Biện pháp chống bão “buồn ngủ” cho sĩ tử
Mùa thi đến rồi thì đây cũng là một trong những điều mà các bạn học sinh cần quan tâm đấy nhé!
Lại một mùa thi Đại học sắp đến. Mùa thi này sĩ tử thật lắm chuyện để lo lắng, quan tâm. Thế nhưng cơn bão lớn nhất với sĩ tử lúc này không đến từ bên ngoài mà chính là từ bên trong mỗi người, đó là bão buồn ngủ. Lúc này nếu hỏi sĩ tử sướng nhất là gì thì các sĩ tử “chân chính “sẽ không ngại ngần trả lời là được ngủ cho thoải mái.
Giấc ngủ không thể thiếu!
Ngủ là trạng thái nghỉ ngơi sinh lý của cơ thể, đặc biệt là não. Khoa học đã định nghĩa giấc ngủ là trạng thái giảm các hoạt động của cơ thể và sự nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Kèm theo đó là sự thay đổi các chức năng khác của cơ thể, đặc biệt là chức năng của hệ thống thần kinh thực vật cũng như các thay đổi trong hoạt động điện não. Nên ngủ không thể thiếu cho hoạt động bình thường của một con người. Các nhà khoa học đã khuyến cáo mỗi người trưởng thành phải ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày.
Thế nhưng khi đến mùa thi cử, các sĩ tử chẳng màng gì đến việc ngủ mà chỉ biết cắm đầu cắm cổ vào bàn học miệt mài cho đến tận quá nửa đêm. Với cách nhìn của các bạn học nhiều thì sẽ đậu, nhưng hoàn toàn không phải thế. Nếu tinh thần không thoải mái thì dù có học đến đâu thì kiến thức cũng không thể nhét vào được. Ấy nên vào lúc này mới biết chuyện ngủ, nghỉ ngơi quan trọng thế nào!
Đừng lạm dụng chất kích thích!
Vậy nhưng để có thể tỉnh táo học tập, không ít sĩ tử đã cầu cứu cà phê hay thuốc lá. Tuy nhiên, một điều hầu hết các sĩ tử đều đã biết, nhưng nhắc mãi vẫn không thừa, đó là trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất và có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc.
Cà phê có vị đắng, có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, co mạch trung ương, co mạch ngoại vi (mạch phổi, mũi, vành, thận), lợi tiểu, làm khoan khoái, kích thích tiêu hoá. Tuy nhiên cà phê gây nghiện. Thực tế các chất gây nghiện thường không có tác dụng thật sự cho sự ghi nhớ của não hay tăng khả năng tư duy, mà chỉ giúp người sử dụng chúng cảm thấy khoan khoái không buồn ngủ.
Video đang HOT
Tác hại của chất kích thích
Hệ lụy không nhỏ khi sử dụng chất kích thích này đó làlàm cho các tân sinh viên tương lai trở nên nghiện. Bên cạnh các khu kí túc xá sinh viên và các trường đại học là muôn vàn quán cà phê đã minh chứng điều này. Một khi đã nghiền cà phê, thuốc lá thì con đường đến trường sẽ không ít chông gai.
Một mai này khi đi học thì cơn bão giá bên ngoài sẽ thực sự tấn công chúng ta, cuộc chiến mà có “nội công, ngoại kích” thì kết quả chúng ta phần nào đã dự đoán được. Người viết bài này đã chứng kiến rất nhiều cuộc chia ly giảng đường vì cà phê và thuốc lá của bạn bè. Một số sĩ tử có điều kiện kinh tế, muốn đi tắt đón đầu còn sưu tầm một số thuốc bổ não thế nhưng khi sử dụng thì không đạt được như quảng cáo của nhà sản xuất mà gặp phải không ít.
Biện pháp tốt nhất: nước trái cây
Vì vậy để phòng tránh tên gián điệp nguy hiểm đang hoặc sắp tấn công mỗi tân sinh viênthì chúng ta cần tránh xa cà phê thuốc lá ra. Vậy chúng ta sẽ uống gì?
Thức uống tốt nhất là nước ép hoa quả nguyên chất, đặc biệt là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi,… Nước ép trái cây cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và kích thích hệ thần kinh một cách lành mạnh, đáng tin cậy từ đó kết quả ôn thi đạt được như ý muốn, tránh được những hệ lụy không nên có sau mùa ôn thi căng thẳng. Không sử dụng các chất kích thích để chống buồn ngủ thì con đường đến trường của tân sinh viên đỡ gập gềnh, gánh nặng của phụ huynh đỡ nặng hơn trên con đường gánh tương lai cho con cháu, bão giá bớt hoành hành phần nào trong mỗi gia đình chúng ta.
Ngoài ra nếu bạn không có thức ăn hoặc đồ uống ở bên cạnh, mỗi khi cảm thấy “gió to” nổi lớn báo hiệu cơn “bão ngủ” sắp tấn công thì việc rửa mặt, tắm táp hoặc chạy loanh quanh hoạt động cơ thể để giúp đầu óc được tỉnh táo và minh mẫn thì sẽ một phần giúp bạn kéo cơn bão ấy đến muộn hơn.
