Biến thể AY.4.2 dễ lây hơn Delta nguy hiểm cỡ nào?
Một làn sóng các ca bệnh mới có liên quan đến biến thể AY.4.2 (biến thể phụ của chủng Delta) đang được ghi nhận ở 42 quốc gia trên thế giới, trong đó có Anh và Mỹ.
Virus SARS-CoV-2 với các protein gai (màu đỏ) – Ảnh: SHUTTERSTOCK
Mặc dù Delta vẫn là biến thể chiếm ưu thế tại nhiều nước, số ca mắc AY.4.2 đang tăng lên nhanh chóng, chủ yếu tại Anh. Những nơi khác ghi nhận số ca nhiễm AY.4.2 rất ít, trong đó có Mỹ.
Dễ lây hơn chủng Delta
Cho đến nay, chúng ta đã biết AY.4.2 dễ lây hơn chủng Delta gốc khoảng 10-15%, chứa đột biến A222V và Y145H có khả năng xâm nhập được vào tế bào.
Theo kênh CNBC , các đột biến trên cũng được tìm thấy ở một số biến thể khác của virus SARS-CoV-2 nhưng không thấy ở các biến thể đáng quan tâm hiện nay.
Theo trang The Conversation , vẫn chưa rõ liệu hai đột biến nói trên có mang lại lợi thế chọn lọc cho virus hay không. A222V từng được phát hiện trên biến thể B.1.177 – xuất hiện lần đầu tại Tây Ban Nha hồi hè năm ngoái, trước khi lan rộng khắp khu vực phía bắc châu Âu.
Tuy nhiên, nhiều người bắt đầu quan tâm đến AY.4.2 khi đột biến A222V kết hợp với Y145H. Đột biến Y145H có thể giúp virus có khả năng lẩn tránh miễn dịch tốt hơn chủng Delta, bằng cách làm cho kháng thể khó nhận diện virus hơn.
AY.4.2 là một trong 45 biến thể phụ của chủng Delta. Tất cả biến thể phụ của Delta được gọi chung là Delta Plus.
Theo Đài BBC , các nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn mức độ đe dọa của biến thể mới nêu trên. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng AY.4.2 không có khả năng gây ảnh hưởng lớn như biến thể Alpha và Delta, cũng như không có khả năng kháng các vắc xin hiện tại.
Theo trang health.com , Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh đang theo dõi sát AY.4.2 sau khi ghi nhận AY.4.2 chiếm khoảng 6% ca mắc mới và đang tăng dần tại nước này.
Video đang HOT
Trong khi đó tại Mỹ, danh sách theo dõi các biến thể của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) liệt kê các biến thể Delta AY.1 và AY.2 song không đặc biệt đề cập đến AY.4 hay AY.4.2. Cho đến nay, chủng Delta gốc vẫn đang chiếm 99,9% số ca mắc mới ở Mỹ.
Theo Hãng tin AP, ngày 25-10, Bộ Y tế Israel cho biết biến thể phụ AY.4.2 dễ lây lan hơn chủng Delta khoảng 15% song không gây chết người hơn hay kháng vắc xin COVID-19. Tới nay, Israel ghi nhận 6 ca mắc biến thể phụ này, tất cả đều là người về từ nước ngoài.
Chuyên gia nói gì?
Ông Scott Gottlieb – cựu ủy viên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ – thừa nhận hiện giới nghiên cứu không có nhiều thông tin về các biến thể phụ của chủng Delta.
Ông William Schaffner – chuyên gia bệnh truyền nhiễm, giáo sư tại trường Y ĐH Vanderbilt (Mỹ) – cho biết virus luôn đột biến, và SARS-CoV-2 cũng không ngoại lệ.
“Chúng ta sẽ thường xuyên thấy các biến thể xuất hiện. Tuy nhiên, không nhất thiết chúng sẽ vượt qua chủng Delta gốc”, ông Schaffner nói.
Tiến sĩ Amesh Adalja – học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh sức khỏe Johns Hopkins – cho biết “dự kiến” sẽ xuất hiện thêm các biến thể mới của chủng Delta. Ông Adalja lưu ý rằng “mọi thứ xảy ra hiện nay sẽ đến từ Delta” do đây là chủng đang chiếm ưu thế ở nhiều nước, đặc biệt tại Mỹ.
