Biến tướng đào tạo liên thông
Không ít trường ĐH đã mở ra nhiều hệ đào tạo chủ yếu để lấy những thí sinh thi trượt ĐH hệ chính quy.
Lập lờ chiêu sinh
Nhiều thí sinh (TS) thi trượt ĐH nhận được giấy báo nhập học của Trường ĐH Hòa Bình cho biết đã trúng tuyển vào hệ “ĐH liên thông 2 giai đoạn”. Giấy gọi của ĐH Hòa Bình nhưng lại yêu cầu TS nhập học và được đào tạo tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông. Viện này tuy là một đơn vị của Trường ĐH Hòa Bình nhưng không có chức năng đào tạo ĐH. Tuy vậy ngay trên website viện này công khai thông báo tuyển sinh các chương trình đào tạo CĐ, ĐH hệ liên thông. Theo đó, TS tốt nghiệp THPT hoặc tương đương có thể học 2 năm để cấp bằng TCCN và học tiếp 30 tháng bổ sung kiến thức ĐH để cấp bằng ĐH chính quy. Tổng thời gian thực học của TS chỉ cần 4 năm rưỡi là tốt nghiệp ĐH. Viện cũng tuyển sinh đối tượng TS đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương vào học 3 năm chương trình CĐ thực hành (thực chất là CĐ nghề). Sau đó chỉ cần học thêm 12 tháng bổ sung kiến thức ĐH là TS được cấp bằng ĐH chính quy!
Lễ ký kết đào tạo liên thông Trường CĐ Công nghệ thông tin iSpace với Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng trái với Quyết định số 42 của Bộ GD-ĐT – Ảnh: chụp từ website iSpace
Trường ĐH Công nghệ Đông Á cũng mở hệ đào tạo “ĐH chính quy chuyển tiếp” để xét tuyển những TS đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc văn hóa. Chương trình có thời gian đào tạo 5 năm, trong đó giai đoạn 1 sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo TCCN (2 năm) giai đoạn 2, học 3 năm chương trình liên thông của ĐH Công nghệ Đông Á và cũng được cấp bằng ĐH chính quy.
Một số trường nghề cũng liên kết với các trường ĐH để đào tạo liên thông những TS đăng ký học tại trường. Chẳng hạn, Trường CĐ Công nghệ thông tin iSpace (TP.HCM) liên kết với ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) mở hệ đào tạo “Cử nhân thực hành” và cấp bằng ĐH chỉ với 4 năm đào tạo. Theo thông báo tuyển sinh của trường này, chỉ cần xét tuyển đầu vào, TS sẽ học chương trình CĐ nghề và một số môn cơ sở của chương trình ĐH với thời gian 2 năm rưỡi. Sau đó học 1 năm rưỡi chương trình ĐH tại Trường CĐ Nghề CNTT iSpace thì nhận được bằng ĐH do Bộ GD-ĐT cấp.
Bất chấp quy định
Video đang HOT
Theo quy định về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH hiện hành của Bộ, hệ này dành cho những người đã có bằng tốt nghiệp TC hoặc CĐ có nhu cầu học tập lên trình độ CĐ hoặc ĐH. Đặc biệt, mỗi đối tượng đều phải tham dự kỳ thi tuyển sinh hệ liên thông với các điều kiện như sau: Từ trình độ TC lên CĐ hoặc từ CĐ lên ĐH, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Từ trình độ TC lên ĐH, người có bằng tốt nghiệp TC phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
Như vậy, việc các trường trên thông báo cho TS vừa tốt nghiệp phổ thông hoặc chỉ có trình độ tương đương nhưng đã vào thẳng ĐH hệ liên thông là sai quy định. Đồng thời quy định hiện hành của Bộ không có chương trình đào tạo ĐH nào được gọi là “ĐH chính quy chuyển tiếp”, “ĐH liên thông hai giai đoạn” hay “Cử nhân thực hành” như các trường đã quảng cáo. Một cán bộ của Bộ cho biết: “Đây là việc các trường cố tình làm sai để lôi kéo TS theo học”.
Loay hoay xử lý
Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, hiện có nhiều bất cập trong quy định về đào tạo liên thông. Cho phép cấp bằng chính quy đối với người học hệ này nhưng quy định lại rất chung chung và thiếu các điều kiện để đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, điều kiện để các trường được đào tạo liên thông lại hết sức dễ dãi. Thêm nữa, cũng không có quy định nào kiểm soát việc giao chỉ tiêu tuyển sinh cho hệ này. Trong một thời gian dài chỉ tiêu tuyển sinh liên thông nằm chung trong chỉ tiêu đào tạo không chính quy. Vì vậy, nhiều trường đã lợi dụng để khuếch trương, chiêu sinh không đúng quy định.
Quy định đào tạo liên thông được ban hành từ năm 2008. Sau một thời gian thực hiện, Bộ đã liên tục phải chấn chỉnh tình trạng lộn xộn. Trong đó vi phạm nhiều nhất là các trường tổ chức đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm nhưng vẫn cấp bằng chính quy. Quy định người tốt nghiệp loại trung bình phải có kinh nghiệm 1 năm công tác dường như không có tác dụng vì hầu hết TS thi trượt ĐH là được dự thi ngay năm đó.
