Biden gỡ trừng phạt của Trump với Toà hình sự Quốc tế
Biden gỡ lệnh trừng phạt do Trump áp đặt với công tố viên trưởng Tòa án Hình sự Quốc tế, khi chính quyền mới theo đuổi cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn.
Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ dưới thời Trump, năm ngoái chỉ trích gay gắt Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague. Washington áp đặt cả các biện pháp trừng phạt tài chính và lệnh cấm thị thực đối với công tố viên trưởng người Gambia Fatou Bensouda, sau khi bà mở cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh của quân nhân Mỹ ở Afghanistan.
Công tố viên trưởng ICC Fatou Bensouda tại phiên tòa ở Hà Lan tháng 7/2019. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Tòa án ở The Hague sau đó càng khiến Mỹ khó chịu hơn khi mở cuộc điều tra về cáo buộc tội ác chiến tranh của Israel với Palestine. Israel là đồng minh của Mỹ và họ đã bác bỏ thẩm quyền của tòa án.
Người kế nhiệm Pompeo, Antony Blinken, cho biết Mỹ tiếp tục “bất đồng mạnh mẽ” với các động thái của ICC về Afghanistan và Israel. “Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những lo ngại của chúng tôi về những vụ này sẽ được giải quyết tốt hơn thông qua sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong quy trình của ICC hơn là thông qua việc áp đặt biện pháp trừng phạt”, Blinken ra tuyên bố ngày 2/4.
Biden ngày 2/4 thu hồi lệnh hành pháp của Trump về các biện pháp trừng phạt, đồng thời dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với quan chức cấp cao của ICC Phakiso Mochochoko và lệnh cấm thị thực đối với các nhân viên khác của tòa án.
Bensouda dự kiến rời vị trí vào tháng 6 và sẽ được thay thế bởi luật sư nhân quyền người Anh Karim Khan. Silvia Fernandez de Gurmendi, người đứng đầu Hiệp hội các quốc gia thành viên ICC, bày tỏ hy vọng rằng quyết định này “báo hiệu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong cam kết chung của chúng ta là đấu tranh chống lại tội ác chiến tranh”.
Biden nói 'sóng di cư' có từ thời Trump
Biden khẳng định tình trạng dòng người di cư gia tăng ở biên giới phía nam khởi đầu từ thời Trump do các thảm họa tự nhiên nghiêm trọng.
"Làn sóng di cư mới mà chúng tôi đang đối phó vốn bắt đầu từ chính quyền trước, song trách nhiệm của chúng tôi là giải quyết nó một cách nhân đạo", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong cuộc họp với Bộ trưởng An ninh Nội địa Xavier Becerra và các cố vấn nhập cư hôm 24/3.
Biden cho biết thêm dòng người di cư kéo về biên giới phía nam đã "tăng mạnh" từ thời chính quyền Trump, do ảnh hưởng từ các thảm họa tự nhiên nghiêm trọng ở khu vực Mỹ Latinh.
Ông chủ Nhà Trắng cũng thông báo đã chỉ định Phó tổng thống Kamala Harris phụ trách nỗ lực giải quyết các thách thức di cư ở biên giới, thêm rằng Harris là người phù hợp nhất để làm việc với Mexico và các quốc gia Trung Mỹ nhằm ngăn dòng người di cư ồ ạt đổ về biên giới Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Biden đang đối mặt với chỉ trích gay gắt từ các đảng viên Cộng hòa, những người cho rằng việc ông từ bỏ các chính sách kiểm sát biên giới nghiêm ngặt của Trump đã gây ra làn sóng di cư gần đây. Tân Tổng thống Mỹ sau khi nắm quyền đã đình chỉ dự án xây tường biên giới và lên kế hoạch cho người nhập cư trở thành công dân Mỹ.
Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) cho biết đã xử lý hơn 100.000 người di cư ở biên giới phía nam vào tháng hai, tăng mạnh so với con số 78.000 người hồi tháng một. Năm 2020, CBP đã thực hiện 547.816 vụ bắt giữ tại biên giới phía nam, trong khi con số này chỉ trong tháng một đã là 178.883.
Trump hôm 21/3 cáo buộc chính sách nhập cư của Biden gây khủng hoảng di cư ở biên giới phía nam và gọi đây là "thảm họa quốc gia". Cựu tổng thống Mỹ còn chỉ trích người kế nhiệm đã phá hỏng "biên giới an toàn nhất trong lịch sử" do chính quyền của ông để lại.
Phóng viên Nhà Trắng đối mặt sức ép chất vấn Biden Cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống Mỹ có thể là thử thách lớn với các phóng viên, những người muốn tỏ ra cứng rắn với Biden như với Trump. Cuộc họp báo đầu tiên của chính quyền mới luôn là sự kiện đầy rủi ro đối với Nhà Trắng. Tân tổng thống sẽ phản ứng thế nào với những câu hỏi...