Biển Bắc Cực có thể không còn băng trong 10 năm nữa
Ngay cả trong những kịch bản tích cực nhất, Bắc Cực sẽ bắt đầu trải qua những tháng mùa hè không có băng vào khoảng giữa thế kỷ này, sớm hơn 10 năm so với dự đoán trước đó của các nhà khoa học khí hậu hàng đầu.
Toàn cảnh biển băng ở Bắc Băng Dương gần bờ biển Svalbard, Na Uy, hôm 5/4. Ảnh: Reuters
Trong báo cáo mang tính bước ngoặt gần đây nhất, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) dự đoán Bắc Cực sẽ chứng kiến tháng 9 không có băng vào khoảng năm 2050, nếu con người tiếp tục thải khí nhà kính ở mức cao hoặc vừa phải.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới, được công bố hôm 6/6 trên tạp chí Nature Communications, cho biết điều này sẽ xảy ra ngay cả ở kịch bản phát thải thấp. Theo đó, lượng khí thải cao hơn khiến Bắc Cực sẽ phải trải qua tháng không có băng ngay từ những năm 2030 – 2040.
Ông Dirk Notz – nhà hải dương học tại Đại học Hamburg (Đức), chuyên về băng biển, một trong những tác giả của nghiên cứu – cho biết: “Về cơ bản, chúng tôi muốn nói rằng đã quá muộn để cứu băng biển mùa hè ở Bắc Cực. Chúng tôi thực sự không thể làm gì với sự biến mất hoàn toàn này vì chúng tôi đã chờ đợi quá lâu”.
IPCC từng dự đoán mùa hè không có băng sẽ diễn ra trước năm 2050, khi các mô hình khí hậu cho phép hy vọng phát thải thấp có thể trì hoãn cột mốc nghiệt ngã đó.
Video đang HOT
Độ bao phủ của băng biển Bắc Cực thường thấp nhất vào tháng 9, thời điểm cuối mùa hè, trước khi tăng trở lại vào những tháng mùa thu và mùa đông lạnh hơn, tối hơn và đạt đỉnh điểm vào tháng 3. Các nhà nghiên cứu cho rằng biển Bắc Cực không còn băng sẽ tác động lớn đến toàn cầu.
Khi sự khác biệt về nhiệt độ giữa Bắc Cực và các vĩ độ thấp hơn thu hẹp lại, sự thay đổi của dòng khí quyển sẽ dữ dội hơn. Bắc Cực ấm hơn sẽ làm băng vĩnh cửu tan nhanh hơn, giải phóng nhiều khí nhà kính hơn vào khí quyển. Dải băng Greenland có thể cũng sẽ tan chảy nhanh hơn, nghĩa là nước biển sẽ dâng cao hơn.
Bà Seung-Ki Min – tác giả nghiên cứu, đồng thời là giáo sư khoa học môi trường tại Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang của Hàn Quốc – cho biết: “Nếu băng biển ở Bắc Cực tan nhanh hơn dự đoán, thì tình trạng nóng lên ở Bắc Cực cũng sẽ diễn ra nhanh hơn”.
Bãi biển đầy tuyết ở Unstad, Na Uy trong Vòng Bắc Cực hồi năm 2016. Ảnh: AFP
Nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng khoảng 90% lượng băng tan chảy ở biển Bắc Cực là do tác động của người, 10% là do các yếu tố tự nhiên gây ra.
Ông Mark Serreze, Giám đốc Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia tại Đại học Colorado (Mỹ), cho biết khi tác động của con người có thể đo lường và được tích hợp vào các mô hình khí hậu, điều đó sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về thời điểm băng ở Bắc Cực biến mất. Phương pháp này chính xác hơn so với các phương pháp khác – như ngoại suy từ các xu hướng nhiệt độ trước đây.
Ông Serreze cho rằng lớp băng ở Bắc Cực sẽ biến mất vào cuối mùa hè trong tương lai. Nhưng câu hỏi luôn luôn là khi nào, và câu trả lời luôn phức tạp bởi một số yếu tố – bao gồm sai sót trong các mô hình khí hậu hiện có và lượng lớn biến thiên tự nhiên trong dữ liệu khí hậu. Dù ở bất kỳ thời điểm nào, những thay đổi về mô hình thời tiết hầu như không thể dự đoán được. Hơn nữa, các hiện tượng như El Nio hoặc La Nia có thể gây ra những biến động kéo dài tới vài năm.
