Biện pháp đẩy lùi chứng mệt mỏi, chán ăn
Mệt mỏi là trạng thái cơ thể trở nên kiệt sức, uể oải, trong nhiều trường hợp dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.
Chán ăn có thể bắt nguồn từ sức khỏe cơ thể không ổn định dẫn đến cảm giác không ngon miệng. Nhìn chung, đây là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Mệt mỏi là trạng thái cơ thể luôn cảm thấy thiếu năng lượng, uể oải, là một rối loạn phức tạp mà không giải thích được bởi bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Mệt mỏi chán ăn là hiện tượng cơ thể thiếu năng lượng, kiệt sức, rã rời dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn.
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng khi cơ thể mệt mỏi, chán ăn là khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường có các biểu hiện chung như: mệt mỏi, mất trí nhớ, kém tập trung, viêm họng, đau cơ, đau khớp không rõ nguyên nhân, nhức đầu, ngủ không ngon, mất ngủ, trọng lượng sụt giảm, chóng mặt, ngất xỉu, không có cảm giác thèm ăn, từ chối thức ăn, chán ăn, nôn mửa, đau bụng, táo bón, kinh nguyệt không đều, thiếu cảm xúc, hay cáu gắt, lo âu, trầm cảm… Các dấu hiệu này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng như: phiền muộn, tự cô lập bản thân, hạn chế lối sống…
Một số nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, chán ăn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi chán ăn nhưng chủ yếu được chia làm 3 nhóm yếu tố chính là: về lối sống, về sức khỏe tâm thần, do mắc bệnh thực thể…
Do thói quen sinh hoạt: Cảm giác mệt mỏi chán ăn có thể đến từ các nguyên nhân đơn giản trong lối sống như: Việc ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể; Vận động quá sức hoặc thiếu vận động, thiếu ngủ, tâm trạng buồn chán, thừa cân, căng thẳng cảm xúc, sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích, rượu bia, hoặc do chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân mệt mỏi chán ăn do sức khỏe tâm thần: Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, lo lắng, buồn bã khiến tinh thần trở nên quá tải áp lực chịu đựng, hình thành cảm giác mỏi mệt, dẫn đến ăn uống không ngon. Trong một số trường hợp, căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy,… Tâm trạng lo lắng, trầm cảm cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng kéo dài dai dẳng, những rối loạn này dẫn đến mệt mỏi chán ăn. Tình trạng mệt mỏi chán ăn này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh, khiến người bệnh không thể tập trung, tâm lý không ổn định, có thể làm thay đổi cả tính cách.
Do bệnh lý cơ thể: Mệt mỏi chán ăn có thể do cơ thể đã mắc một chứng bệnh nào đó như: thiếu máu, suy giáp, cường giáp, suy tuyến thượng thận, mất ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn miễn dịch, các bệnh về gan, thận, hội chứng mệt mỏi mạn tính, nhiễm trùng,…
Video đang HOT
Bổ sung hoa qua, rau đê cung câp đủ lượng vitamin cần thiết sẽ giảm thiểu sự mệt mỏi.
Cac biên phap cân ap dung
Để duy trì sức khỏe ổn định, tránh cảm giác mỏi mệt, chán ăn, nên áp dụng các biệp pháp sau:
Thể dục thể thao lành mạnh để tăng cường sức khỏe. Giữ tinh thần luôn được thoải mái, chia sẻ cảm xúc khi gặp tình trạng căng thẳng. Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Áp dụng các kỹ thuật thư giãn để ngủ ngon hơn. Ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Để hạn chế tình trạng chán ăn, mệt mỏi, cần bổ sung một số thực phẩm như:
Vitamin là dưỡng chất quan trọng trong hoạt động cơ thể. Bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết sẽ giảm thiểu sự mệt mỏi, tăng cường khoáng chất và sức đề kháng. Sắt có vai trò hình thành hồng cầu, cung cấp oxy đi nuôi cơ thể. Do đó, nên bổ sung lượng sắt phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thiếu nước là nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt,… Vì vậy, cần uống đủ nước theo trọng lượng cơ thể mỗi ngày để có một sức khỏe tốt. Hàu, thịt bò, lợn gà, hoa quả,… là những thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin B, E,… có tác dụng kích thích vị giác, khiến ăn uống ngon miệng hơn.
Để tăng cường sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, cần tránh nhóm thực phẩm sau: Thức uống có cồn: bia, rượu;… Các loại nước uống có gas, giàu đường hóa học; Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều axit béo gây tăng cân. Tránh các thức ăn nhiều gia vị chua, cay,…
Dùng thuốc vô tội vạ, nhiều người suy tuyến thượng thận, thay đổi kiểu hình
Các bác sĩ cảnh báo thói quen sử dụng thuốc một cách tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến hậu quả khó lường cho người bệnh, thậm chí tử vong.
Tại Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai hiện đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân suy tuyến thượng thận mà nguyên nhân chính được xác định là do lạm dụng các thuốc chứa corticoid. Theo ước tính, tỉ lệ này lên đến 1/3 số ca nhập viện điều trị và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Điển hình là trường hợp bệnh nhân D.T.K (nữ, 61 tuổi, có địa chỉ ở Bắc Ninh) vào viện với biểu hiện mệt mỏi, gầy sút cân. Khoảng một tháng trước vào viện, bệnh nhân thấy mệt mỏi nhiều, ăn uống giảm, gầy sút 7kg/tháng.
Khai thác tiền sử cho thấy, bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 phát hiện cách đây một năm, đang duy trì tiêm Insulin. Bệnh nhân có tình trạng đau khớp gối phải khoảng 10 năm nay, nhiều lần tiêm khớp không rõ thuốc và sử dụng thuốc nam, thuốc đông y dạng hoàn tán.
