Biden: Dân chủ đã thắng thế
Tổng thống đắc cử Joe Biden và phó tướng Kamala Harris dự kiến nhậm chức trong buổi lễ tại Đồi Capitol vào trưa 20/1.
Ngày 21/1/2021
Biden rời Đồi Capitol
Tổng thống Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden lên chuyên xa Quái thú mang biển sô 46 để rời Đồi Capitol tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Chiến sĩ Vô danh.
Tham gia lễ đặt vòng hoa cùng Biden có các cựu tổng thống Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton cùng phu nhân của họ.
Tổng thống Joe Biden vẫy tay chào khi bước ra chuyên xa Quái thú. Ảnh chụp màn hình .
Biden duyệt đội danh dự các lực lượng vũ trang Mỹ
Tổng thống Biden, Đệ nhất phu nhân Jill Biden, Phó tổng thống Harris và Đệ nhị phu quân duyệt đội danh dự đại diện cho các quân chủng thuộc lực lượng vũ trang Mỹ ở phía đông Đồi Capitol.
Vợ chồng Tổng thống Biden và Phó tổng thống Harris duyệt đội danh dự. Ảnh chụp màn hình.
Duyệt đội danh dự là truyền thống phản ánh quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình cho tân tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ. Tổng thống Biden sẽ đánh giá khả năng sẵn sàng của binh sĩ dưới sự chỉ huy của Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Liên quân – Vùng Thủ đô Quốc gia (JTF-NCR).
Ngoài đại diện của các quân chủng lực lượng vũ trang, còn có sự góp mặt của những binh sĩ mặc trang phục thời lập quốc của Mỹ. Gió mạnh đã thổi bay mũ của nhiều binh sĩ khi đi qua trước mặt Biden.
Binh sĩ Mỹ diễu hành qua trước tòa nhà Quốc hội. Ảnh chụp màn hình .
Biden ký loạt quyết định sau khi nhậm chức
Biden ký sắc lệnh đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ. Ảnh chụp màn hình .
Sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Biden ký ba tài liệu tại Phòng Tổng thống ở Đồi Capitol, gồm Tuyên bố về Ngày Nhậm chức, Đề cử các Vị trí Nội các và Đề cử các vị trí dưới nội các.
Sau lễ ký tài liệu, Biden sẽ duyệt đội danh dự quân đội Mỹ tại mặt đông Đồi Capitol. Đội hình đại diện cho mọi quân binh chủng của Mỹ sẽ có mặt trong lễ diễu hành này.
Nhiều nghị sĩ Cộng hòa ca ngợi phát biểu nhậm chức của Biden
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitt Romney cho rằng diễn văn nhậm chức của Biden “rất mạnh mẽ”, trong khi thượng nghị sĩ Pat Toomey ca ngợi việc Biden kêu gọi nước Mỹ đoàn kết.
Thượng nghị sĩ Lisa Murkowksi cho rằng Biden đã làm rất tốt trong phát biểu của mình và “đó là những gì chúng ta cần”.
Thượng nghị sĩ Susan Collins nhận xét Biden đã “đánh trúng chủ đề đoàn kết, kêu gọi chúng ta xích lại gần nhau, ngừng coi nhau như kẻ thù”, khẳng định bà sẵn sàng hợp tác với Biden để đạt được các mục tiêu chung. Collins tuyên bố đảng Cộng hòa “vẫn đoàn kết quanh những nguyên tắc nhất định” và không bị thay đổi bởi “tính cách của vài người”.
Trump tươi cười khi trở về Florida
Trump trở về khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago không lâu trước khi nhiệm kỳ kết thúc. Người ủng hộ đứng dọc hai bên đường từ sân bay quốc tế Palm Beach tới đảo nghỉ dưỡng để chào đón vợ chồng ông. Hơn 10 xe được triển khai để đưa Trump về nhà, trong khi chuyên cơ Không lực Một được nạp dầu vầ chuẩn bị bay về thủ đô Washington.
