Biden quên tên Đại Suy thoái, nhầm gói kích thích kinh tế
Biden dường như quên tên cuộc Đại Suy thoái 2007-2009 và nói nhầm quy mô gói kích thích kinh tế mà ông giám sát khi còn là phó tổng thống.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden hôm 3/10 có bài phát biểu tại Amalgamated Transit Union (ATU), một tổ chức công đoàn ở Mỹ và Canada với hơn 200.000 thành viên đại diện cho ngành vận tải công cộng. Trong lúc phát biểu, Biden đề cập Đạo luật Viện trợ, Trợ cấp và An ninh Kinh tế Covid-19 (CARES), gói kích thích kinh tế trị giá 2,2 nghìn tỷ USD được đưa ra hồi tháng 3 để đối phó đại dịch.
“Vì ATU đang làm việc với Hạ viện, các bạn đã có thể làm việc chăm chỉ để thấy rằng 25 tỷ USD viện trợ đã được đưa vào đạo luật CARES, những phần đầu tiên của luật cứu trợ, nhưng tôi biết như vậy là chưa đủ”, Biden nói.
“Hàng chục nghìn công nhân vận tải đã bị sa thải, hàng chục nghìn người. Và tôi đã nói suốt nhiều tháng, đảng Cộng hòa ở Thượng viện cần phải đẩy mạnh và thông qua một gói cứu trợ kinh tế khác ngay lập tức để những đợt cắt giảm tàn khốc không làm cuộc khủng hoảng này tồi tệ hơn”.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tại sự kiện vận động tranh cử ở bang Michigan hôm 2/10. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên khi Biden tiếp tục so sánh tình hình hiện tại với cuộc Đại Suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2007 đến năm 2009, ứng viên tổng thống dường như bối rối và không nhớ rõ tên gọi của giai đoạn này, cũng như quy mô gói kích thích kinh tế mà ông giám sát thời kỳ đó.
Video đang HOT
“Bạn có thể nhớ, khi chúng ta trải qua điều này trong Đại…với, đại, ừm, về, về, ừm… cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, Barack và tôi lên nắm quyền và chúng tôi kế thừa cuộc khủng hoảng từ chính quyền Bush. Tôi được yêu cầu giám sát đạo luật khôi phục kinh tế trị giá 80 tỷ USD. 80 tỷ.. xin lỗi, 800 tỷ USD”, Biden nói. “Và điều đầu tiên tôi có thể làm là chuyển hơn 140 tỷ USD cho các bang và địa phương để họ không phải sa thải nhân viên vận tải, lính cứu hỏa và cảnh sát”
Trong suốt 36 năm làm việc tại Thượng viện, Biden thường xuyên nói hớ, đôi khi nói sai trong lúc thảo luận, hoặc đãng trí. Ông thậm chí tự mô tả mình là “cái máy nói hớ” và Tổng thống Donald Trump thường xuyên công kích ông về điều này.
Đây không phải lần đầu Biden gây chú ý về những phát biểu mơ hồ. Ông bị chỉ trích vì nói hơn 120 triệu người Mỹ chết vì Covid-19 hồi tháng 6, khi Mỹ mới ghi nhận hơn 124.000 ca tử vong. Ông tiếp tục gây tranh cãi khi nói tại một cuộc vận động tranh cử ở bang Michigan hôm 9/9 rằng hơn 6.000 quân nhân Mỹ đã chết vì đại dịch. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội nước này hiện ghi nhận 40.026 ca nhiễm, trong đó 7 người tử vong.
Tại cuộc vận động tranh cử ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania hôm 20/9, cựu phó tổng thống Mỹ lại gây tranh cãi khi nói rằng khoảng 200 triệu người đã chết vì Covid-19 tại Mỹ, cao gấp 10 lần ca tử vong hiện nay. Trong bài phát biểu trước Hội nghị Thị trưởng Mỹ được phát sóng trực tiếp hôm 26/9, Biden thậm chí nói ông được bầu vào Thượng viện 180 năm trước.
Ông Trump bị hai đảng lên án vì nói chưa chắc rời vị trí nếu thất cử
Các nghị sĩ lưỡng đảng ở Mỹ đồng loạt phản đối sau khi Tổng thống Trump nói không thể hứa sẽ rời Nhà Trắng nếu thất bại trong bầu cử ngày 3/11 tới.