Nhưng trên đó chỉ là một vài cách dùng để phòng hờ, các bạn chỉ nên sử dụng cho các trường hợp nguy cấp thôi nhé. Cách tốt nhất để tiếp thu bài vở, học hành có kết quả tốt thì vẫn ưu tiên cho một giấc ngủ sâu mà ngắn giờ cũng được. Dù bạn không muốn nghĩ ngơi, nhưng con mắt và các dây thần kinh cũng cần được ngủ! Nếu bạn “phản” lại chúng thì chúng sẽ gây khó dễ cho sức khỏe của bạn đấy!
Theo kênh14
Teen và những cách "đối phó" với tiết học nhàm chán
Có vài môn học luôn khiến teen cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người. Những tiết học nhàm chán ấy trôi qua một cách nặng nề và teen sẽ đối phó với những giờ học ấy như thế nào?
Nhìn mơ màng ngoài cửa sổ
Đây là tâm trạng của teen khi học phải những môn nhàm chán, lúc đó một số teen thì rơi vào trạng thái lim dim ngủ, một số teen khác thì thả hồn ra ngoài cửa sổ. Nhất là những teen ngồi gần cửa sổ, có gió thổi nhè nhẹ, thầy cô giảng như ru ngủ thì lúc này teen chỉ có gục mặt xuống bàn mà thôi.
Đa số teen cho rằng môn khiến mình mơ màng nhiều nhất là môn Văn, giờ học này teen sẽ phải vận dụng khả năng liên tưởng và tưởng tượng nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi khi suy nghĩ, teen sẽ thường hay nhìn mơ màng ra ngoài cửa số để lấy cảm hứng.
Lén lút nhắn tin, chuyền thư
Việc sử dụng điện thoại ở trong trường đã trở nên phổ biến nên teen lấy điện thoại ra làm công cụ để "giết" thời gian ở những tiết học buồn chán. Chỉ cần để ý một chút sẽ thấy rất nhiều bạn một tay thì ghi bài một tay thì nhắn tin chíu chíu.
Cũng giống như nhắn tin nhưng một số teen muốn "tám" chuyện bằng cách chuyền thư cho nhau. Nhất là những cặp đôi trong lớp học thì mức độ chuyền thư đến chóng mặt.
Dấu hiện để biết được teen đang lén lút như thế này là thỉnh thoảng ta sẽ nhìn thấy những teen ấy tủm tỉm cười, mải mê chú ý vào chiếc điện thoại và những tờ giấy gấp ba gấp tư.
Teen vẫn hay chuyền giấy trò chuyện trong những tiết học buồn tẻ. (Ảnh minh họa)
Liên tục xem giờ
Nhìn tiết học đến chán nản, một số teen ngồi đếm từng phút từng giây của đồng hồ trôi qua. Cứ lâu lâu teen lại liếc qua cái đồng hồ vài lần và càng nhìn teen càng cảm thấy thời gian sao mà trôi qua một cách chậm chạp. Khó chịu nhất là những teen không có đồng hồ phải nhờ coi hộ, cứ chốc lát lại hỏi giờ khiến cho đối phương bực mình.
Dù ta có chán nản cỡ nào thì cũng không nên làm ảnh hưởng đến việc học của bạn mình. Nếu thấy quá mệt mỏi, teen hãy thả lỏng cơ thể, hít một hơi thật sâu, làm như thế sẽ thấy thời gian trôi qua nhanh hơn và cũng không thấy buồn ngủ nữa.
Lôi bài môn khác ra học
Một trong số những cách mà teen thường dùng nhất đó chính là học môn này nhưng lôi bài môn khác ra học. Teen cho rằng đây là cách giết thời gian hiệu quả nhất mà lại tiết kiệm được thời gian học bài môn kia. Tuy nhiên bỏ môn này mà lôi môn khác ra học là không nên.
Q.Loan (teen 12 THPT Thái Phiên) nói rằng: "Với những môn không quan trọng và chỉ cần đủ điểm thì tốt nhất chỉ nên học đối phó mà thôi. Tập trung vào ba môn chính khiến mình bỏ bê mấy môn khác, tuy biết vậy là không đúng nhưng mình không thể nào hứng thú học những môn đó được. Vì thế, vào những tiết học đó mình thường lấy sách vở môn khác ra học, tất nhiên là học lén lút".
Học xen kẽ như thế này tuy giúp teen tiến bộ hơn trong mấy môn chính nhưng đồng thời tỏ ra thiếu tôn trọng với thầy cô giáo bộ môn. Môn nào cũng quan trọng và hữu ích riêng nhưng teen chỉ chú trọng những môn mình thích học. Thầy cô sẽ rất khó chịu và buồn khi biết được có nhiều học sinh đem bài môn khác ra học trong giờ của mình.
Tạm kết
Dù teen có không thích những môn học đó như thế nào thì cũng không nên có những hành động và biểu hiện không coi trọng bộ môn đó. Nếu teen cảm thấy không hứng thú thì cũng nên nghiêm túc hơn trong giờ học, đừng đem giờ học ra làm những việc riêng, nhất là gây khó chịu với mọi ngươi xung quanh.
Theo PLXH
13 tư thế ngủ gật trong lớp của học sinh Đã là học sinh thì chắc hẳn ai cũng có một lần buồn ngủ, thậm chí là "say giấc nồng" ngay trong giờ học. Báo chí Trung Quốc đã tổng hợp được 13 tư thế ngủ gật của học sinh trong lớp, các bạn thử tìm xem có tư thế nào quen thuộc với mình không nhé! Tư thế này thường xuất hiện...