BS. Phạm Thị Lưu - Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thăm khám lâm sàng bệnh nhân K. thấy có biểu hiện kiểu hình Cushing với các đặc điểm điển hình như: Tóc mai xuống thấp, rối loạn phân bố mỡ, rạn da vùng bụng, da mỏng, dễ xuất huyết tại vị trí tiêm truyền... Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng chỉ ra rằng, nồng độ hormone tuyến thượng thận cortisol trong máu thấp, phản ánh tình trạng suy tuyến thượng thận.
Bệnh nhân được điều trị tích cực nhưng đến ngày thứ 7 nằm viện, bệnh nhân xuất hiện khối sưng nóng đỏ đau vùng mông phải. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đái tháo đường type 2, nhọt vùng mông phải, suy thượng thận do dùng thuốc, hội chứng Cushing do thuốc.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai.
Trường hợp thứ 2, bệnh nhân N.T.H (nữ, 58 tuổi, có địa chỉ ở Hải Dương). Chị H. vào viện với lý do mệt mỏi nhiều, yếu nửa người trái. Bệnh nhân này cũng có thể trạng béo, kiểu hình Cushing rõ rệt với biểu hiện như: Teo cơ tứ chi, da mỏng, tóc mai mọc thấp, lông mày rậm... Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp 10 năm, suy thận 2 năm đang được điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân bị đau khớp gối 2 bên và cột sống thắt lưng 2-3 năm nay nên đã tự mua một loại thuốc thấp khớp gia truyền dạng viên hoàn uống hàng ngày.
Qua thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có bệnh lý phối hợp rất phức tạp: Đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, bệnh thận mạn giai đoạn IV, nhồi máu não, suy thượng thận do thuốc, hội chứng Cushing do thuốc, thoái hóa khớp gối 2 bên, thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương. Việc điều trị cho bệnh nhân rất khó khăn, song do được cứu chữa tích cực, tình trạng bệnh nhân có nhiều tiến triển tốt.
Cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Các bác sĩ cho biết, corticoid là thuốc dạng tổng hợp của hormone vỏ thượng thận, có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch được áp dụng điều trị trong rất nhiều bệnh lý khác nhau như: Khớp, dị ứng, bệnh lý đường hô hấp, da liễu... Và được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như: Thuốc tiêm truyền, dạng viên uống, dạng hít xịt, dạng bôi...
Trên thực tế, lại có nhiều trường hợp bệnh nhân khi gặp các vấn đề về sức khỏe đã tự mua thuốc về dùng, thấy hiệu quả tức thì sau khi uống thì đã dùng thường xuyên, chỉ đển khi có nhiều tác dụng không mong muốn mới đến gặp bác sĩ.
Ngoài ra, với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương và lo ngại sử dụng thuốc tây y kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe; đã có nhiều người bệnh bỏ điều trị và tìm đến các loại thuốc đông y, thuốc nam không rõ nguồn gốc vì cho rằng chúng "lành hơn" thuốc tây.
"Có đến trên 50% bệnh nhân không tuân thủ điều trị hoặc bỏ điều trị" - chuyên gia Nội tiết và Đái tháo đường cảnh báo.
Bệnh nhân biến đổi kiểu hình do lạm dụng corticoid: da mỏng, rạn da vùng bụng, rối loạn phân bố mỡ...
Theo BS. Phạm Thị Lưu, trong các loại thuốc trôi nổi trên thị trường đều không có nguồn gốc, thành phần rõ ràng và rất có thể đã bị trộn corticoid để có tác dụng nhanh chóng, khiến người bệnh tin tưởng.
Tuy nhiên, sử dụng corticoid nếu không đúng chỉ định thường mang lại rất nhiều tác dụng bất lợi: Đái tháo đường, tăng huyết áp, thay đổi kiểu hình Cushing, suy tuyến thượng thận, loét dạ dày, loãng xương, rối loạn điện giải, nhiễm trùng cơ hội...
Người bệnh có xu hướng sử dụng kéo dài còn có tình trạng phụ thuộc vào corticoid: Khi giảm liều hoặc ngừng thuốc bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, chán ăn...
Các chuyên gia cũng cảnh báo, người bệnh dùng corticoid kéo dài sẽ ức chế các hoạt động của tuyến thượng thận. Khi đang dùng corticoid liều cao, kéo dài ngừng thuốc hoặc giảm liều đột ngột có thể dẫn đến triệu chứng suy tuyến thượng thận cấp với các biểu hiện: Tụt huyết áp, mệt, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức do rối loạn điện giải, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Suy tuyến thượng thận rất khó hồi phục như ban đầu vì đa số bệnh nhân lạm dụng corticoid trong thời gian dài, có bệnh nhân dùng đến 5-6 năm liên tục gây ức chế, teo thuyến thượng thận.
Đây là điều hết sức đáng báo động. Do đó, chúng tôi đặc biệt khuyến cáo người dân cần tuân thủ liệu trình điều trị và chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng đặc biệt các thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tự chữa bệnh theo truyền miệng tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe... BS. Lưu nhấn mạnh.
Mệt mỏi, vàng da: Có thể gan đang bị tấn công bởi loại virus nguy hiểm Virus viêm gan C (HCV) là 1 trong 6 loại virus có thể phá hủy tế bào gan nhanh chóng. Chúng lây nhiễm từ người sang người qua những con đường chính là: quan hệ tình dục, truyền máu, lây từ mẹ sang con và lây qua các vết thương hở. Từ virus viêm gan C thâm nhập được vào cơ thể, quá...