Biên lãi ròng của ngân hàng thu hẹp dần
Mặt bằng lãi suất huy động trong xu hướng giảm, nên lãi suất cho vay cũng giảm theo. Vì thế, biên lãi ròng (NIM) giữa huy động và cho vay của ngân hàng giảm dần.
Báo cáo bán niên của Vietcombank thể hiện, đây là nhà băng ghi nhận dòng tiền thu nhập lãi thuần lớn nhất với 18.966 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Kế sau đó là BIDV với 16.704 tỷ đồng, VietinBank là 14.713 tỷ đồng…
Điều này cho thấy, với những ngân hàng quy mô có nguồn vốn đầu vào giá rẻ, biên lợi nhuận sẽ cao.
Trong khi đó, với một số ngân hàng nhỏ như Vietbank, thu nhập lãi thuần âm 13 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2020 do chi phí lãi lớn hơn thu nhập lãi.
Lãnh đạo một nhà băng cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn tác động lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng khó kỳ vọng biên lãi ròng cao. Bởi lãi suất cho vay khó áp ở mức cao khi mặt bằng lãi suất huy đồng trong xu thế giảm.
Thậm chí, với các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay được ngân hàng áp dụng còn thấp hơn cả so với huy động tiết kiệm dài ngày trên 12 tháng.
Cụ thể, lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên hiện nay tối đa 5%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 7 tháng là 6%/năm và trên 12 tháng là hơn 7%/năm.
Tổng giám đốc OCB – ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, ngân hàng khó kỳ vọng mức lợi nhuận cao trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Thêm vào đó, các nhà băng còn phải nỗ lực tái cơ cấu, chia khó cùng khách hàng.
Hiện các ngân hàng đang tập trung tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nên vẫn chưa được thu lãi dự thu đến tháng 9/2020 và khả năng sẽ còn kéo dài theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Video đang HOT
Dẫu vậy, Tổng giám đốc OCB cho rằng, trong lúc này, việc chia sẻ khó khăn với khách hàng cũng là cách để ngân hàng ngăn chặn rủi ro nợ xấu tăng. Thực tế, nợ xấu của ngân hàng đã tăng trong 6 tháng đầu năm nay.
Tổng giám đốc Sacombank bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cũng cho hay, việc ngân hàng giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn cho khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh là khó tránh khỏi.
Nhưng muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh hiện nay cũng không hẳn dễ dàng khi cầu vốn của doanh nghiệp khó tăng, cho dù ngân hàng đã giảm lãi suất xuống kịch sàn để hỗ trợ khách hàng.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) tháng 6/2020 do Vụ Dự báo – Thống kê (NHNN) công bố cho biết, các TCTD vẫn đánh giá nhu cầu tín dụng “tăng” trong 6 tháng đầu năm 2020, nhưng đã điều chỉnh giảm từ mức 91% TCTD kỳ vọng “tăng” ghi nhận tại kỳ điều tra tháng 12/2019 xuống còn 64% tại cuộc điều tra này, đặc biệt là điều chỉnh kỳ vọng đối với nhu cầu vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, đầu tư và kinh doanh du lịch.
Nguyên nhân chủ yếu là do diễn biến tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất – kinh doanh, tiêu dùng, cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu, thị trường bất động sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, các TCTD kỳ vọng sự “cải thiện” đáng kể nhu cầu tín dụng của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2020 trên cơ sở dự báo về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế, cơ hội, nhu cầu đầu tư vào sản xuất – kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Nhìn nhận mức độ rủi ro tín dụng trong 6 tháng cuối năm, các TCTD cho rằng sẽ tăng ít hơn so với 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, tính chung cả năm nay, các TCTD nhận định mặt bằng rủi ro tín dụng chủ yếu “tăng” lên so với năm 2019.
Tại cuộc điều tra, các TCTD cho biết đã cắt giảm lãi suất biên và các phí phi lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2020 để hỗ trợ cũng như tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng.
Các ngân hàng thực thu bao nhiêu từ lãi?
Đa phần các ngân hàng đều ghi nhận lãi cao trong nửa đầu năm với mức tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, để đánh giá được hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thì không chỉ đơn thuần dựa vào con số tăng trưởng này.
Thông thường, khi nói về kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhiều nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến bảng kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu bỏ quên những con số trên bảng lưu chuyển tiền tệ, bởi đây mới là nơi ghi nhận dòng tiền thực của ngân hàng đi ra đi vào như thế nào. Chính vì thế, con số trên bảng lưu chuyển tiền tệ mới phản ánh đúng thực chất hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nếu xem xét kỹ, có thể thấy rằng, thu nhập lãi thuần của ngân hàng trên bảng kết quả kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ là khác nhau.
Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 49/2014/TT-NHNN về chế độ báo cáo tài chính, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ bao gồm lãi dự thu đầu kỳ cộng với thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trong kỳ trừ cho lãi dự thu cuối kỳ.
