Biểu hiện ung thư dễ bị nhầm với bệnh cúm
Bệnh nhân bị ung thư hạch và bệnh bạch cầu có nhiều triệu chứng giống cúm như mệt mỏi, sưng hạch.
Bác sĩ Mashiul Chowdhury, người đứng đầu Trung tâm Điều trị Ung thư và Bệnh truyền nhiễm Mỹ, xác nhận các triệu chứng cúm và ung thư có thể giống nhau. “Các triệu chứng của bệnh cúm thường giống với ung thư do một số cơ chế tương tự. Hệ miễn dịch của người bệnh đang suy giảm. Vì vậy, họ cảm thấy khó chịu, sốt”, bác sĩ Chowdhury nói.
Nếu có các biểu hiện giống cúm kéo dài, mọi người nên đi khám. Ảnh minh họa: Metropolisindia
Theo Express, đây không phải là những triệu chứng cúm duy nhất có thể giống với ung thư. Các biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, ớn lạnh, sụt cân, sưng hạch và ho dai dẳng. Một số người quyết định đi xét nghiệm, chụp X-quang và nhận kết quả chẩn đoán bất ngờ: ung thư.
Nếu các triệu chứng trên kéo dài trong hai tuần hoặc lâu hơn thì đã đến lúc mọi người nên đi khám bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch (lymphoma) và bệnh bạch cầu (leukaemia).
Ung thư hạch
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) giải thích, ung thư hạch không Hodgkin phát triển trong hệ bạch huyết, là mạng lưới mạch và tuyến khắp cơ thể. Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư hạch không Hodgkin là sưng hạch không đau, thường ở cổ, nách hoặc háng.
Khoảng 13.000 người được chẩn đoán mắc ung thư hạch không Hodgkin mỗi năm ở Anh. Phương pháp điều trị điển hình bao gồm hóa trị hoặc xạ trị; đôi khi ung thư nhỏ có thể loại bỏ trong quá trình sinh thiết.
Bệnh bạch cầu
Theo Mayo Clinic, bệnh bạch cầu là dạng ung thư của các mô tạo máu bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết, thường liên quan đến các tế bào bạch cầu. Đó là những “chiến binh” chống nhiễm trùng – thường phát triển và phân chia một cách có trật tự khi cơ thể bạn cần.
Nhưng ở những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu hoạt động bất thường.
Các dấu hiệu bệnh bạch cầu thường gặp là sốt hoặc ớn lạnh, mệt mỏi dai dẳng, suy nhược, nhiễm trùng thường xuyên hoặc nặng, giảm cân không chủ ý, sưng hạch bạch huyết, dễ chảy máu hoặc bầm tím, chảy máu cam tái phát, xuất hiện đốm đỏ trên da, đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt vào ban đêm.
Video đang HOT
5 nguyên tắc cần nhớ giúp trẻ phòng tránh bệnh cúm
Thời tiết với không khí lạnh ẩm, nhiệt độ môi trường không cao và độ ẩm trong không khí thấp là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển và gây bệnh cúm.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm?
Theo thống kê của WHO, hàng năm có khoảng 1/3 trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm cúm và đặc biệt trẻ em được xếp vào nhóm có tỷ lệ tử vong cao do bệnh cúm.
Bệnh cúm có biểu hiện đa dạng, thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành, thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những trẻ có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ em dưới 5 tuổi.
Trên thực tế, bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường, nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng ở trẻ bị bệnh cúm
Triệu chứng toàn thân và hô hấp khởi phát đột ngột, có thể hiện diện dưới hình thức viêm khí quản, viêm tiểu khí quản, viêm phổi, bệnh có sốt giống nhiễm khuẩn huyết. Khi trẻ bị mắc bệnh cúm sẽ dễ bị bội nhiễm hoặc mắc các bệnh kèm theo liên quan đến cúm như: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, biến chứng hệ thần kinh trung ương (sốt cao, co giật), viêm màng ngoài tim, viêm não, viêm cơ, viêm thận hoặc nặng hơn có thể tử vong.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ. Ảnh minh hoạ.
5 nguyên tắc cần nhớ để bảo vệ trẻ không mắc bệnh cúm
- Giữ gìn vệ sinh
Là phương pháp có ích, giúp ngăn ngừa bị nhiễm virus gây bệnh cúm, bao gồm các biện pháp sau: Rửa tay là phương pháp cơ bản và hữu hiệu nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Chỉ cần rửa tay với xà phòng và rửa tay đúng cách sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả. Nên dạy cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi ho hay hắt hơi.
- Cần tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm
Đây là biện pháp có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và phòng ngừa biến chứng do cúm gây ra. Không những thế, tiêm vaccine cúm hàng năm còn giúp trẻ được cập nhật các chủng virus cúm đang lưu hành trong thời điểm đó, để được bảo vệ một cách đầy đủ nhất.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) việc chủ động phòng bệnh cúm cho trẻ đem lại nhiều lợi ích, sẽ phòng được bệnh cúm, giảm trên 60% các đợt bệnh giống cúm, giảm tỷ lệ mắc viêm tai giữa cấp tính, giảm tỷ lệ mắc bệnh liên quan với cúm, đối với cộng đồng tiêm phòng cúm cho trẻ sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh.
Cụ thể: Trẻ em từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi: Tiêm 2 mũi và mũi thứ 2 cách mũi đầu ít nhất 4 tuần.
Trẻ em từ 3 tuổi đến 8 tuổi: Tiêm 2 mũi và mũi thứ 2 cách mũi đầu ít nhất 4 tuần.
Trẻ từ 9 tuổi và người lớn tiêm 1 mũi.
Những trẻ không nên tiêm ngừa cúm là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ bị dị ứng nặng với trứng gà.
Trẻ được ghi nhận bị dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vaccine cúm.
Trẻ được xác định bị dị ứng nặng với lần tiêm ngừa vaccine cúm trước đó.
- Tránh tiếp xúc nguồn lây nếu có thể được
Trẻ bị bệnh nên cho nghỉ học để tránh lây lan. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bệnh/chết. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, khu vực đang có dịch cúm.
- Tăng cường sức khỏe cho trẻ
Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước. Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thực phẩm thay vì chỉ ăn 1 loại trẻ thích. Bổ sung các loại vitamin có trong trái cây, rau củ quả... Cho trẻ ăn mỗi ngày 1- 2 hộp sữa chua để giúp trẻ tăng cường hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn, bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Điều này càng đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 18 tiếng mỗi ngày, trẻ mới biết đi ngủ 12 - 13 tiếng mỗi ngày, trẻ trẻ 4 - 5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Tóm lại: Phần lớn các trường hợp nhiễm cúm sẽ tự hồi phục trong vòng 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm có thể xảy ra. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có các dấu hiệu:
- Trẻ quấy khóc nhiều, li bì.
- Sốt kèm phát ban.
- Trẻ không chảy nước mắt khi khóc (ở trẻ sơ sinh).
- Trẻ cảm thấy hụt hơi, khó thở.
- Trẻ cảm thấy tức ngực.
Ngứa da sau khi tắm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gì? Tắm mang lại cảm giác sảng khoái, sạch sẽ nhưng sau đó, một số người lại bị ngứa da, khó chịu. Đó có thể là dấu hiệu của mày đay, bệnh đa hồng cầu, ung thư hạch... Theo Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - nguyên trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2, ngứa...