Biến cố nguy hiểm của tăng axit uric trong máu
Do axit uric tăng cao trong máu có liên quan đến việc ăn nhiều đạm động vật và uống nhiều rượu bia, đây là lý do nam giới bị bệnh tăng axit uric nhiều hơn phụ nữ.
Nhất là ngày nay kinh tế xã hội phát triển, thay đổi trong lối sống, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe…
Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân tăng axit uric máu. Theo các nhà nghiên cứu, một số nguyên nhân chính sau có thể gây lên tình trạng tăng axit uric máu, trong đó thường gặp nhất là nhóm suy giảm khả năng bài xuất axit uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thường do uống quá nhiều rượu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).
Người bệnh tăng axit uric máu không nên ăn nhiều thịt đỏ
Nhóm nguyên nhân còn lại chiếm khoảng 10% là tình trạng tăng axit uric thứ phát: Do tăng sản xuất axit uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển…); uống nhiều rượu; do tăng hủy tế bào gặp trong bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hoá chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến,… Tăng axit uric thứ phát còn do giảm bài tiết axit uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.
Một trong những nguyên nhân gây giảm bài tiết axit uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic…
Ngoài ra, còn có nhóm tăng tạo axit uric nguyên phát (bẩm sinh) . Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp chỉ dưới 1% do có các bất thường về enzym: Thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyl transferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP).
Video đang HOT
Những hệ lụy
Nhiều người cho rằng tăng axit uric máu là bệnh Gout tuy nhiên điều này là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh Gout khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng axit uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng axit uric máu không chỉ liên quan với bệnh Gout mà còn thấy sự liên quan giữa tăng axit uric máu với một số bệnh lí chuyển hóa khác như: suy tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ không do rượu,…
Các nhà khoa học cho rằng tăng axit uric máu được tìm thấy ở 60% bệnh nhân nhập viện vì suy tim mạn tính mất bù. Thêm vào đó, tăng axit uric máu liên quan tới tình trạng đề kháng insulin, thiếu ôxy mô, tăng sản xuất cytokine và các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch.
Ở những bệnh nhân tăng axit uric máu có 20,1% bị hội chứng chuyển hóa, trong khi ở bệnh nhân không tăng axit uric máu thì con số này là 15,3%. Đồng thời, tăng axit uric máu có liên quan với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột tử do tim ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.
Nguy cơ tăng huyết áp (THA) cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có axit uric máu cao trên 400mol/l so với những người có axit uric máu dưới 200mol/l. Trong số những bệnh nhân THA không điều trị, hiện tượng suy giảm dòng máu động mạch vành ở người có kèm tăng axit uric máu cao hơn đáng kể so với người có axit uric máu bình thường. Như vậy, tăng axit uric máu liên quan với THA và là một yếu tố nguy cơ độc lập của tổn thương cơ quan đích trong bệnh THA.
Axit uric tăng cao trong máu có liên quan đến việc ăn nhiều đạm động vật và uống nhiều rượu bia
Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 25% những người bị đái tháo đường týp 2 có tăng axit uric máu, nồng độ axit uric máu liên quan trực tiếp với lượng albumin bài xuất ra nước tiểu. Những người nam giới bị Gout có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai. Trong số các bệnh nhân Gout có khoảng 20% bị tăng cholesterol và lên tới 40% bị tăng triglycerid máu.
Do đó, những người có axit uric máu cao, dù chưa bị bệnh gút, cũng cần theo dõi chặt chẽ trị số acid uric của mình và tầm soát những bệnh lý chuyển hóa khác có liên quan như nói trên.
Nước lá tía tô tốt đến mức nào?
Lá tía tô là một loại rau gia vị quen thuộc. Ngoài công dụng chính là tăng hương vị của các món ăn thì lá tía tô còn là một thảo dược chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả.
Lá tía tô rất tốt cho sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout (gút)
Lá tía tô có chứa tới 4 hoạt chất có thể làm giảm đáng kể enzym xathin oxidase - vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout (gút). Chính bởi vậy, việc uống nước lá tía tô đều đặn, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân gout. Ngoài ra, uống nước lá tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân có được cảm giác dễ chịu hơn.
Chữa dạ dày
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Ảnh minh họa
Làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa
Trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu. Ngoài ra, lá tía tô cũng có chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, tía tô cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.
Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.
Giảm cân
Lá tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng protein thực vật nên hỗ trợ rất lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày, giúp đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất. Chính vì thế, uống nước lá tía tô có thể làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể.
Giải cảm mạo
Ngoài ra, một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh có thể dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.
Thiếu protein, con người sẽ không hoạt động được Protein không thể thiếu đối với con người với bất kỳ ai. Với người vận động thể thao, protein lại càng cần thiết bởi nó giúp hồi phục cơ bắp bị tổn thương sau các buổi tập. Vai trò của protein đối với cơ thể Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa...