Biết điều này, bạn sẽ từ bỏ loại gia vị ngọt ngào này
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bỉ chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường có thể nhân lên các tế bào ung thư.
Ăn nhiều đường có thể dẫn đến sự phát triển của các tế bào ung thư
Đường không có lợi cho sức khỏe, nó được cho là nguyên nhân khiến bạn có vòng eo lớn, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, bệnh đái tháo đường đường túyp 2 và bệnh tim. Nếu những lý do này là không đủ thì có một lý do khác để từ bỏ gia vị ngọt ngào này.
Theo các nhà nghiên cứu Bỉ, đường cũng có thể kích thích sự phát triển của các khối u ung thư trong cơ thể.
Đường ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Trong nghiên cứu kéo dài 9 năm gần đây được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã quan sát kỹ các tế bào nấm men trong phòng thí nghiệm, chúng hoạt động giống như tế bào ung thư. Vào cuối nghiên cứu, họ kết luận rằng quá trình lên men tế bào nấm men dẫn đến sự nhân lên và mở rộng của chúng.
Nghiên cứu đã giúp kết luận rằng các tế bào ung thư có trong cơ thể lấy năng lượng từ đường lên men, được gọi là hiệu ứng Warburg. Quá trình này hoàn toàn không giống sự phát triển của các tế bào không phải ung thư, chúng sử dụng oxy để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể.
Các nhà nghiên cứu Bỉ tiết lộ rằng đường mà chúng ta tiêu thụ sẽ đánh thức các tế bào ung thư hiện có trong cơ thể và gây ra sự phát triển nhanh chóng của khối u.
Các nghiên cứu trước đây
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên liên kết đường với sự phát triển của các tế bào ung thư. Các nghiên cứu tương tự cũng cho thấy rằng tiêu thụ một lượng lớn đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư thực quản.
Video đang HOT
Ăn quá nhiều đường cũng có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và ung thư.
Hiện vẫn chưa rõ các tế bào ung thư hoạt động như thế nào, nhưng các nhà khoa học tin rằng bằng chứng này có thể giúp lập kế hoạch ăn kiêng cho bệnh nhân ung thư.
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn không ăn đường
Từ bỏ đường là rất khó khăn và đòi hỏi ý chí kiên cường. Nhưng một khi bạn thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của cơn thèm đường, sức khỏe và làn da của bạn sẽ dần được cải thiện và bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.
Dưới đây là ba điều tuyệt vời có thể xảy ra với bạn khi bạn bỏ đường.
Da của bạn sẽ được cải thiện
Lượng đường cao trong máu có thể cản trở quá trình sửa chữa collagen của da, loại protein giữ cho làn da của bạn trông căng mọng. Quá nhiều đường trong chế độ ăn uống cũng có thể làm giảm độ đàn hồi của da và dẫn đến nếp nhăn sớm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng giảm lượng đường tiêu thụ có thể làm cho làn da của bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình lão hóa.
Giảm cân
Ăn nhiều đường thường có liên quan đến tăng cân. Kiểm soát cơn thèm ăn có thể giúp bạn giảm mỡ dễ dàng hơn, đặc biệt là vùng bụng. Sự tích tụ quá nhiều chất béo ở phần giữa nhường chỗ cho các mối quan tâm khác nhau về sức khỏe như bệnh tiểu đường, cholesterol cao và những bệnh khác.
Năng lượng của bạn sẽ tồn tại lâu hơn
Đường không chỉ là carbs đơn giản, có nghĩa là chúng được tiêu hóa nhanh và đi vào máu của bạn nhanh chóng. Điều này dẫn đến lượng đường cao và tăng năng lượng tức thì. Nhưng khi đường này được chuyển hóa, nó dẫn đến sự sụt giảm năng lượng.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore
Thời gian gần đây liên tục có sự gia tăng các ca bệnh Melioidosis (hay còn gọi là bệnh Whitmore).