Tuy nhiên, tiến sĩ Adalja cũng cho là “còn quá sớm” để biết liệu AY.4 (hay các dòng phụ của nó) có trở thành biến thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng hay không.
Bà Maria Van Kerkhove – trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – nói Delta “cho đến nay vẫn là biến thể chiếm ưu thế nhất” trên toàn cầu. WHO hiện đang theo dõi 20 trong 45 biến thể của chủng Delta, trong đó có AY.4.2.
Theo The Conversation , vẫn còn sớm để nói liệu đây có phải là khởi đầu của một biến thể chiếm ưu thế tiếp theo Delta hay không. Khả năng lẩn tránh miễn dịch của AY.4.2 chỉ có thể được xác nhận bằng thử nghiệm. Tuy nhiên, sự gia tăng số ca mắc AY.4.2 cho thấy đây là biến thể cần theo dõi.
Cuộc hồi sinh kỳ diệu của sản phụ mang song thai mắc COVID-19 cấp độ nguy kịch
Sản phụ Huỳnh Thị C.N mắc COVID-19 cấp độ nguy kịch đã được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO cùng sự tận tình cứu chữa, chăm sóc đặc biệt của đội ngũ y, bác sĩ.
Không còn nằm bất động trên giường bệnh với hàng loạt thiết bị, máy móc hỗ trợ, sau 42 ngày hồi sức tích cực bằng kỹ thuật ECMO với 10 lần lọc máu liên tục, 9 lần lọc máu hấp phụ cùng nhiều can thiệp chuyên sâu khác, tình trạng hô hấp và suy tim của sản phụ Huỳnh Thị C.N (28 tuổi, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã dần cải thiện.
Giờ đây, chị N đã có thể tiếp xúc, trao đổi với các y, bác sĩ qua hành động, cử chỉ... Và quan trọng hơn là sử dụng điện thoại để liên lạc với gia đình...
Bệnh nhân Huỳnh Thị C.N chụp ảnh với đại diện các y, bác sĩ của Trung tâm trước giờ chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa. Ảnh: Minh Tâm
Sau một ngày mổ lấy thai, cản phụ Huỳnh Thị C.N được "thần tốc" chuyển tuyến lên Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương ở Long An (Trung tâm) trực thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng suy hô hấp, nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch.
May mắn, sản phụ đã được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO cùng sự tận tình cứu chữa, chăm sóc đặc biệt, hết lòng vì người bệnh của tất cả đội ngũ y, bác sĩ tại Trung tâm.
Đó là ngày 22/8, chị C.N được chuyển tuyến lên Trung tâm trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương đông đặc phổi 2 bên và được chẩn đoán COVID-19 biến chứng ARDS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính) sau phẫu thuật lấy thai một ngày.
Người bệnh sử dụng điện thoại liên hệ với gia đình. Ảnh: Minh Tâm
Bệnh nhân đã được hồi sức tích cực, sử dụng thêm các thuốc: kháng đông, kháng viêm, giãn cơ và an thần liều cao, tiến hành lọc máu liên tục, kết hợp lọc máu hấp phụ và được chăm sóc cấp 1. Tuy nhiên sau 5 ngày điều trị, tình trạng suy hô hấp vẫn tiến triển rất nặng.
Bác sĩ Hoàng Văn Thọ, thành viên kíp ECMO cho biết: C.N là bệnh nhân rất đặc biệt - một sản phụ mang song thai ở những tuần cuối. Do bị nhiễm COVID-19, sức khỏe không đảm bảo nên bệnh nhân phải mổ lấy con sớm tại Bệnh viện Sản nhi Long An. Quay trở lại Trung tâm điều trị COVID-19, dù đã sử dụng phương pháp thở máy nâng cao, hồi sức tích cực nhưng tình trạng oxy hóa máu trong phổi người bệnh không cải thiện.
Thực hiện kỹ thuật ECMO cho bệnh nhân Huỳnh Thị C.N. Ảnh: Minh Tâm
Để cứu chữa, các bác sĩ tại Trung tâm đã hội chẩn và quyết định can thiệp ECMO với hy vọng có thể cứu sống được bệnh nhân.
Đây là kỹ thuật cao nhất của chuyên ngành hồi sức tích cực còn gọi là phương pháp tim phổi nhân tạo thông qua màng ngoài cơ thể để ôxy hóa máu, giúp phổi của bệnh nhân có thể sống và vượt qua được thời gian phổi đang bệnh, chờ phổi lành mới có thể cứu sống được bệnh nhân.
