Biến động điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội những năm gần đây
Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập ở Hà Nội những năm gần đây được VietNamNet thống kê dưới đây.
Ảnh minh họa
Qua thống kê, nhóm có điểm chuẩn thuộc diện top đầu gồm các trường THPT Chu Văn An, THPT Kim Liên, THPT Thăng Long, THPT Yên Hòa, THPT Phan Đình Phùng, THPT Việt Đức, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông, THPT Lê Quý Đôn – Đống Đa, THPT Nhân Chính, THPT Cầu Giấy…
Trong 6 năm gần đây nhất, trường có điểm đầu vào lớp 10 cao nhất vẫn là THPT Chu Văn An.
Nếu xét tổng quan, năm 2019 và năm 2020, mặt bằng chung mức điểm chuẩn của tất cả các trường THPT đều sụt giảm so với các năm trước. Lí do bởi 2019 là năm đầu tiên Hà Nội bỏ hoàn toàn kết quả học bạ của 4 năm THCS mà chỉ căn cứ vào điểm thi để xét tuyển. Ngoài ra, đây cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT quy định bỏ cộng điểm khuyến khích với chứng chỉ nghề THCS (tối đa 1,5 điểm).
Đặc biệt, năm 2020 mức điểm chuẩn “có vẻ” sụt giảm mạnh so với các năm trước. Tuy nhiên, lý do là bởi kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2020 chỉ có 3 môn thay vì 4 môn như những năm trước đó do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Năm 2021, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội quay trở lại với việc tổ chức 4 môn thi, do đó, kênh tham khảo điểm chuẩn sát nhất là mức điểm của năm 2019. Đặc biệt, năm nay, ngoài 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) thì môn thứ 4 cũng là Lịch sử, đúng như kịch bản của năm 2019.
Song, số liệu giai đoạn 2015-2018 cũng sẽ giúp thí sinh và phụ huynh có đánh giá tổng quan giữa các trường, qua đó đưa ra lựa chọn nguyện vọng phù hợp:
Video đang HOT
Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập ở Hà Nội trong 6 năm qua.
Hiện, Sở GD-ĐT cũng đã công bố chỉ tiêu vào lớp 10 các trường THPT công lập để thí sinh có căn cứ thuận lợi cho việc đăng ký nguyện vọng.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên tại Hà Nội năm 2021 diễn ra vào ngày 10 và 11/6, với 4 bài thi gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Để làm căn cứ cho việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã công bố việc phân chia khu vực tuyển sinh:
- KV 1: gồm quận Ba Đình, Tây Hồ
- KV 2: gồm quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
- KV 3: gồm quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
- KV 4: gồm quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
- KV 5: gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
- KV 6: gồm huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
- KV 7: gồm quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức, Đan Phượng.
- KV 8: gồm huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.
- KV 9: gồm huyện Thạch Thất, Quốc Oai.
- KV 10: gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ, Thanh Oai.
- KV 11: gồm huyện Thường Tín, Phú Xuyên.
- KV 12: gồm huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1, NV2 phải vào trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú, NV3 có thể vào trường THPT thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Được đổi khu vực tuyển sinh
Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép học sinh vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú… được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện: NV1 và NV2 phải đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh đã thay đổi, NV còn lại (nếu có) thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Học sinh có nguyện vọng này cần có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh (theo mẫu của Sở GD-ĐT), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận.
Như vậy, quy định về đổi khu vực tuyển sinh năm nay về cơ bản không có thay đổi gì so với năm trước.
Lịch thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021 như sau:
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Không công bố số lượng nguyện vọng, học sinh cần cân nhắc đăng ký ra sao?
Theo quy định của Hà Nội với tuyển sinh lớp 10 năm nay, số lượng đăng ký nguyện vọng ở từng trường sẽ không được công bố.
Điều đó đồng nghĩa với việc thí sinh không cân đối được tỷ lệ chọi như hàng năm. Vậy làm thế nào để có những bước đăng ký nguyện vọng phù hợp nhất.
Không biết tỷ lệ chọi, loay hoay nguyện vọng
Một trong những điểm mới của tuyển sinh lớp 10 năm nay là sẽ không công bố số lượng học sinh đăng ký ở từng trường. Những năm trước, sau khi học sinh đăng ký các nguyện vọng (NV), Sở GD&ĐT Hà Nội công bố số lượng đăng ký dự tuyển cũng như tỷ lệ chọi cao-thấp cụ thể. Khi đó, học sinh thấy tỉ lệ chọi cao có thể điều chỉnh NV.
Tỷ lệ chọi được tính toán dự trên số chỉ tiêu thực tế được giao và số nguyện vọng đăng ký. Thường thì các trường top của Hà Nội sẽ có tỷ lệ chọi cao.