Các lãnh đạo ở Quốc hội, bao gồm Lãnh đạo Phe đa số Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, phản đối phát ngôn của Tổng thống Trump rằng ông "sẽ đợi xem sao" khi được hỏi có cam kết chấp nhận kết quả bầu cử hay không.
Nhiều nghị sĩ, bao gồm cả đảng Cộng hòa, cam kết sẽ đi theo nguyện vọng của cử tri. Một số nghị sĩ Dân chủ còn có các động thái cụ thể, như chính thức yêu cầu các quan chức nội các ông Trump phải cam kết tôn trọng kết quả bầu cử, theo AP.
Đây không phải lần đầu tiên ông Trump gây hoài nghi về bầu cử và nêu các cáo buộc gian lận không có cơ sở. Ảnh: Reuters.
Trước đó, khi được hỏi về vấn đề này, ông Trump nói "sẽ đợi xem sao" và "muốn đảm bảo cuộc bầu cử được trung thực", dù chưa hề có bằng chứng nào về gian lận.
Việc ông Trump hoài nghi một cách vô căn cứ về cuộc bầu cử sắp tới là hầu như chưa có tiền lệ trong thời hiện đại.
Đó cũng không phải lần đầu tiên ông Trump gieo hoài nghi về quy trình bỏ phiếu, gây ra nhiều lo ngại, nhất là giữa đại dịch Covid-19 làm nhiều người Mỹ có ý định bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Ngay cả khi không có dấu hiệu gian lận, kết quả có thể bị trì hoãn vì phải kiểm số phiếu bầu qua bưu điện và sẽ đến muộn. Các nhóm hay các thế lực nước khác có thể tận dụng khoảng thời gian trì hoãn này để tung tin giả, kích động và chia rẽ.
Ông Mitch McConnell, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, viết trên Twitter: "Người thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sẽ được tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1... Sẽ có cuộc chuyển giao trật tự như đã luôn có vào mỗi bốn năm kể từ 1792".
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói: "Bình tĩnh nào, ngài tổng thống".
"Ông đang ở Mỹ, một nước dân chủ", bà nói. "Vì vậy vì sao ông không thử một lần tôn trọng lời thề nhậm chức, là sẽ tôn trọng Hiến pháp Mỹ".
Ông Trump đang khiến bầu cử 2020 trở nên bất trắc hơn khi phát tán các thuyết chưa có cơ sở rằng nếu ông thất bại, kỳ bầu cử này phải có gian lận. Dù vậy, các kỳ bầu cử trước đã cho thấy không có nhiều bằng chứng gian lận đáng kể trong bỏ phiếu qua thư.
Đối thủ Joe Biden tỏ ra khó tin. "Chúng ta đang ở nước nào vậy?", ông bình luận vào tối 23/9 về các phát biểu của ông Trump. "Ông ta luôn nói những thứ vô lý nhất. Tôi cũng chẳng biết phải nói gì. Nhưng không làm tôi ngạc nhiên".
Ở Điện Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ), viễn cảnh ông Trump từ chối chấp nhận kết quả bầu cử đã được các nghị sĩ bàn đến và cân nhắc đối sách ứng phó. Một thượng nghị sĩ nói đây là chủ đề lớn nhất đang được mọi người bàn riêng.
Hai Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Mikie Sherrill (bang New Jersey) và Elissa Slotkin (bang Michigan) đang chính thức yêu cầu các thành viên nội các công khai cam kết tôn trọng Hiến pháp Mỹ và chuyển giao quyền lực hòa bình.
"Tổng thống không thể bác bỏ kết quả bầu cử được nếu không có một số quan chức rất cao cấp đứng ra ủng hộ", Hạ nghị sĩ Slotkin nói.
Bà Sherill nói với AP việc chuyển giao quyền lực "phụ thuộc nhiều vào việc các quan chức trong nội các giao lại bộ ngành của mình cho chính quyền kế nhiệm". Bà cho biết muốn nghe cam kết từ "tất cả" thành viên nội các.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, phản hồi các nghị sĩ vào tháng trước, cho rằng quân đội "không có vai trò" can dự nếu bầu cử xảy ra tranh chấp.
Trump - Biden ganh đua ở vành đai công nghiệp Mỹ Trump và Biden ráo riết khai thác điểm yếu của nhau khi "chạy nước rút" vận động trước bầu cử tại ba bang vành đai công nghiệp vùng Trung Tây. Trong bài phát biểu bên ngoài trụ sở công đoàn ngành sản xuất ô tô ở bang Michigan hôm 9/9, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã chỉ trích gay...