BIDV và VIMO hợp tác phát triển dịch vụ thanh toán toàn diện
Khi sử dụng dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ mPos của BIDV do VIMO triển khai, khách hàng được cung cấp các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ nhỏ gọn, đa chức năng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.
Lãnh đạo hai bên tham gia ký kết.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty cổ phần Công nghệ VIMO vừa ký kết hợp tác phát triển dịch vụ thanh toán toàn diện nhằm mang lại cho khách hàng những tiện ích của dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ mPos.
Video đang HOT
Cụ thể, khi sử dụng dịch vụ mPos của BIDV do VIMO hợp tác triển khai, khách hàng được cung cấp ngay các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ nhỏ gọn, đa chức năng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, thông qua ứng dụng trên điện thoại di động cùng các báo cáo online, khách hàng có thể quản lý giao dịch và thực hiện đối soát tự động. Công tác chăm sóc khách hàng sau bán cũng được thực hiện chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình với đội ngũ hỗ trợ riêng biệt của BIDV.
Ông Lê Trung Thành, Phó Tổng giám đốc BIDV nhấn mạnh, sự hợp tác toàn diện giữa hai bên sẽ phát huy hiệu quả, tận dụng được thế mạnh của hai tổ chức trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và thương mại điện tử, góp phần đa dạng kênh thanh toán cho khách hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội, giúp các khách hàng giảm thiểu thời gian kiểm đếm, tăng năng suất lao động.
Trong thời gian tới, BIDV và Công ty cổ phần Công nghệ VIMO sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các khách hàng sử dụng dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ mPOs, cung cấp những tiện ích tiên tiến nhất, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh bán hàng và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ đầy tiềm năng.
Theo VietnamPlus
Năm 2020, các giải pháp thanh toán số chiếm tới 89% thị trường
Các ứng dụng gọi xe công nghệ hiện không nằm ngoài xu hướng thanh toán điện tử, thậm chí còn xem đây là cơ hội để phát triển.
Hiện nay, ví điện tử (trung gian thanh toán) không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Dự báo, đến năm 2020, thị trường thanh toán điện tử - FinTech Việt Nam tăng lên mức 7,8 tỷ USD với các giải pháp thanh toán số chiếm tới 89% thị trường.
Ảnh minh họa.
Thị trường thanh toán điện tử Việt Nam có sự góp mặt đa dạng của các loại ví điện tử, đây chính là thuận lợi cho định hướng này của các doanh nghiệp xe công nghệ. Grab lựa chọn ví điện tử Moca, Fastgo chọn liên kết với Vimo. Nhờ thế, thị trường thanh toán không tiền mặt trở nên sôi động hơn.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử tăng gần 200% trong thời gian qua. Theo Ngân hàng Nhà nước, quý I/2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng gần 69% và qua kênh điện thoại di động tăng gần 98% so với cùng kỳ 2018. Và ngay lúc này, các doanh nghiệp nội, trong đó có lĩnh vực vận tải cần phải "nhanh chân" phát triển, tối ưu những dịch vụ hay hợp lực để tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh các đối thủ ngoại giàu tiềm lực đã nhận ra Việt Nam là mảnh đất màu mỡ.
Theo doanh nghiệp
QR Code tại Việt Nam: Ngân hàng, công ty fintech và cả cơ quan nhà nước nhảy vào Phương thức thanh toán QR Code đang được các công ty fintech, ngân hàng, một số cơ quan nhà nước triển khai. Thị trường rộng lớn nhưng vẫn cần những nỗ lực nữa từ nhiều phía để hình thức thanh toán này phổ dụng. QR Code trên đà phổ biến TP.HCM hôm qua 8/3 chính thức thử nghiệm thanh toán tự động trên...