Biện pháp tránh thai nào phổ biến nhất ở Việt Nam?
Nhu cầu tránh thai của vị thành niên, thanh niên ở Việt Nam ngày càng tăng và đa dạng nhưng việc tư vấn, cung cấp dịch vụ cho đối tượng này còn hạn chế.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y tế, cho biết mỗi năm, Việt Nam có 300.000-350.000 ca phá thai. Trong đó, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi từ 15-49 có chồng thì 62 trường hợp là mang thai ngoài ý muốn.
Hiện dân số Việt Nam là hơn 96 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số từ trên 2%/năm (năm 1993) đã giảm xuống còn 1,07% vào năm 2017. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là trên 24,2 triệu người.
Bảng giá dịch vụ tự nguyện sinh đẻ kế hoạch tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: HQ.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo đạt cực đại vào năm 2027-2028.
Theo ông Tú, nhu cầu tránh thai của vị thành niên, thanh niên ngày càng tăng và đa dạng nhưng việc tư vấn, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho đối tượng này còn hạn chế.
Video đang HOT
Đây chính là lý do quan trọng khiến tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên, thanh niên còn cao. Bên cạnh đó, tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có xu hướng gia tăng.
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở nước ta là 76,4%. Trong số các biện pháp tránh thai, đặt vòng vẫn là phổ biến nhất (45,5%), kế đến là uống thuốc tránh thai (20,1%), bao cao su (15,6%)…
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi một phút, có 38 ca phá thai không an toàn trên thế giới, cứ 8 phút lại có một ca chết mẹ do phá thai không an toàn. Hàng năm, khoảng 80 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó, 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai, 20-22 triệu ca phá thai không an toàn, 68.000 ca tử vong mẹ do phá thai không an toàn (chiếm 13%).
Mỗi năm, thế giới có khoảng 5 triệu phụ nữ tàn tật do biến chứng của phá thai không an toàn và hầu hết xảy ra ở các nước đang phát triển.
Theo Zing
Mất kinh kéo dài sau khi tiêm thuốc tránh thai: Khi nào bạn mới cần lo lắng?
So với biện pháp tránh thai dựa trên hormone khác là thuốc tránh thai thì tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả nhanh và cao hơn vì thuốc được tiêm trực tiếp dưới da rồi ngấm vào mạch máu.
Tiêm thuốc tránh thai, nhiều chị em hoảng sợ vì không có kinh nguyệt
Có rất nhiều phương pháp tránh thai hiện nay, trong đó có khá nhiều chị em lựa chọn việc tiêm thuốc tránh thai. Phương pháp được ưa chuộng bởi đem lại hiệu quả tránh thai cao. Cụ thể, thuốc tiêm tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức khi bạn tiêm trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn tiêm vào những ngày khác, thuốc tiêm sẽ có tác dụng sau 7 ngày tiêm.
Để đảm bảo hiệu quả mong muốn, bạn nên tiêm thuốc tránh thai mỗi 3 tháng theo khuyến cáo. Nếu bạn tiêm thuốc đúng thời điểm, tỷ lệ mang thai là 1/100/một năm dùng thuốc. Chỉ cần tiêm thuốc tránh thai đúng lịch hẹn, vậy là bạn yên tâm không mang thai ngoài ý muốn.
Trước những ưu điểm vượt trội ấy, nhiều chị em đã lựa chọn tiêm thuốc tránh thai làm biện pháp cho bản thân, trong khi không ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Nhưng đi kèm với đó là hiện tượng mất kinh. Rất nhiều chị em than phiền trên các group kín rằng tiêm thuốc tránh thai bị mất kinh hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đáng bàn cãi ở đây là mặc dù đã ngừng thuốc nhiều tháng, thậm chí cả một năm nhưng kinh nguyệt vẫn không về.
Đây thực sự là tin đáng lo ngại, nhất là với những chị em chưa từng trải qua sinh nở sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai như một cách tránh thai tạm thời. Mất kinh do tiêm thuốc tránh thai ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chị em phụ nữ.
Trước những ưu điểm vượt trội ấy, nhiều chị em đã lựa chọn tiêm thuốc tránh thai làm biện pháp cho bản thân, trong khi không ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
Khi nào bạn mới cần phải lo lắng nếu thấy ngừng kinh do tiêm thuốc tránh thai?
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), tiêm thuốc tránh thai cũng như những loại thuốc tránh thai khác. Điều đó có nghĩa là chúng đều là thuốc nội tiết ức chế sự rụng trứng. Về lý thuyết, biện pháp tránh thai này có thể dùng cho bất cứ phụ nữ nào ở lứa tuổi sinh đẻ muốn dùng một biện pháp tránh thai tự chọn.
So với biện pháp tránh thai dựa trên hormone khác là thuốc tránh thai thì tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả nhanh và cao hơn vì thuốc được tiêm trực tiếp dưới da rồi ngấm vào mạch máu. Không những vậy, biện pháp này còn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này, nếu muốn có thai trở lại thì chỉ cần ngưng tiêm thuốc là được.
Nếu đã ngừng tiêm thuốc tránh thai một năm trời mà kinh nguyệt vẫn chưa về thì chị em cần hết sức cẩn trọng.
Lẽ tất nhiên, khi tiêm thuốc tránh thai, bạn sẽ bị mất kinh. Đó là chuyện hết sức bình thường. Kể cả ngừng tiêm thuốc một thời gian rồi nhưng vẫn chưa có kinh cũng không phải chuyện đáng ngại lắm. Bởi lẽ, đây là tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu đã ngừng tiêm thuốc tránh thai một năm trời mà kinh nguyệt vẫn chưa về thì chị em cần hết sức cẩn trọng.
"Tốt nhất là bạn không nên ngồi một chỗ suy đoán, lo lắng. Thay vào đó nên đến thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện sản phụ khoa, gặp những bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành khám chữa. Nhất là với những chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ, đang mong muốn có con thì điều này đặc biệt cần thiết", chuyên gia khẳng định.
Ngoài ra, tiêm thuốc tránh thai làm bạn mất kinh thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển qua những phương pháp tránh thai khác. Bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn trực tiếp và có lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
Theo Helino
Nhân Ngày Tránh thai thế giới (26-9): Hiểu đúng về thuốc viên tránh thai kết hợp Thuốc viên tránh thai kết hợp là loại thuốc được nhiều phụ nữ trên toàn thế giới sử dụng nhằm phòng tránh mang thai ngoài ý muốn do hiệu quả ngừa thai lên đến 99% nếu được sử dụng đúng. Thuốc tránh thai được Tạp chí The Economist của Mỹ bình chọn là sáng kiến vĩ đại nhất của thế kỷ 20 nhưng...