Theo nhà hải dương học Notz, dù biết rằng băng tan chủ yếu do hoạt động của con người gây ra và chúng ta có thể hành động để làm chậm sự biến mất đó. Tuy nhiên, khi mô hình khí hậu được cải thiện, ông dự đoán sẽ có nhiều tin xấu hơn.
“Tôi hy vọng rằng ngày càng có nhiều nghiên cứu tương tự được tiến hành, khám phá các khía cạnh khác của hệ thống Trái Đất. Điều đó cũng sẽ nói lên rằng: Chúng tôi đã luôn cảnh báo con người nhưng con người không phản ứng. Bây giờ đã quá muộn để hành động”.
NATO tiến hành tập trận lớn nhất tại Bắc Cực, cam kết bảo vệ Phần Lan
Máy bay và binh sĩ NATO từ Na Uy, Anh, Mỹ và Thụy Điển đang tham gia các cuộc tập trận ở Bắc Cực
Quân nhân Mỹ hướng dẫn binh sỹ Phần Lan tại khu huấn luyện pháo binh lớn nhất châu Âu ở Rovajarvi, miền bắc Phần Lan. Ảnh: Reuters
Ngày 31/5, các nước thành viên khối Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đã khởi động các cuộc tập trận quân sự ở Bắc Cực với cam kết bảo vệ Phần Lan, thành tham gia huấn luyện chung kể từ khi trở thành một phần của liên minh quân sự phương Tây vào tháng Tư vừa qua.
Gần 1.000 lực lượng đồng minh từ Na Uy, Anh, Thụy Điển và Mỹ đã tham gia cùng khoảng 6.500 binh sĩ Phần Lan và khoảng 1.000 phương tiện để tập trận trong tuần này, đánh dấu cuộc tập trận trên bộ thời hiện đại lớn nhất của Phần Lan ở khu vực Bắc Cực.
Giám sát các cuộc tập trận của NATO tại một trong những khu huấn luyện pháo binh lớn nhất châu Âu ở Rovajarvi, miền bắc Phần Lan, Thiếu tướng quân đội Mỹ Gregory Anderson cho biết đất nước của ông sẵn sàng bảo vệ Phần Lan.
"Chúng tôi ở đây để hỗ trợ huấn luyện quân đội thành viên viên mới nhất của NATO, giúp bảo vệ Phần Lan nếu có bất cứ điều gì xảy ra", ông Anderson nhấn mạnh.
Bộ Tư lệnh Không quân NATO cho biết, khoảng 150 máy bay chiến đấu của 14 thành viên NATO và các nước đối tác cũng đang tham gia cuộc tập trận Arctic Challenge 2023.
Việc kết nạp Phần Lan vào khối NATO đã tăng hơn gấp đôi chiều dài biên giới mà liên minh quân sự này chia sẻ với Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Moskva và phương Tây sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Thụy Điển là đối tác quân sự thân cận nhất của Phần Lan và chính cuộc xung đột tại Ukraine đã làm thay đổi lập trường trung lập của cả Thụy Điển và Phần Lan vào năm ngoái và quay sang tìm kiếm sự an toàn cho cam kết phòng thủ tập thể của NATO.
Phần Lan chính thức gia nhập NATO vào ngày 4/4, trong khi Thụy Điển hy vọng sẽ trở thành thành viên chính thức của NATO khi Hội nghị Thượng đỉnh của liên minh này được tổ chức tại Vilnius, Lithuania vào tháng 7 tới đây.
Thụy Điển đã trở thành "khách mời chính thức" của NATO kể từ năm 2022, được phép tham dự các cuộc họp và điều phối các hoạt động với các đồng minh NATO khác. Tư cách thành viên đầy đủ sẽ diễn ra sau khi tất cả các đồng minh NATO phê chuẩn đơn xin gia nhập của Thụy Điển. Tuy nhiên, hiện Thụy Điển đang vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Siêu tàu sân bay Mỹ đến Na Uy tập trận, Ukraine không thể vào NATO ngay Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford đã lần đầu tiên đến Na Uy để tham gia tập trận. Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford của Mỹ trên đường vào vịnh Oslo, Na Uy ngày 24.5. Ảnh REUTERS Reuters đưa tin tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford của Mỹ...