Bác sĩ Phạm Văn Khang - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực tại Trung tâm cho biết thêm: "Sau một tuần chạy ECMO, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân C.N có vẻ tiến triển tốt lên nhưng sau đó vài ngày, phổi lại xấu đi nhanh chóng. Vì vậy chúng tôi phải tiếp tục ECMO kéo dài chờ phổi hồi phục. Diễn biến sau đó còn khó khăn hơn khi chức năng tim của bệnh nhân bị suy. Giai đoạn đó chúng tôi tưởng chừng bệnh nhân sẽ không qua được nhưng tất cả các y, bác sĩ luôn tự nhủ: dù chỉ còn 1% hy vọng vẫn phải cố gắng đến cùng".
Bác sĩ Hoàng Văn Thọ chọc hút dịch ổ bụng và màng phổi cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Tâm
Theo điều dưỡng Hoàng Văn Khánh, quá trình chăm sóc cho bệnh nhân, các điều dưỡng luôn phải theo dõi liên tục 24/24h để có những điều chỉnh kịp thời, giúp bệnh nhân có thể hồi phục một cách tốt nhất. Nhiều khi rất mệt mỏi, căng thẳng nhưng quá trình làm việc tất cả đều đoàn kết, động viện nhau cùng cố gắng để có thể cứu sống được bệnh nhân.
Liên tục nhiều ngày điều trị và chăm sóc tích cực, đến ngày 30/9 (ngày thứ 33 chạy ECMO), nhận thấy bệnh nhân suy tim nặng, tăng áp động mạch phổi, các bác sĩ đã phải duy trì thuốc trợ tim.
Sau 9 ngày theo dõi tích cực, dù đã cai được ECMO nhưng bệnh nhân vẫn phải phụ thuộc máy thở, xuất hiện tràn dịch màng phổi, màng bụng. Lúc này, các bác sĩ quyết định mở khí quản, chọc hút dịch ổ bụng và màng phổi.
Sau 60 ngày điều trị, trong đó 42 ngày hồi sức tích cực với 10 lần lọc máu liên tục, 9 lần lọc máu hấp phụ cùng nhiều can thiệp chuyên sâu khác, tình trạng hô hấp và suy tim của bệnh nhân đã dần được cải thiện.
Giờ đây sản phụ đã có thể tiếp xúc, trao đổi với các y, bác sĩ qua hành động, cử chỉ.. Ảnh: Minh Tâm
Điều dưỡng Hoàng Thị Thảo My, thành viên kíp Hồi sức bày tỏ: "Sau cai ECMO, việc chăm sóc và phục hồi phổi cho bệnh nhân phòng nhiễm khuẩn bệnh viện hết sức quan trọng, đòi hỏi tỉ mỉ rất cao. Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng, phục hồi chức năng cho người bệnh. Được chứng kiến bệnh tình, sức khỏe của C.N mỗi ngày thêm tốt hơn".
Bác sĩ Phạm Văn Khang - Trưởng khoa Hồi sức tích cực của Trung tâm cùng tất cả các y, bác sĩ không giấu nổi niềm vui, hạnh phúc khi bệnh nhân có tiến triển tích cực. "Đến thời điểm này bệnh nhân đã hồi phục rất nhiều, nhiệm vụ của Trung tâm cũng đã hoàn thành, chúng tôi chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa tiếp tục điều trị", bác sĩ Phạm Văn Khang chia sẻ.
76 ngày nỗ lực tham gia chống dịch tại Long An, dù đã trải qua bao khó khăn, gian khổ cùng nhiều cung bậc cảm xúc nhưng chưa một khó khăn nào khiến đội ngũ y, bác sĩ tại Trung tâm chùn bước. Bằng sự tận tâm và trách nhiệm với nghề, đã có gần 200 người bệnh mắc COVID-19 nặng, nguy kịch được cứu sống.
Những loại thuốc có thể gây nguy hiểm khi lái xe Lái xe trong tình trạng có cồn là vi phạm pháp luật, nhưng không phải ai cũng nhận ra sự nguy hiểm của việc lái xe sau khi uống thuốc. Nhiều loại thuốc được sử dụng phổ biến có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của người dùng. Các phản ứng do một số loại thuốc gây ra có...