Trump cười thoải mái, liên tục vẫy tay và giơ ngón cái với những người chào đón. Đám đông giải tán một cách lặng lẽ trong vòng 15 phút sau khi đoàn xe của Trump đi qua.
Trump cười và vẫy tay trên đường về Mar-a-Lago. Ảnh: Twitter/richlusc.
Biden đăng dòng tweet đầu tiên bằng tài khoản Tổng thống
“Không thể phung phí thời gian trong xử lý cuộc khủng hoảng mà chúng ta đối mặt. Đó là lý do tôi sẽ đến Phòng Bầu dục để tập tức vào việc và ra những hành động quyết liệt, lập tức cứu trợ các gia đình Mỹ”, Tổng thống Joe Biden viết trên Twitter thông qua tài khoản chính thức @POTUS.
Gia đình Pence rời đi
Cựu phó tổng thống Pence và phu nhân vui vẻ trò chuyện với vợ chồng Phó tổng thống Harris trước khi lên xe rời khỏi Đồi Capitol.
Cựu phó tổng thống Pence và phu nhân chuẩn bị lên xe rời tòa nhà quốc hội Mỹ. Ảnh chụp màn hình .
‘Nhiều thứ phải sửa đổi, khôi phục, hàn gắn’
Biden đề cập đến hoàn cảnh hiện tại của nước Mỹ, cho biết đất nước có “nhiều điều phải sửa đổi, khôi phục, hàn gắn, nhiều điều phải xây dựng và nhiều điều phải đạt được”.
Khi số người chết vì Covid-19 ở Mỹ đã vượt 400.000 ca, Biden nhấn mạnh “rất ít người dân trong lịch sử đất nước chúng ta từng gặp thách thức hay trải qua thời điểm khó khăn hơn hiện tại”. Tân Tổng thống Mỹ gọi nCoV là loại virus “cả thế kỷ mới có một lần”, âm thầm rình rập nước Mỹ và đã cướp đi sinh mạng người Mỹ trong vòng một năm tương đương số người thiệt mạng trong Thế chiến II.
“Để vượt qua những thách thức này, để khôi phục linh hồn và đảm bảo tương lai của nước Mỹ, cần nhiều điều hơn là những lời nói. Nó đòi hỏi điều khó đạt được nhất trong một nền dân chủ: sự đoàn kết”, Biden nói.
‘Hàn gắn liên minh và trở lại tương tác với thế giới”
“Đây là thông điệp của tôi đến những người bên ngoài biên giới của chúng ta. Nước Mỹ đã được thử thách và chúng tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi sẽ hàn gắn các liên minh và một lần nữa t ương tác với thế giới. Chúng ta sẽ dẫn dầu, không chỉ nhờ tấm gương về sức mạnh, mà còn nhờ sức mạnh của tấm gương. Chúng ta sẽ là đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy vì hòa bình, tiến bộ và an ninh”, Biden nói.
Nhiều lãnh đạo châu Âu đã đăng lời chúc mừng chính quyền Biden lên Twitter và bày tỏ lạc quan về triển vọng hợp tác.
Mặc niệm các nạn nhân Covid-19
“Trong hành động đầu tiên với tư cách Tổng thống, tôi muốn đề nghị mọi người cùng mặc niệm để tưởng nhớ tất cả những người đã mất trong đại dịch. 400.000 người Mỹ, cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp. Chúng ta sẽ tưởng nhớ họ và trở thành những con người, đất nước mà chúng ta có thể và nên trở thành”, Biden nói.
Biden cam kết trở thành “Tổng thống của tất cả người dân Mỹ”, kể cả những người không ủng hộ ông trong chiến dịch tranh cử.