Trong trường hợp khoản mục thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trên bảng lưu chuyển tiền tệ thấp hơn so với con số trên bảng kết quả kinh doanh, chứng tỏ thực tế ngân hàng chưa thu được lãi từ khách hàng, nhưng vẫn được ghi nhận là lãi dự thu để tính vào lợi nhuận. Tuy nhiên, ngân hàng có thể gặp rủi ro khi không thu được khoản đã dự thu này.
Ngược lại, thu nhập lãi trên bảng lưu chuyển tiền tệ cao hơn so với con số trên bảng kết quả kinh doanh, điều này thể hiện ngân hàng có lãi dự thu trong kỳ tăng hoặc đã thu được những khoản lãi quá hạn hay những khoản lãi đã thoái thu trước đây, do đó lãi thực thu cao hơn so với lãi thu được từ tín dụng trong kỳ.
Phản ánh rõ hơn về lãi dự thu phải xét đến khoản mục lãi và các khoản phí phải thu trên bảng cân đối kế toán. Nếu con số này quá lớn so với quy mô dư nợ hiện tại, cho thấy hoạt động thu lãi của ngân hàng không hiệu quả. Có thể nhiều khoản lãi dự thu đã được ghi nhận và hạch toán vào thu nhập và lợi nhuận của những năm trước, tuy nhiên, thực tế vẫn chưa thu được và những khoản này nếu xử lý bằng cách thoái thu có thể ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận trong năm của ngân hàng.
Đâu là nhà băng có thu nhập lãi thuần thực lớn nhất?
Theo số liệu thống kê từ 28 ngân hàng tại VietstockFinance, tổng thu nhập lãi thuần trong 6 tháng đầu năm trên bảng kết quả kinh doanh là 129,575 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập lãi thuần trên bảng lưu chuyển tiền tệ lại là 116,551 tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ) và thấp hơn 13,024 tỷ đồng so với bảng thu nhập.
Dựa trên dòng tiền thực từ bảng lưu chuyển tiền tệ, xét về giá trị tuyệt đối, Vietcombank là nhà băng ghi nhận dòng tiền thu nhập lãi thuần lớn nhất với 18,966 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Kế sau đó là BIDV (BID, 16,704 tỷ đồng), VPBank (VPB, 16,643 tỷ đồng), VietinBank (CTG, 14,713 tỷ đồng), MB (MBB, 10,057 tỷ đồng).
Đáng chú ý, SCB và Vietbank (VBB) là 2 nhà băng lần lượt có dòng tiền thu nhập lãi thuần âm 12,603 tỷ đồng và 13 tỷ đồng do chi phí lãi lớn hơn thu nhập lãi.
Còn về tốc độ tăng trưởng, trong 6 tháng đầu năm, Bac A Bank (BAB) có tăng trưởng dòng tiền thu nhập lãi thuần cao nhất, gấp 23 lần cùng kỳ năm trước. Nhiều nhà băng khác cũng có tốc độ tăng trưởng dòng tiền thu nhập lãi thuần cao như MSB (gấp 2.1 lần), BVB (gấp 2.1 lần), HDBank (HDB, 41%), Nam A Bank ( 26%).
Nguồn: VietstockFinance
SHB là nhà băng gây chú ý nhất khi mức chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên bảng kết quả kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ lớn nhất, trong đó dòng tiền thu nhập lãi thuần thấp hơn đến 3,667 tỷ đồng so với con số được ghi nhận trên bảng kết quả kinh doanh.
Đứng vị trí thứ hai là VietinBank khi dòng tiền thu nhập lãi thuần thấp hơn 1,503 tỷ đồng so với thu nhập lãi thuần trên bảng kết quả kinh doanh.
Điều này cho thấy lãi thực thu của ngân hàng đang thấp hơn lãi dự thu và con số trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh chưa phản ánh đúng thực chất hoạt động thu lãi của ngân hàng.
Trong khi đó, Sacombank là nhà băng có lãi thực thu đến 7,476 tỷ đồng, cao hơn gần 2,000 tỷ đồng thu nhập lãi thuần trên bảng kết quả kinh doanh. Có thể lý giải nguyên nhân đến từ việc ngân hàng tiếp tục thu được các khoản lãi quá hạn trước đó.
Theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BTC, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự bao gồm thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng và thu lãi tiền gửi.
Trong đó, thu lãi tiền gửi là số lãi phải thu trong kỳ. Còn nguyên tắc ghi nhận thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng phải đảm bảo đánh giá khả năng thu hồi nợ và thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật ngân hàng để làm căn cứ hạch toán lãi phải thu và thực hiện hạch toán.
Ngân hàng hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro.
Số lãi phải thu của các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; khi thu được thì mới hạch toán vào thu nhập.
Cơ cấu thu nhập ngân hàng có sự dịch chuyển Hệ thống ngân hàng đã và đang có những giải pháp để giảm thiểu việc lệ thuộc vào hoạt động cho vay, tăng thu từ phi tín dụng. Nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020. Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm, phần lớn ngân hàng có tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tiếp tục ghi...