Biến thể Delta có khả năng hãm đà tăng trưởng Mỹ
Nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn một năm vào quý III vì biến thể Delta.
Theo khảo sát của Reuters với các nhà kinh tế, tăng trưởng GDP Mỹ quý III có thể sẽ đạt 2,7%, đã hiệu chỉnh theo cơ sở năm. Trong khi đó, số liệu công bố hôm thứ Tư (28/10) cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa của nước này tăng mạnh trong tháng 9 trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm.
Thâm hụt thương mại hàng hóa cao kỷ lục đã khiến một số ngân hàng Phố Wall cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP. Trong đó, Goldman Sachs, hạ dự báo nửa điểm phần trăm, xuống mức 2,75%. Cục Dự trữ Liên bang chi nhánh Atlanta giảm dự báo tăng trưởng quý III xuống còn 0,2% từ mức 0,5%, đã hiệu chỉnh theo mùa.
Trước thời điểm Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu chính thức, Reuters dự báo kinh tế quý vừa qua có lẽ là quý yếu nhất kể từ quý II/2020. Nguyên nhân do biến thể Delta làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động tại các nhà máy, hầm mỏ và bến cảng, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
“Biến thể Delta là lý do lớn nhất gây ra sự giảm tốc đáng chú ý”, Ryan Sweet, Nhà kinh tế cấp cao tại Moodys Analytics ở West Chester, Pennsylvania, dự báo. Bên cạnh dịch bệnh, lạm phát do thiếu hụt hàng hóa và tiền cứu trợ đại dịch từ chính phủ, cũng kéo giảm tăng trưởng. Cơn bão Ida tàn phá sản xuất năng lượng ngoài khơi vào cuối tháng 8, cũng đè nặng lên nền kinh tế.
Người Mỹ xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại một xe tải xét nghiệm di động ở New York ngày 27/8. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
The Veronica Clark, Chuyên gia kinh tế của Citigroup, động lực lớn nhất đối với tăng trưởng quý III của Mỹ đến từ việc giảm lượng hàng tồn kho chậm hơn so với quý II, vì các vấn đề thiếu hụt nguồn cung.
Tích lũy hàng tồn kho nói chung có thể vẫn còn yếu do thiếu hụt, đặc biệt là xe có động cơ. Ngoài thời gian ngừng hoạt động vào mùa xuân năm 2020, tháng 9 là tháng tồi tệ nhất đối với hoạt động sản xuất xe có động cơ kể từ năm 2010 vì thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.
Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ, được dự báo bị đình trệ sau khi tăng trưởng mạnh mẽ 12% trong quý II. Mặc dù ôtô sẽ chiếm một phần trong tình trạng đình trệ dự kiến, nhưng biến thể Delta cũng hạn chế chi tiêu cho các dịch vụ như đi lại bằng máy bay và ăn uống.
Thương mại cũng có thể là lực cản đối với tăng trưởng sau khi xuất khẩu nguyên liệu công nghiệp giảm mạnh trong tháng Chín. Vật liệu xây dựng đắt đỏ và giá nhà tăng cao có thể sẽ lại đè nặng lên thị trường nhà ở.
Lạm phát vượt quá mục tiêu linh hoạt 2% của Cục Dự trữ Liên bang, cũng làm giảm khả năng chi tiêu của các hộ gia đình. Áp lực giá cả và sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tháng này cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ xuống 6% từ mức 7% đưa ta hồi tháng 7.
Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch giảm lượng tiền bơm vào nền kinh tế của Fed sẽ bắt đầu triển khai từ tháng sau. Và cũng đã có ánh sáng cuối đường hầm. Làn sóng bùng phát dịch mùa hè đang hạ nhiệt, với số ca bệnh giảm đáng kể trong những tuần gần đây.
Tỷ lệ tiêm chủng cũng đã tăng lên. Sức khỏe cộng đồng được cải thiện đã giúp nâng cao niềm tin của người tiêu dùng trong tháng này. Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng. Theo khảo sát của Reuters, các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp có thể vẫn duy trì ở mức 290.000 đơn vào tuần trước, đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp dưới ngưỡng 300.000.
Mảng kinh doanh máy móc thiết bị cũng khả quan. Dữ liệu công bố hôm thứ Tư (28/10) cho thấy sự gia tăng trong các lô hàng máy móc thiết bị, trừ máy bay. Trong khi số nhà kinh tế lạc quan về chi tiêu cho máy móc thiết bị tăng, thì số khác cảnh báo rằng nguyên nhân là giá cả của chúng leo thang.