“Đối với những ai ủng hộ chiến dịch của chúng tôi, tôi cảm thấy rất nhỏ bé trước niềm tin mà các bạn đặt vào chúng tôi. Đối với những ai không ủng hộ chúng tôi, hãy để tôi nói điều này. Hãy lắng nghe tôi khi chúng ta tiến lên phía trước. Nếu bạn vẫn không đồng ý, hãy cứ như vậy. Đó là dân chủ, đó là nước Mỹ”, Biden nói.
“Quyền bất đồng chính kiến một cách ôn hòa trong hàng rào bảo vệ nền cộng hòa của chúng ta có lẽ là sức mạnh lớn nhất của đất nước này. Hãy nghe rõ lời tôi, bất đồng không được dẫn đến bất hòa. Tôi cam kết điều này với các bạn, tôi sẽ là tổng thống của tất cả người dân Mỹ. Tôi hứa với các bạn sẽ đấu tranh hết mình cho những người không ủng hộ tôi lẫn những ai đã làm như vậy”.
Harris đăng dòng tweet đầu tiên với tư cách Phó tổng thống
“Sẵn sàng phụng sự”, Kamala Harris đăng dòng tweet đầu tiên trên tài khoản @VP của Phó tổng thống Mỹ.
Twitter cũng chuyển quyền kiểm soát tài khoản @POTUS của Tổng thống Mỹ cho Biden.
Tổng thống Biden cảm ơn những người tiền nhiệm từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong diễn văn nhậm chức, kể cả những người không thể có mặt.
“Tôi cảm ơn những người tiền nhiệm của cả hai đảng vì sự hiện diện của họ ở đây hôm nay. Từ tận đáy lòng mình, tôi cảm ơn họ. Tôi biết sự kiên cường của Hiến pháp và sức mạnh của đất nước chúng ta, cũng như tổng thống Carter, người tôi nói chuyện đêm qua và không thể ở bên chúng ta hôm nay, song là người chúng ta tôn vinh vì quãng đời phụng sự của ông”, Biden nói.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc diễn văn nhậm chức. Ảnh: AFP .
Tổng thống Biden thừa nhận quyền lực đi kèm việc thực hiện “lời thề thiêng liêng”, vốn được các cựu tổng thống thực hiện trước đây.
“Tôi vừa thực hiện lời thề thiêng liêng đối với mỗi người trong số những người yêu nước đó. Lời tuyên thệ được Washington thực hiện đầu tiên. Nhưng câu chuyện của nước Mỹ không phụ thuộc vào bất kỳ ai trong số chúng ta mà là tất cả, những người dân tìm kiếm một liên minh hoàn hảo hơn. Đây là một đất nước vĩ đại. Chúng ta là những người tốt”, Biden nói.
Biden cam kết đoàn kết nước Mỹ
Tổng thống Joe Biden sau khi tuyên thệ nhậm chức đã nói về tầm quan trọng của việc đoàn kết nước Mỹ. “Hôm nay, toàn bộ tâm tư tôi hướng về điều này: Đưa nước Mỹ xích lại gần nhau, đoàn kết nhân dân, đoàn kết đất nước”, Biden nói.
Đối đầu chủ nghĩa da trắng thượng đẳng
Biden nhấn mạnh đất nước “phải đối đầu” với chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Biden có thể là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ nói ra cụm từ đó trong diễn văn nhậm chức.”Giấc mơ công lý cho tất cả mọi người sẽ không còn bị trì hoãn”, Biden nói và kêu gọi đất nước đoàn kết sau 4 năm nhiệm kỳ tổng thống gây chia rẽ của Trump.
“Đây là thời khắc lịch sử về khủng hoảng và thách thức, đoàn kết là con đường để đi về phía trước”, Tổng thống nói.
‘Đây là ngày của nước Mỹ’
“Đây là ngày của nền dân chủ, ngày của lịch sử và hy vọng, của đổi mới và quyết tâm. Nước Mỹ đã được kiểm tra và nước Mỹ đã vượt qua thử thách. Đây là ngày của nước Mỹ”, Biden nói.
