Biên lãi gộp Coteccons thấp kỷ lục trong quý 2, kém xa Hòa Bình và Ricons
Biên lãi gộp quý 2/2019 của Coteccons chỉ ở mức 3,2%, thấp kỷ lục từ trước tới nay và kém xa Hòa Bình (5,8%) và Ricons (6,6%).
Mới đây, CTCP Coteccons ( CTD) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu thuần 5.788 tỷ đồng, giảm 30% và lợi nhuận sau thuế 124 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ năm trước và là quý thấp nhất kể từ quý 1/2015 tới nay.
Lợi nhuận sau thuế Coteccons thấp nhất trong nhiều quý
Một điểm đáng chú ý, biên lãi gộp quý 2 của Coteccons chỉ đạt 3,2%, con số thấp kỷ lục từ trước tới nay (thường duy trì ở mức 6-8%).
Kể từ khi biên lãi gộp đạt mức 8,6% trong năm 2016, Coteccons đang ngày càng có xu hướng sụt giảm chỉ tiêu này. Trong năm 2017, biên lãi gộp Coteccons chỉ còn 7%, đến năm 2018 xuống còn 6,4% và tính chung nửa đầu năm 2019 chỉ còn ở mức 4,6%, thấp nhất từ trước tới nay.
Với số liệu kém tích cực kể trên, cùng với kế hoạch M&A Rincons bị hủy bỏ, không bất ngờ khi cổ phiếu CTD bị bán khá mạnh và giảm gần 30% từ đầu năm 2019 tới nay, bất chấp thị trường chung đang hồi phục khá tốt.
Cổ phiếu CTD giảm sâu từ đầu năm tới nay
Video đang HOT
Biên lãi gộp quý 2/2019 của Coteccons thấp kỷ lục, kém xa Hòa Bình, Ricons
Có thể nói, biên lãi gộp Coteccons thấp kỷ lục trong quý 2 là điều khá bất ngờ khi mà giá vật liệu xây dựng duy trì ổn định, đặc biệt giá thép. Trong khi đó, “đối thủ” của Coteccons là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) ghi nhận biên lãi gộp quý 2 ở mức 5,8%; thậm chí công ty liên kết Ricons còn đạt biên lợi nhuận lên tới 6,6%.
Biên lãi gộp Coteccons đang ở mức thấp kỷ lục
Biên lãi gộp Coteccons sụt giảm mạnh những năm gần đây có thể đến từ việc một vài khách hàng trọng điểm có giá trị hợp đồng chiếm tỷ trọng lớn trong các dự án của công ty và ngày càng gia tăng ưu thế đàm phán đã khiến Coteccons khó có thể có được các hợp đồng mới với điều khoản tốt hơn.
Bên cạnh đó, rào cản gia nhập ngành xây dựng tại Việt Nam cũng không cao và điều này khiến số lượng đối thủ cạnh tranh tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, gây áp lực lớn hơn đối với tỷ suất lợi nhuận gộp của toàn ngành và điều này sẽ không sớm được cải thiện.
Trong bản tin cập nhật, CTCK Bản Việt (VCSC) ước tính biên lãi gộp năm 2019 của Coteccons sẽ chỉ ở mức 4,6%, thay vì 5,9% như báo cáo được công bố trước đó.
Triển vọng tăng trưởng doanh thu không mấy sáng sủa?
Theo VCSC, giá trị hợp đồng ký mới thấp sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng doanh thu Coteccons, bất chấp giá trị backlog cao ở thời điểm cuối năm 2018.
Mặc dù giá trị backlog cuối năm 2018 của Coteccons đạt đến 25 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2017, nhưng doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 của Coteccons lại giảm 20% xuống còn 10 nghìn tỷ đồng.
VCSC cho rằng nguyên nhân của sự sụt giảm nói trên là do lượng giá trị hợp đồng ký mới thấp hơn so với dự kiến trong bối cảnh số dự án nhà ở mở bán còn thấp và cạnh tranh gia tăng từ các nhà thầu tư nhân mới xuất hiện.
