Biden nói ’sóng di cư’ có từ thời Trump
Biden khẳng định tình trạng dòng người di cư gia tăng ở biên giới phía nam khởi đầu từ thời Trump do các thảm họa tự nhiên nghiêm trọng.
“Làn sóng di cư mới mà chúng tôi đang đối phó vốn bắt đầu từ chính quyền trước, song trách nhiệm của chúng tôi là giải quyết nó một cách nhân đạo”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong cuộc họp với Bộ trưởng An ninh Nội địa Xavier Becerra và các cố vấn nhập cư hôm 24/3.
Biden cho biết thêm dòng người di cư kéo về biên giới phía nam đã “tăng mạnh” từ thời chính quyền Trump, do ảnh hưởng từ các thảm họa tự nhiên nghiêm trọng ở khu vực Mỹ Latinh.
Ông chủ Nhà Trắng cũng thông báo đã chỉ định Phó tổng thống Kamala Harris phụ trách nỗ lực giải quyết các thách thức di cư ở biên giới, thêm rằng Harris là người phù hợp nhất để làm việc với Mexico và các quốc gia Trung Mỹ nhằm ngăn dòng người di cư ồ ạt đổ về biên giới Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Biden đang đối mặt với chỉ trích gay gắt từ các đảng viên Cộng hòa, những người cho rằng việc ông từ bỏ các chính sách kiểm sát biên giới nghiêm ngặt của Trump đã gây ra làn sóng di cư gần đây. Tân Tổng thống Mỹ sau khi nắm quyền đã đình chỉ dự án xây tường biên giới và lên kế hoạch cho người nhập cư trở thành công dân Mỹ.
Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) cho biết đã xử lý hơn 100.000 người di cư ở biên giới phía nam vào tháng hai, tăng mạnh so với con số 78.000 người hồi tháng một. Năm 2020, CBP đã thực hiện 547.816 vụ bắt giữ tại biên giới phía nam, trong khi con số này chỉ trong tháng một đã là 178.883.
Trump hôm 21/3 cáo buộc chính sách nhập cư của Biden gây khủng hoảng di cư ở biên giới phía nam và gọi đây là “thảm họa quốc gia”. Cựu tổng thống Mỹ còn chỉ trích người kế nhiệm đã phá hỏng “biên giới an toàn nhất trong lịch sử” do chính quyền của ông để lại.
Pence không dự lễ chia tay Trump
Pence sẽ không xuất hiện tại lễ chia tay dành cho Trump tại Căn cứ Andrews, bởi ông trước đó đã nhận lời dự lễ nhậm chức của Biden.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 19/1 thông báo ông và phu nhân sẽ tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris, dự kiến diễn ra tại phía tây trụ sở quốc hội vào 12h trưa 20/1.
Với lịch trình này, Pence sẽ không dự buổi lễ tiễn biệt được quân đội Mỹ tổ chức cho Tổng thống Donald Trump vào 8h sáng 20/1 tại căn cứ liên hợp Andrews ở Maryland, cách Nhà Trắng khoảng 25 km.
Phó tổng thống Mike Pence tại Bắc Carolina hồi tháng 10/2020. Ảnh: Reuters.
Các trợ lý của Pence cho biết nếu ông tham gia cả lễ nhậm chức của Biden và lễ chia tay Trump, công tác hậu cần sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Pence đã gửi lời cảm ơn tới Trump trên Twitter chiều 19/1 trong những giờ cuối cùng với tư cách là phó tổng thống.
"Cảm ơn ngài vì đặc quyền được phục vụ với tư cách Phó tổng thống bên ngài suốt 4 năm qua. Đó là vinh dự lớn nhất trong cuộc đời tôi. Thay mặt Đệ nhị phu nhân tuyệt vời của tôi, Karen Pence, cùng toàn thể gia đình, cảm ơn ngài và xin Chúa phù hộ nước Mỹ", Pence viết.
Sau lễ tiễn biệt tại căn cứ Andrews, Trump sẽ lên chuyên cơ bay về Florida, nơi có khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của gia đình ông. Trump sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên trong hơn 150 năm không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm.
Ngoài Pence, hai đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong quốc hội là Mitch McConnel và Kevin McCarthy cũng không dự lễ chia tay Trump. Hai người đã được mời tham gia một buổi lễ cầu nguyện với Biden trước lễ nhậm chức tại nhà thờ ở thủ đô Washington.
Gia đình Trump, các phụ tá thân cận và một số người ủng hộ dự kiến tới chia tay ông ở căn cứ quân sự Andrews.
Phóng viên Nhà Trắng đối mặt sức ép chất vấn Biden Cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống Mỹ có thể là thử thách lớn với các phóng viên, những người muốn tỏ ra cứng rắn với Biden như với Trump. Cuộc họp báo đầu tiên của chính quyền mới luôn là sự kiện đầy rủi ro đối với Nhà Trắng. Tân tổng thống sẽ phản ứng thế nào với những câu hỏi...