Biden: ‘Dân chủ đã thắng thế’
Sau lễ tuyên thệ, Joe Biden nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt khi ông bước lên bục đọc diễn văn nhậm chức, đánh dấu bài phát biểu đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.
“Đây là ngày của nước Mỹ. Ngày của dân chủ”, Tổng thống Biden nói, sau khi cảm ơn những người tham dự lễ nhậm chức.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc diễn văn nhậm chức. Ảnh chụp màn hình .
Ông đã đề cập tới vụ bạo loạn Đồi Capitol hai tuần trước, cho biết sự kiện này đã nhấn mạnh giá trị của nền dân chủ Mỹ. “Chúng ta một lần nữa nhận ra nền dân chủ là điều quý giá. Và vào thời khắc này, các bạn thân mến của tôi, dân chủ đã thắng thế”, Biden nói.
Ngày 20/1/2021
Biden tuyên thệ nhậm chức
“Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ. Vì vậy xin Chúa hãy giúp tôi!”, Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ trước sự chứng kiến của Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts.
Harris tuyên thệ nhậm chức Phó tổng thống Mỹ
“Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ chống lại tất cả mọi kẻ thù, bên ngoài và trong nước, rằng tôi sẽ giữ vững lòng tin và trung thành, rằng tôi nhận bổn phận này một cách tự nguyện, không hề đắn đo hay có ý tránh né và rằng tôi sẽ hoàn thành tốt và trung thực các bổn phận của vị trí tôi sắp đảm nhiệm. Vì vậy xin Chúa hãy giúp tôi”, bà nói.
Harris tuyên thệ trước Sonia Sotomayor, thẩm phán người Latinh đầu tiên trong Tòa án Tối cao Mỹ.
Doug Emhoff, phu quân của Harris, giữ cuốn Kinh thánh trong lúc bà đọc lời tuyên thệ.
Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức Phó tổng thống Mỹ. Ảnh chụp màn hình .
Lady Gaga hát quốc ca trong lễ nhậm chức
Nữ ca sĩ Lady Gaga đã đảm nhận màn hát quốc ca trong lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Lady Gaga nhiều lần thể hiện sự ủng hộ dành cho Biden và cho biết cô hy vọng ngày 20/1 sẽ là “một ngày bình yên dành cho tất cả người dân Mỹ”. Ngoài Lady Gaga, Jennifer Lopez và Garth Brooks cũng dự kiến xuất hiện tại buổi lễ.
Lady Gaga hát quốc ca Mỹ. Ảnh chụp màn hình .
Khởi đầu mới
Amy Klobuchar, người sẽ trở thành chủ tịch phe Dân chủ tại ủy ban quy định của Thượng viện phát biểu mở đầu buổi lễ. Bà gọi đây là “khởi đầu mới” của đất nước, hai tuần sau khi đám đông người biểu tình gây ra bạo loạn ở Đồi Capitol.
Roy Blunt, quan chức Cộng hòa hàng đầu tại ủy ban quy định của Thượng viện phát biểu sau Klobuchar và nói đùa về việc có tuyết rơi trong lễ nhậm chức: “Lẽ ra tôi phải biết rằng nơi nào có Thượng nghị sĩ Klobuchar thì nơi đó có tuyết”. Klobuchar đã khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống vào một ngày tuyết rơi dày đặc ở bang Minnesota.
Harris dùng hai cuốn Kinh thánh khi tuyên thệ
Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris dự kiến sử dụng hai cuốn Kinh thánh khi tuyên thệ nhậm chức hôm nay, gồm một cuốn từ người hàng xóm, người bạn Regina Shelton và một cuốn từ Thurgood Marshall, người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm việc trong Tòa án Tối cao Mỹ.
Harris sẽ tuyên thệ trước sự chứng kiến của thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayorm, người phụ nữ da màu đầu tiên được bầu vào vị trí thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ.