Đặc biệt, sau khi Bộ cho phép liên thông từ TC nghề, CĐ nghề lên ĐH thì tình trạng bát nháo trong đào tạo liên thông lại càng trầm trọng hơn. Một số cơ sở đào tạo nghề đã liên kết với trường ĐH hoặc trường ĐH có đào tạo nghề cho phép TS học liên thông lên CĐ, ĐH mà không cần sự cho phép của Bộ. Trong khi thực tế đối tượng học nghề không hề phải qua thi tuyển đầu vào ở bất kỳ trình độ nào. Tháng 9 vừa qua, Bộ lại tiếp tục ban hành công văn chấn chỉnh, yêu cầu các trường thực hiện đúng quy định liên thông, liên kết và chú trọng các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên như trên đã phản ánh, nhiều trường vẫn tuyển thẳng TS chỉ tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc vào học ĐH với hình thức liên thông để cấp bằng chính quy không qua cuộc thi tuyển nào.
Theo thanh niên
Hà Nội không "quay lưng" với tại chức, liên thông
Trao đổi với Dân trí, ông Đỗ Văn Chinh - Phó phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định không có chuyện ngành Giáo dục Hà Nội "nói không" với hệ tại chức, liên thông như dư luận lên tiếng sau thông báo tuyển dụng của Sở hồi tháng 9 vừa qua.
Chỉ "loại" tại chức, liên thông cho ngạch Giáo viên THPT
Theo thông báo số 8595/TB-SGD-ĐT ngày 12/9, Sở GD-ĐT Hà Nội tuyển dụng 817 chỉ tiêu viên chức làm công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở. Trong đó, có 516 chỉ tiêu cho ngạch Giáo viên THPT, 57 chỉ tiêu cho ngạch Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 141 chỉ tiêu cho ngạch Nhân viên (không làm công tác giảng dạy)... và một số chỉ tiêu cho các ngạch khác.
Thông báo tuyển dụng này có đoạn: "Tất cả thí sinh đăng ký dự tuyển phải tốt nghiệp hệ chính quy của trường Đại học Sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy các trường công lập đúng chuyên ngành đăng ký dự tuyển và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm".
Ảnh minh họa
Đây chính là điểm được nhiều nguồn tin sau đó trích đăng và kết luận: "Hà Nội nói không với tại chức, liên thông" khiến dư luận "dậy sóng" với nhiều ý kiến trái chiều. Không ít ý kiến bức xúc cho rằng, bản thân người học không có lỗi bởi ngành giáo dục cho phép đào tạo mà không công nhận thì đào tạo làm gì? Và nếu tự chối bỏ chính "sản phẩm" mình đào tạo ra thì tại sao không xóa bỏ hệ tại chức?
Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Chinh - Phó phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT Hà Nội - khẳng định việc trích đăng thông tin như vậy là không rõ ràng và khiến dư luận hiểu sai. "Thông tin nói giáo dục Hà Nội "nói không" với tại chức, liên thông là không đúng. Việc không tiếp nhận hồ sơ của thí sinh tốt nghiệp ĐH tại chức chỉ áp dụng với ứng viên muốn dự tuyển giáo viên bậc THPT và THCN, còn với ngạch Nhân viên thì chúng tôi vẫn tiếp nhận cả bằng tại chức", ông Chinh phân tích.
"Yêu cầu thí sinh phải tốt nghiệp ĐH chính quy mới được tuyển dụng làm giáo viên phổ thông này đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt do phù hợp với quy định và thực tế trong những năm gần đây, nguồn tuyển giáo viên THPT từ hệ chính quy là khá dồi dào", ông Chinh cho biết.
Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên
Mục đích của việc Sở GD&ĐT Hà Nội kèm thêm những yêu cầu về tuyển dụng là nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Chính bởi vậy mà Sở chỉ xét tuyển những thí sinh có bằng ĐH liên thông cho giáo viên bậc Trung học cơ sở chứ không tuyển cho giáo viên bậc THPT và TCCN.
"Hà Nội vẫn tuyển những người có bằng liên thông chứ không phải từ chối. Những thí sinh này được thi tuyển làm giáo viên THCS vì rõ ràng, họ có gốc là cao đẳng sư phạm, chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn. Hơn nữa, những thí sinh học liên thông có thời gian học CĐ Sư phạm, sau đó học tiếp đại học nên khó xác định điểm học tập theo quy định tại Nghị định 29", vị phó phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD&ĐT Hà Nội nói.
Không phủ nhận chất lượng còn tùy cơ sở đào tạo và những người học tại chức, liên thông cũng có không ít người giỏi nhưng ông Chinh cho rằng, với riêng ngành giáo dục, sinh viên được đào tạo sư phạm chính quy sẽ chắc chắn và đúng đối tượng tuyển dụng hơn.
Mạnh Hải
Theo dân trí
ĐH Quảng Nam được giao đào tạo 3.500 chỉ tiêu Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam ngày 21/9 cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa ký quyết định giao cho ĐH Quảng Nam đào tạo 3.500 chỉ tiêu trong năm học 2012. Thí sinh thi vào ĐH Quảng Nam trong kỳ thi vừa qua. Theo đó, bậc ĐH (hệ chính quy) có 700 chỉ tiêu, trong đó 500 chỉ tiêu ngân sách Nhà nước...