Năm 2020, trong số 113 trường công, top 4 trường có tỉ lệ "chọi" cao nhất là THPT Chu Văn An (1/3,44), sau đó lần lượt là THPT Kim Liên (1/2,59), THPT Yên Hòa (1/2,36) và THPT Nhân Chính (1/2,36). Đây đều là các trường nằm trong top có tỉ lệ "chọi" cao các năm trước, chủ yếu các thí sinh đăng ký NV1, rất ít NV2, nên cuộc đua vào nhóm trường này được dự báo sẽ rất gay gắt.
Nhìn vào tỷ lệ chọi về cơ bản là sẽ giúp phụ huynh, học sinh cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng nếu muốn. Và thường thì sẽ có tư duy rằng: Tỷ lệ chọi cao, điểm chuẩn sẽ cao. Nhiều thí sinh cùng tập trung thi thì cơ hội trúng tuyển vào trường sẽ khó khăn hơn.
Với việc không điều chỉnh nguyện vọng, không công bố số lượng nguyện vọng, học sinh cần hết sức cân nhắc khi đăng ký các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên (Ảnh: Khánh Huy)
Trước những điều chỉnh trong tuyển sinh lớp 10 năm nay, nhiều giáo viên và phụ huynh cho rằng, học sinh sẽ khó khăn vì không biết thông tin nguyện vọng cụ thể vào một trường, trường thì quá cao, trường giảm đột ngột.
Chị Nguyễn Thị Hợp, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Tôi có con lớn thi lớp 10 vào 3 năm trước, lúc đó, trường nguyện vọng 1 của cháu đông học sinh đăng ký quá, gia đình chúng tôi điều chỉnh nguyện vọng cho cháu, rất may điều chỉnh đó là chính xác, vì lúc đó nếu không điều chỉnh, cháu thiếu 0,5 điểm để đỗ nguyện vọng 1 vào THPT Quang Trung, năm nay đến lượt con thứ 2 thì vào 10, gia đình rất băn khoăn khi không biết về số lượng hồ sơ vào 10, không hiểu sẽ phải đăng ký nguyện vọng 3 vào trường nào cho hợp lý để chống trượt cho 2 nguyện vọng đầu".
Nhiều phụ huynh có con học lớp 9 năm nay cũng cho biết, họ đang hoang mang, chưa chốt được nguyện vọng, vì quy định là 2 nguyện vọng đầu phải căn cứ theo khu vực tuyển sinh, dựa vào hộ khẩu.
Chị Trần Thanh Thư, Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Gia đình tôi cân nhắc chọn một trường tốt trong khu vực làm nguyện vọng 1, trường trung bình là nguyện vọng 2". Tuy nhiên, chị Thư cũng bày tỏ rằng với nguyện vọng 3 gia đình vẫn chưa thể chốt được, năm nay lại không có lần điều chỉnh nguyện vọng nào, không có cả thông tin số lượng hồ sơ nên thực sự băn khoăn.
Cân nhắc nguyện vọng
Nhiều chuyên gia cho rằng, với quy định NV1, NV2 chỉ được đăng ký trong khu vực có hộ khẩu, sẽ xuất hiện xu hướng học sinh đổ dồn về trường tốp đầu, tốp giữa trong cùng khu vực.
Về cơ bản, tỷ lệ chọi hàng năm không quyết định điểm chuẩn, chỉ là hệ số tham khảo, nhưng tỷ lệ chọi được công bố sẽ giúp thí sinh có thông tin đối sánh, kể cả trong trường hợp không được điều chỉnh nguyện vọng thì cũng có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn cho kỳ thi, cho nguyện vọng còn lại.
Vì thế, với đăng ký nguyện vọng năm nay, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Phạm Văn Đại, cũng khuyên, năm nay học sinh nên cân nhắc trước khi đăng ký nguyện vọng, vì sẽ không được thay đổi như những năm trước. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguyện vọng cũng rất quan trọng, vì nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 sẽ có điểm tuyển sinh cao hơn nguyện vọng 1.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng: Điều cần thiết khi đăng ký nguyện vọng dự tuyển của học sinh là: Thí sinh phải tìm hiểu thông tin về trường, điểm đỗ trong khoảng 3 năm trở lại đây, đồng thời căn cứ năng lực của bản thân.
Thực tế, những trường vốn có điểm chuẩn "top" đầu, chất lượng các thí sinh rất đồng đều, giỏi đều, thường thì các em có năng lực học tập tốt, ổn định nên mới đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào đó, vì thế cuộc đua sẽ căng thẳng hơn. Như vậy, độ khó, dễ để vào trường căn cứ vào chất lượng thí sinh, chứ ít lệ thuộc vào tỷ lệ chọi.
Thí sinh phải hết sức cân nhắc nguyện vọng, bởi: Học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập ở cùng một khu vực tuyển sinh, nhưng cần lưu ý là 2 trường này phải được xếp theo thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. "Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm" - thầy Lâm nhấn mạnh.
Thông tin cần thiết cho học sinh có nguyện vọng thi lớp 10 hệ song bằng Năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT Quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level) tại trường THPT Chu Văn An và THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam. Điều kiện để thi hệ song bằng là HS hoặc cha, mẹ của HS có HKTT tại Hà Nội; HS đúng độ...