Tuyết rơi trong lễ nhậm chức của Biden
Tuyết đã rơi ngay trước khi vợ chồng Tổng thống đắc cử Joe Biden xuất hiện trên sân khấu lễ nhậm chức. Trước đó chuyên gia dự đoán lễ nhậm chức của Biden dường như là ngày nhậm chức có nắng rực rỡ đầu tiên trong gần 30 năm qua. Thời tiết ngày 20/1 được dự báo se lạnh, nắng hanh và lộng gió, ít khả năng xuất hiện mưa.
Trump theo dõi hoạt động trước lễ nhậm chức khi bay đến Florida
Nguồn tin giấu tên trên chuyên cơ Không lực Một cho biết Tổng thống Trump theo dõi sát quá trình chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Biden khi bay đến bang Florida. Vợ chồng Trump rời máy bay không lâu sau khi Phó tổng thống Mike Pence xuất hiện ở Đồi Capitol.
Trump theo dõi hoạt động trước lễ nhậm chức khi bay đến Florida
Nguồn tin giấu tên trên chuyên cơ Không lực Một cho biết Tổng thống Trump theo dõi sát quá trình chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Biden khi bay đến bang Florida. Vợ chồng Trump rời máy bay không lâu sau khi Phó tổng thống Mike Pence xuất hiện ở Đồi Capitol.
Chuyên cơ chở Trump hạ cánh ở Florida
Chuyên cơ Không lực Một chở Trump đáp xuống Florida khi ông vẫn là Tổng thống Mỹ, khoảng một giờ trước khi Biden nhậm chức.
Tổng thống Trump trước đó có lễ chia tay ngắn tại căn cứ không quân Andrews. Trong bài phát biểu ngắn, Trump hứa sẽ “luôn luôn đấu tranh” và chúc chính quyền Biden “gặp nhiều may mắn”.
“Các bạn là những người tuyệt vời. Đây là một đất nước vĩ đại. Đó là vinh dự và đặc ân lớn nhất của tôi khi được trở thành Tổng thống của các bạn”, Trump nói với gia đình và nhân viên của mình.
Trump phát biểu trong lễ chia tay tại căn cứ Andrews sáng 20/1. Ảnh: Reuters.
Sau khi Trump kết thúc bài phát biểu ngắn, ban tổ chức phát bài My Way, bài hát do Frank Sinatra sáng tác và được sử dụng rộng rãi trong các đám tang tại Mỹ. Biên tập viên Anderson Cooper của CNN nhận định đây là nhạc nền mang phong cách “siêu thực”.
Trump sẽ ở Florida khi Tổng thống đắc cử Biden và Phó tổng thống đắc cử Harris tuyên thệ nhậm chức, thời điểm kết thúc nhiệm kỳ 4 năm của ông.
Phó tổng thống Pence để lại thư cho Harris
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã để lại một bức thư cho người kế nhiệm Kamala Harris. Đây là điều dường như được dự đoán từ trước khi Pence và Harris đã có cuộc điện đàm vào tuần trước. Tổng thống Trump cũng để lại một bức thư cho Joe Biden. Các nguồn thạo tin mô tả bức thư như một “ghi chú cá nhân” của Trump với nội dung cầu mong đất nước phát triển và chính quyền mới sẽ quan tâm tới đất nước.
Các Thẩm phán Tòa án Tối cao tới lễ nhậm chức
Các Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ đã đến tòa nhà quốc hội và dần ổn định vị trí chuẩn bị cho lễ nhậm chức. Tổng thống đắc cử Biden sẽ được Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts chứng nhận tuyên thệ. Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ tuyên thệ trước sự chứng kiến của thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayorm, người phụ nữ da màu đầu tiên được bầu vào vị trí thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ.
Đảm bảo an ninh
Lực lượng hành pháp và Vệ binh Quốc gia tuần tra và dựng lên các rào chắn để đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức.
Lực lượng hành pháp giám sát khu vực cử hành lễ nhậm chức. Ảnh: AFP .
