỷ USD. Khoảng 11% hàng nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Trung Quốc.
Bộ Viễn thông Ấn Độ ra lệnh cho các hãng dịch viễn thông nhà nước cũng như tư nhân ngừng mọi thỏa thuận với doanh nghiệp Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc cũng bị cấm tham gia đấu thầu mọi dự án phát triển hạ tầng viễn thông Ấn Độ, bao gồm kế hoạch nâng cấp dịch vụ 4G.
Trên mạng xã hội, người tiêu dùng và doanh nghiệp Ấn Độ cũng đồng loạt kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Một phần mềm giúp người dùng phát hiện và xóa các ứng dụng Trung Quốc trên điện thoại được tải hơn 5 triệu lần kể từ tháng 5.
Một công ty bơ sữa Ấn Độ đăng tải nhiều thông điệp chống Trung Quốc trên Twitter. Kỹ sư Sonam Wangchuk là một trong những người đi đầu chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại Ấn Độ. "Chúng ta cần phải sử dụng các biện pháp kinh tế. Ấn Độ đã tốn quá nhiều tiền cho Trung Quốc. Chúng ta cần thoát khỏi cái bẫy đó", ông nhấn mạnh.
Người Ấn Độ biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Kỹ sư Wangchuk cho biết chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc thành công hơn ông mong đợi. "Người tiêu dùng có thể tạo ra sự thay đổi to lớn", ông nói. Tại thủ đô New Delhi, tổ chức RWA cũng mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc với thông điệp "Chúng ta có thể bẻ gãy xương sống kinh tế của Trung Quốc".
Liên minh Thương nhân Ấn Độ (CAIT) - đại diện hơn 60 triệu thương nhân nước này - cho biết sẽ tẩy chay 450 thương hiệu bán hơn 3.000 sản phẩm Trung Quốc, từ mỹ phẩm, thời trang đến đồ nội thất.
Nhiều chính trị gia Ấn Độ cũng kêu gọi chính phủ hủy hợp đồng xây dựng đường tàu điện ngầm đã trao cho một công ty Trung Quốc.
Có những dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc lo ngại với làn sóng tẩy chay này. Mới đây, Global Times đăng bài xã luận kêu gọi Ấn Độ "kiềm chế những tiếng nói tẩy chay hàng Trung Quốc".
Quân đội Ấn Độ muốn mua gấp 33 tiêm kích Nga Không quân Ấn Độ đang hối thúc chính phủ mua thêm 12 tiêm kích Su-30MKI và 21 MiG-29 trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc tăng cao. "Không quân Ấn Độ đã nghiên cứu kế hoạch này từ lâu, nhưng họ đang đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch mua sắm trị giá hơn 787 triệu USD sẽ được trình lên Bộ...