Theo chuyên gia Ryan Sweet, tốc độ tăng trường sẽ phục hồi trong quý IV và nửa đầu năm sau, khi hiệu ứng của biến thể Delta bắt đầu suy yếu. “Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không có làn sóng Covid trong tương lai. Nhưng với mỗi đợt đi qua, tổn thất kinh tế tiếp tục giảm”, ông nói.
GIới ngân hàng Phố Wall dự đoán giá dầu cao trong những năm tới
Trái với một số dự báo từ năm ngoái rằng nhu cầu dầu có thể đã đạt đỉnh, các ngân hàng Phố Wall dự báo giá dầu sẽ tăng cao trong ngắn và trung hạn.
Một nhà máy lọc dầu tại Mỹ. Ảnh: AP
Kênh RT (Nga) ngày 26/10 đưa tin tiêu thụ dầu toàn cầu tăng trở lại trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt. Thực tế này trái với một số dự báo từ năm ngoái cho rằng nhu cầu có thể đã đạt đỉnh hoặc gần đạt mức đỉnh. Điều này khiến các ngân hàng Phố Wall tăng đáng kể dự báo giá dầu trong ngắn hạn và trung hạn.
Giá dầu đã đạt mức cao nhất nhiều năm qua trong những ngày gần đây, với dầu thô WTI ở mức cao nhất kể từ năm 2014 và dầu thô Brent ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Nhiều ngân hàng đầu tư lớn tin rằng ngay cả sau đợt tăng mới nhất, giá "vàng đen" vẫn còn dư địa để tăng thêm.
Một ví dụ là Goldman Sachs dự đoán giá dầu Brent đạt mức 90 USD/thùng vào cuối năm nay, tăng so với mức 80 USD dự kiến trước đó. Động lực chính cho thay đổi dự báo của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) là nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi trong bối cảnh nguồn cung từ các nhà sản xuất dầu ngoài OPEC vẫn khá yếu. Ngân hàng Goldman Sachs cũng nhận thấy giá dầu sẽ tiếp tục cao hơn trong những năm tới.
Ông Damien Courvalin, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Năng lượng & Chiến lược Hàng hóa Cấp cao tại Goldman Sachs vào đầu tháng này dự đoán với kênh CNBC (Mỹ) rằng giá dầu trong một vài năm tới sẽ là 85 USD/thùng. Theo ông, nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022 và năm sau đó.
Ngân hàng RBC Capital Markets (Canada) cũng dự đoán giá dầu sẽ cao về trung hạn. "Chúng tôi duy trì quan điểm rằng thị trường dầu mỏ vẫn ở những ngày đầu của chu kỳ nhiều năm với cấu trúc mạnh mẽ", nhà phân tích Michael Tran của RBC Capital Markets chia sẻ với hãng thông tấn Reuters (Anh) vào giữa tháng 10.
Tuần trước, ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) nâng triển vọng giá dầu dài hạn thêm 10 USD/thùng lên mức 70 USD/thùng. Trong khi đó, hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết ngân hàng BNP Paribas (Pháp) kỳ vọng giá dầu ở mức gần 80 USD/thùng vào năm 2023.
Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) cho rằng giá dầu "sẽ tiếp tục được hỗ trợ tốt trong năm tới", với thị trường thắt chặt ít nhất cho đến quý đầu tiên của năm 2022, do lượng tồn kho thấp nhất của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) kể từ năm 2015.
Các nhà phân tích của UBS vào ngày 22/10 nhận xét: "Trong khi nhu cầu dự kiến sẽ tăng trong năm tới, sản lượng bổ sung của OPEC và Mỹ sẽ dẫn đến thị trường dầu cân bằng. Với nhiều thành viên OPEC đang gặp khó khăn để tăng sản lượng phù hợp với kế hoạch của nhóm, số dầu bổ sung vào năm 2022 có thể sẽ chỉ là một phần nhỏ so với mức tăng đề ra là 3,76 triệu thùng mỗi ngày để ngăn chặn thị trường cung cấp quá mức. Do vậy, giá dầu Brent có thể đạt mức 90 USD/thùng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, sau đó về mức 85 USD/thùng vào thời gian còn lại của năm 2022".
Theo ông Greg Hill, Chủ tịch tập đoàn sản xuất dầu Hess Corp (Mỹ), ngành công nghiệp dầu mỏ đang "bị thiếu đầu tư" vào nguồn cung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
24 tỷ USD hàng hóa xếp hàng chờ cập cảng ở California Hàng chục con tàu container đang lênh đênh bên ngoài cảng Los Angeles và Long Beach, Mỹ chờ cập cảng. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng kéo dài. Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng biển đã trở thành cơn ác mộng khó biến mất trong năm nay. Tuy nhiên, theo CNN ,...