Nghị sĩ Mỹ ổn định chỗ ngồi trong lễ nhậm chức
Các nghị sĩ Mỹ đã dần ổn định vị trí trước khi buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden bắt đầu. Các nghệ sĩ biểu diễn trong lễ nhậm chức cũng bắt đầu nổi nhạc.
Chỉ có khoảng 1.000 người dự lễ nhậm chức năm nay của Biden, thay vì đám đông hàng trăm nghìn người như các sự kiện trước đây. Thông thường, người ủng hộ sẽ tập trung tại công viên quốc gia National Mall, song năm nay do đại dịch Covid-19, 200.000 lá cờ đã được cắm tại đây thay vì tụ tập đông người
Các nghị sĩ Mỹ dần ổn định chỗ ngồi trước khi lễ nhậm chức bắt đầu. Ảnh: CNN.
Biden tiến vào tòa nhà quốc hội
Vợ chồng Tổng thống đắc cử Joe Biden đã tiến vào bên trong tòa nhà quốc hội chuẩn bị cho lễ nhậm chức. Phó tổng đắc cử Kamala Harris và phu quân Doug Emhoff cũng đi cùng vợ chồng Biden.
Vợ chồng Phó tổng đắc cử Kamala Harris (trái) và vợ chồng Tổng thống đắc cử Joe Biden (giữa) tiến vào tòa nhà quốc hội hôm 20/1. Ảnh: CNN.
Tổng thống đắc cử Joe Biden cùng phu nhân và gia đình Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris tới tòa nhà Quốc hội Mỹ. Video: Telegraph .
Harris đến Đồi Capitol
Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris đến Đồi Capitol để chuẩn bị cho lễ nhậm chức. Hộ tống vowcj chồng bà đến lễ nhậm chức là Eugene Goodman, sĩ quan cảnh sát quốc hội được ca ngợi vì đã khôn khéo dẫn dụ đám đông biểu tình bạo lực ra xa phòng họp Thượng viện trong vụ bạo loạn tại Đồi Capitol hôm 6/1.
Một trợ lý của Biden xác nhận Goodman hộ tống Harris với vai trò Đội phó an ninh Hạ viện.
Theo truyền thông đưa tin trước đó, bà Harris cùng phu quân sẽ tiễn vợ chồng Phó tổng thống Mike Pence lên đoàn xe hộ tống trở về nhà sau khi kết thúc buổi lễ.
Goodman (áo vàng) trong đoàn hộ tống Harris. Ảnh: Twitter/Phil_Mattingly .
Mike Pence đến Đồi Capitol
Phó tổng thống Mike Pence tham dự lễ nhậm chức của Biden. Ông đã không có mặt trong lễ chia tay trước đó của Trump tại căn cứ Andrews.
Biden có thể sửa diễn văn nhậm chức
Một cố vấn cao cấp của Biden cho biết Tổng thống đắc cử có thể thực hiện những điều chỉnh nhỏ đối với diễn văn nhậm chức vào giờ chót.
Biden đã soạn diễn văn trong nhiều tuần cùng nhóm của mình, bao gồm người viết diễn văn Vinay Reddy và Mike Donilon, cố vấn cao cấp đóng vai trò quan trọng trong việc soạn rất nhiều thông điệp của Biden những năm qua.
Biden được đánh giá là người chuẩn bị tỉ mỉ các diễn văn lớn nhỏ và thường thay đổi vào phút chót. Tổng thống đắc cử từng giải thích cách đánh dấu các bài phát biểu để cải thiện tốc độ đọc.
Thượng nghị sĩ Chris Coons, một trong những đồng minh thân cận nhất của Biden, cho biết ông hy vọng bài phát biểu của Tổng thống đắc cử sẽ “ghi nhận một cách lạc quan những lần đất nước đoàn kết vượt qua thách thức” và “những thử thách mà quốc hội Mỹ cần phối hợp giải quyết với ông và đáp ứng nhu cầu thực tế của dân Mỹ”.