Đây cũng là căn bệnh khiến vị Chủ tịch UBND của một xã tỉnh Quảng Bình tử vong khi cứu hộ người dân trong bão lũ. Vậy những đối tượng nào dễ bị mắc chứng bệnh này và cách phòng tránh ra sao?
Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm
PGS-TS. Đỗ Duy Cường, GĐ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai cho biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore. Riêng từ đầu tháng 11 đến nay có 6 bệnh nhân. Hiện vẫn còn 3 trường hợp mắc bệnh Whitmore đang điều trị tại đây, đến từ các tỉnh Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Các bệnh nhân này đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị bệnh đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng, có bệnh nhân bị áp xe phổi... Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng nên bệnh Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị không hiệu quả.
Điển hình là trường hợp bệnh nhân Trần Văn T 67 tuổi, ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân làm nghề nông, thường xuyên chăn nuôi, lội nước, ao hồ... Bệnh diễn biến 1 tháng nay với khởi phát là sốt, sưng đau khớp gối phải. Trước vào viện 1 tuần, bệnh nhân xuất hiện sưng đau tăng, sốt cao 39-40 độ C.
Bệnh nhân nhập BV huyện 2 ngày điều trị không đỡ sốt, chuyển BV tỉnh được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết/viêm phổi/viêm mủ gối. Điều trị 3 ngày không đỡ sốt, bệnh nhân được chuyển đến khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai và kết quả cấy máu, cấy dịch mủ gối ra vi khuẩn B.pseudomallei.
Hay như bệnh nhân Mè Văn C 56 tuổi, ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm điều trị không thường xuyên và đái tháo đường nhiều năm điều trị không rõ loại. Trước khi vào viện khoảng 3 tuần, bệnh nhân xuất hiện sưng nóng đỏ khớp gối phải, sau đó xuất hiện sốt cao 39-40 độ C, sốt nóng kèm rét run...
Điều trị 10 ngày bệnh nhân cắt sốt nhưng ra viện lại sốt kèm sưng đau khớp gối tăng dần, không đi lại được. Bệnh nhân được chuyển đến khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai và được chẩn đoán viêm khớp do vi khuẩn tụ cầu. Sau vài ngày điều trị, kết quả cấy máu ra vi khuẩn Whitmore.
Bệnh nhân Phạm Đức L ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An còn được chẩn đoán viêm phổi trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2, nghi ngờ ung thư phổi khi xuất hiện ho khan, ho húng hắng kèm sốt cao 39-40 độ C, rét run, mệt nhiều, ăn uống kém. Khi chuyển đến Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, bệnh nhân được cấy máu ra vi khuẩn B.pseudomallei gây bệnh Whitmore.
TS. Nguyễn Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân Whitemore đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai. Ảnh T.M
Người có bệnh mãn tính nguy cơ mắc cao hơn
Theo PGS-TS. Đỗ Duy Cường, Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa lũ, tập trung từ tháng 9-11.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng (bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng...).
Bệnh khó chẩn đoán và có tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 40% do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh Whitmore hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn, vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín...
Trước tình trạng gia tăng bệnh nhân Whitmore trong thời gian qua, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung, Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế khuyến cáo, sau mưa môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Melioidosis. Đây tuy là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Để chủ động có các biện pháp phòng chống hiệu quả đối với bệnh Melioidosis trên địa bàn 9 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Cục Y tế dự phòng đã yêu cầu các tỉnh tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore); phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, TP đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Melioidosis.
Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh Melioidosis. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Melioidosis, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh Melioidosis.
Mùa mưa bão xuất hiện nhiều ca bệnh Whitmore nguy hiểm Giai đoạn mưa bão gần đây, đã xuất hiện nhiều ca bệnh Whitmore. Đây là bệnh nguy hiểm, có thể rất nhanh gây tử vong. Một ca bệnh Whitmore điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: "Gần đây tại Bệnh viện Bạch Mai liên...