Biến chủng Delta cản đường các nước chiến thắng Covid-19
Nhiều quốc gia đang gặp khó khăn trong việc quyết định chính xác thời điểm mở cửa trở lại sau khi bị ảnh hưởng bởi biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao.
Israel và Hà Lan đều chứng kiến sự bùng phát của biến chủng Delta (Ảnh: AFP, Reuters).
Israel
Israel là quốc gia đi đầu thế giới về chương trình tiêm chủng vắc xin. Israel bắt đầu tiêm chủng vào tháng 12 năm ngoái và đến ngày 20/3, hơn một nửa trong số 9 triệu người Israel đã được tiêm chủng đầy đủ.
Trong khi phần lớn thế giới đang chạy đua để có đủ vắc xin tiêm chủng do tình trạng thiếu hụt toàn cầu, Israel đã thành công trong việc đảm bảo nguồn cung vắc xin ổn định hàng tuần với ít nhất 400.000 liều Pfizer-BioNTech.
Thành công trong chiến dịch tiêm chủng của Israel khiến số ca nhiễm hàng ngày tại nước này giảm mạnh, từ đỉnh điểm khoảng 12.000 ca nhiễm mới hồi tháng 1 xuống chưa đầy 100 ca hồi tháng 4. Đây cũng là thời điểm đánh dấu lần đầu tiên Israel không ghi nhận ca tử vong nào trong ngày sau 10 tháng.
Các biện pháp phong tỏa dần được nới lỏng và các địa điểm như quán cà phê, rạp chiếu phim dần kín chỗ. Quan chức y tế Israel đã bỏ khẩu trang trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tháng 6 để đánh dấu sự trở lại của cuộc sống bình thường ở Israel.
Video đang HOT
Nhưng sau đó, biến chủng Delta xuất hiện.
Ngay sau khi các biện pháp hạn chế chống dịch tại Israel được dỡ bỏ, số ca nhiễm đã tăng vọt lên mức trung bình hơn 1.000 trường hợp trong 7 ngày vào tuần trước, đánh dấu lần đầu tiên Isarel ghi nhận tình trạng này kể từ tháng 3.
Khẩu trang được sử dụng trở lại, chỉ 10 ngày sau khi lệnh cấm đeo khẩu trang trong nhà và ngoài trời được dỡ bỏ hôm 14/6. Một ngày sau khi quy định đeo khẩu trang được áp đặt trở lại, chính phủ cũng triển khai lại lệnh cách ly 14 ngày đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19, trong bối cảnh biến chủng Delta chiếm 90% số ca nhiễm mới trong nước.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến chủng Delta là nguyên nhân chính gây ra “sự lây nhiễm đột phá” ảnh hưởng đến cả những người đã được tiêm chủng. Dữ liệu ở Israel cũng cho thấy vắc xin Pfizer-BioNTech chỉ đạt 41% hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca Covid-19 có triệu chứng.
Israel đang nằm trong “tầm ngắm” của làn sóng Covid-19 mới, với 153 bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng hôm 27/7, so với số liệu một con số trước đó một tháng.
Tuy nhiên, Israel đang tránh kịch bản phong tỏa nghiêm ngặt. Nhờ vào thành công trước đó trong chiến dịch tiêm chủng, Israel ngày 28/7 đã sử dụng lại Thẻ xanh để xác định những người đã tiêm chủng hoặc đã khỏi Covid-19. Israel sẽ chỉ cho phép những người thuộc nhóm này đi tới các địa điểm như nhà hàng hay nơi cầu nguyện. Israel cũng triển khai tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3 cho người trên 60 tuổi.
Hà Lan
Cảnh sát tuần tra tại thành phố Utrecht của Hà Lan ngày 10/7 trong bối cảnh áp lệnh giới nghiêm (Ảnh: AFP).
Hà Lan đã đối mặt với hậu quả nghiêm trọng chỉ một tháng sau khi mở cửa trở lại. Nước này ghi nhận một trong những đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn nhất thế giới.
Các biện pháp hạn chế đã được nới lỏng hôm 26/7, nhưng dữ liệu của chính phủ Hà Lan cho thấy có 52.000 ca nhiễm mới trong tuần bắt đầu từ ngày 12/7, tăng hơn 500% so với tuần trước đó.
Mức tăng đột biến chưa từng có về số ca nhiễm buộc Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte phải lên tiếng xin lỗi vì nới lỏng các biện pháp hạn chế quá sớm.
Tương tự Israel, Hà Lan chứng kiến sự bùng phát của biến chủng Delta, với 91% ca nhiễm mới ở Amsterdam được cho là do biến chủng này gây ra.
Việc những người trẻ tuổi phá vỡ các quy tắc chống dịch là một trong những nguyên nhân khiến dịch bùng phát trở lại ở Hà Lan. Cứ 10 ca nhiễm mới sẽ có 4 người bị lây nhiễm trong các quán bar và hộp đêm. Nhiều người thậm chí còn sử dụng kết quả xét nghiệm âm tính giả.
Các lễ hội âm nhạc được tổ chức quá 24 giờ bị cấm cho đến tháng sau, sau khi một lễ hội ở trung tâm thành phố Utrecht biến thành sự kiện siêu lây nhiễm với hơn 1.000 ca nhiễm liên quan.
Đệ nhất phu nhân Mỹ phẫu thuật chân vì dẫm phải dị vật
Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden sẽ trải qua cuộc phẫu thuật chân do bà dẫm phải dị vật hồi tuần trước.
Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jill Biden (Ảnh: AP).
Fox News đưa tin, bà Jill Biden được thực hiện cuộc phẫu thuật vào ngày 29/7 (giờ Mỹ) để loại bỏ dị vật khỏi chân.
Đệ nhất Phu nhân Mỹ đã dẫm phải một vật thể không xác định ở Hawaii hồi cuối tuần trước khi bà đi dạo trên biển, theo Nhà Trắng.
"Bà Biden được phẫu thuật tại bệnh viện Quân đội Quốc gia Walter Reed để loại bỏ dị vật", thư ký báo chí của bà Biden Michael LaRosa, cho biết. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đi cùng vợ tới cơ sở y tế, thông báo cho hay.
Bà Biden thăm Hawaii khi trên đường trở về từ chuyến thăm Nhật Bản, nơi bà cổ vũ cho đoàn thể thao Mỹ thi đấu tại Thế vận hội mùa Hè Tokyo 2020.
Bà đã tới thăm một cơ sở tiêm chủng trên đảo Oahu ở Hawaii và kêu gọi mọi người tiêm vắc xin để "giúp chúng ta thoát khỏi virus này một lần và mãi mãi".
Bà Biden nói rằng virus SARS-CoV-2 đã trở nên "dễ lây lan hơn bao giờ hết" khi Mỹ thời gian qua chứng kiến số ca bệnh tăng ở nhiều nơi do biến chủng Delta nguy hiểm và tốc độ tiêm chủng bị chững lại. Ngay cả tại Hawaii, dù khoảng 60% dân số đã được tiêm chủng, số ca bệnh mới trung bình 7 ngày qua vẫn tăng 140% so với tuần trước đó.
Hàn Quốc 'mướt mồ hôi' với biến chủng Delta Từ một thành trì chống Covid-19 được cả thế giới ngưỡng mộ, Hàn Quốc giờ chật vật ứng phó với đợt bùng phát biến chủng Delta giữa mùa hè. Khai trương nhà hàng Nostimo ở phía nam thủ đô Seoul giữa đại dịch vào tháng 8 năm ngoái, Park Eun-sun phải nỗ lực hơn rất nhiều để thu hút khách hàng, đồng thời...