Biden đến Đồi Capitol
Đoàn xe của Tổng thống đắc cử Joe Biden đến Đồi Capitol. Các nhà lãnh đạo quốc hội chào đón ông khi ông vào tòa nhà.
Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện tới Đồi Capitol
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell cùng phu nhân Elaine Chao, cựu bộ trưởng Giao thông Mỹ, đã tới tòa nhà quốc hội để chuẩn bị dự lễ nhậm chức của Joe Biden. Bà Chao là một trong những quan chức cấp cao đã rời nội các của Tổng thống Trump sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1.
200.000 lá cờ được cắm tại công viên National Mall
Cờ được cắm tại công viên National Mall, phía trước Đồi Capitol, sáng 20/1. Ảnh: AFP .
Gần 200.000 lá cờ Mỹ được cắm tại công viên quốc gia National Mall thay vì đám đông người dân tụ tập chứng kiến khoảnh khắc tân tổng thống tuyên thệ. Biện pháp này nhằm hạn chế số người tham dự, tránh biến lễ nhậm chức thành sự kiện siêu lây nhiễm Covid-19.
Lễ nhậm chức của Biden diễn ra trong trời nắng
Lễ nhậm chức của Biden dường như là ngày nhậm chức có nắng rực rỡ đầu tiên trong gần 30 năm qua. Thời tiết ngày 20/1 được dự báo se lạnh, nắng hanh và lộng gió, ít khả năng xuất hiện mưa.
Hai buổi lễ nhậm chức trước đó của Tổng thống Donald Trump và Barack Obama đều xuất hiện nhiều mây, âm u và có lúc mưa nhỏ.
Tòa án Tối cao Mỹ được sơ tán
Quan chức am hiểu vấn đề cho biết Tòa án Tối cao Mỹ đang được sơ tán sau khi xuất hiện mối đe dọa đánh bom. Phóng viên Alex Marquardt của CNN cho biết lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được tăng cường.
Cựu tổng thống Obama và Clinton tới Đồi Capitol
Cựu tổng thống Barack Obama, Bill Clinton cùng các phu nhân đã tới tòa nhà quốc hội Mỹ để dự lễ nhậm chức của Joe Biden và Kamala Harris.
Biden đến nhà thờ
Ngay khi Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân lên máy bay Không lực Một trong lễ chia tay ở căn cứ không quân Andrews, Tổng thống đắc cử Joe Biden được thấy rời nhà khách Blair, nhà khách dành cho tổng thống đắc cử đối diện Nhà Trắng, cùng với vợ Jill Biden.
Đoàn xe chở họ đến nhà thờ St. Matthew ở thủ đô Washington, nơi ông dự lễ buổi sáng cùng với gia đình mình và gia đình phó tổng thống đắc cử Kamal Harris, các lãnh đạo lưỡng đảng tại quốc hội.
Vợ chồng Biden tại nhà thờ St. Matthew sáng 20/1. Ảnh: AFP .
Nhiều tổng thống Mỹ trước đây chọn tham gia lễ ở nhà thờ St. John’s Episcopal, đôi khi còn được gọi là “nhà thờ của các tổng thống” trước khi tới lễ nhậm chức.
Các tân tổng thống thường dự lễ nhà thờ vào buổi sáng nhậm chức và chọn nhà thờ St. John, hay “nhà thờ của các tổng thống” ở quảng trường Lafayette đối diện Nhà Trắng. Kể từ năm 1933, 7 tổng thống gồm Franklin D. Roosevelt, Truman, Reagan, George H.W. Bush, George W. Bush, Barack Obama và Trump đều dự lễ tại nhà thờ này.
Lịch trình lễ nhậm chức
Lễ nhậm chức dự kiến bắt đầu vào khoảng 11h30 ngày 20/1 (23h30 giờ Hà Nội). Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ là người tuyên thệ đầu tiên trước sự chứng kiến của thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayor.