VCSC ước tính giá trị hợp đồng ký mới của Coteccons năm 2019 ở mức 23,1 nghìn tỷ đồng (giảm 25% so với năm 2018). Ba đại đô thị Vinhomes đang thi công dự kiến sẽ đóng góp 15% tổng doanh thu Coteccons giai đoạn 2019-2022. Trong khi đó, ban lãnh đạo vẫn chưa công bố chi tiết về giá trị backlog hiện nay hay tính đến cuối tháng 6/2019.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Tiếp tục đặt mục tiêu lợi nhuận thụt lùi, Coteccons muốn phát hành cổ phiếu sáp nhập Ricons
Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất năm 2019 là 1.300 tỷ đồng, giảm 14% so với kết quả thực hiện năm 2018. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận giảm sút so với năm trước.
Coteccons muốn phát hành cổ phiếu sáp nhập Ricons
Sáp nhập Ricons vào Coteccons
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2019.
Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của kỳ đại hội này là Coteccons sẽ trình phương án hoán đổi cổ phiếu để sở hữu 100% cổ phần Ricons.
Theo đó, Coteccons sẽ phát hành thêm cổ phần phổ thông cho các cổ đông của Ricons để thực hiện hoán đổi lấy toàn bộ số cổ phần Ricons đang lưu hành (trừ số cổ phần Coteccons đang nắm giữ). Sau khi thực hiện hoán đổi cổ phiếu, Coteccons sẽ sở hữu 100% Ricons và chuyển đổi Ricons từ công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên.
Theo Coteccons, việc sở hữu Ricons sẽ giúp Coteccons tạo lợi thế cạnh tranh về quy mô, tăng năng lực triển khai các dự án lớn và đặc biệt lớn, thúc đẩy việc tăng doanh thu và lợi nhuận công ty.
Hiện, vốn điều lệ Ricons là 305 tỷ đồng, tương ứng 30,5 triệu cổ phần theo mệnh giá. Coteccons nắm giữ tỷ lệ sở hữu 14,87% và nắm giữ tỷ lệ biểu quyết 24,03% tại Ricons. Trong năm qua, Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu 9.313 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 431,3 tỷ đồng.
Mục tiêu lợi nhuận tiếp tục thụt lùi
Năm 2018, Coteccons đạt 28.560 tỷ đồng doanh thu thuần; lãi ròng đạt 1.510 tỷ đồng. Công ty dành 299 tỷ đồng để chia cổ tức, mức cổ tức là 30% mệnh giá (3.000 đồng/cổ phiếu).
Về kế hoạch kinh doanh 2019, Coteccons đặt mục tiêu doanh thu 27.000 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất 1.300 tỷ đồng, giảm lần lượt 5,5% và 14% so với kết quả thực hiện năm trước. Đây là năm thứ hai liên tiếp, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận sụt giảm (năm 2018, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận 1.400 tỷ đồng, giảm 15,29%).
Với mức lợi nhuận như trên, Coteccons dự kiến chia cổ tức 30%.
Ngoài các nội dung trên, HĐQT Coteccons cũng xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ chủ chốt (ESOP) tổng cộng 572.500 cổ phiếu, tương ứng 0,75% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành đề xuất là 64.000 đồng/cổ phiếu (bằng 60% giá trị sổ sách). Toàn bộ cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng 2 năm kể từ ngày phát hành.
Lê Nguyễn
Theo vietnamfinance.vn
Ricons: Nửa đầu năm lãi ròng giảm 20% về 102 tỷ, phải thu ngắn hạn Coteccons hơn 1.000 tỷ Ricons vừa công bố tình hình kinh doanh với lợi nhuận giảm, có lẽ thị trường xây dựng đang bước vào xu hướng "downtrend" nói chung, tuy nhiên mức độ điều chỉnh của Ricons chỉ dừng lại mức 22% - so sánh với con số 71% của Coteccons. Coteccons khép lại quý 2/2019 với tình hình lao dốc mạnh, lợi nhuận về mức...