Sau đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ được Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts chứng nhận tuyên thệ vào đúng 12h trưa như truyền thống.
Sẽ có khoảng 1.000 người tham dự buổi lễ, phần đa là nghị sĩ quốc hội và khách mời của họ. Trong các lễ nhậm chức trước đây, tổng cộng 200.000 vé mời được phát cho các thành viên quốc hội, nhưng năm nay, mỗi nghị sĩ chỉ nhận được một vé khách mời. Sự kiện sẽ được Ủy ban Nhậm chức Tổng thống phát trực tuyến, công chúng Mỹ được khuyến cáo ở nhà, không tới Washington chứng kiến lễ nhậm chức do lo ngại về Covid-19 và vấn đề an ninh.
Biden đi lễ nhà thờ, bắt đầu Ngày Nhậm chức
Tổng thống đắc cử Biden cùng phu nhân tới nhà thờ vào sáng Ngày Nhậm chức ngay khi Tổng thống Donald Trump lên máy bay rời Washington để tới Florida.
Biden và phu nhân tại nhà thờ St. Matthew the Apostle ở Washington hôm nay. Ảnh: Canberra Times.
Ngay khi Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân lên máy bay Không lực Một trong lễ chia tay ở căn cứ không quân Andrews, Tổng thống đắc cử Joe Biden được thấy rời nhà khách Blair, nhà khách dành cho tổng thống đắc cử đối diện Nhà Trắng, cùng với vợ Jill Biden.
Đoàn xe chở họ đến nhà thờ St.Matthew ở thủ đô Washington, nơi ông dự lễ buổi sáng cùng với gia đình mình và gia đình phó tổng thống đắc cử Kamal Harris, các lãnh đạo lưỡng đảng tại quốc hội.
Nhiều tổng thống Mỹ trước đây chọn tham gia lễ ở nhà thờ St. John's Episcopal, đôi khi còn được gọi là "nhà thờ của các tổng thống" trước khi tới lễ nhậm chức.
Thông thường các tân tổng thống thường dự lễ nhà thờ vào buổi sáng nhậm chức và thường chọn nhà thờ St. John, hay "nhà thờ của các tổng thống" ở quảng trường Lafayette đối diện Nhà Trắng. Kể từ năm 1933, 7 tổng thống gồm Franklin D. Roosevelt, Truman, Reagan, George H.W. Bush, George W. Bush, Barack Obama và Trump đều dự lễ tại nhà thờ này.
Franklin D. Roosevelt đã tới nhà thờ St. John trong cả ba lần nhậm chức của ông và lần thứ tư năm 1945, ông chọn dự lễ nhà thờ riêng tại chính Nhà Trắng.
Nhà thờ St. John được nhắc tới nhiều trên các mặt báo khi hồi tháng 6/2020, Tổng thống Trump dẹp người biểu tình để tới đây chụp ảnh với cuốn kinh thánh.
Nhà thờ St. Matthew là nơi từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, trong đó có lễ tang của cựu tổng thống John F, Kennedy ngày 25/11/1963. Tang lễ của thẩm phán trưởng Tòa án Tối cao William Rehnquist và phó thẩm phán William J. Brennan cũng được tổ chức tại đây.
Mẹ Teresa, Giáo hoàng John Paul II và Giáo hoàng Francis cũng từng ghé thăm nhà thờ St. Matthew.
Vợ chồng Harris sẽ tiễn biệt gia đình Phó tổng thống Pence Phó tổng thống đắc cử Harris cùng chồng Emhoff sẽ tiến vợ chồng người tiền nhiệm Mike Pence lên đoàn xe hộ tống sau khi kết thúc lễ nhậm chức. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence xác nhận sẽ không dự lễ chia tay Tổng thống Trump tại căn cứ quân sự Andrews hôm 20/1, vì ông đã nhận lời dự lễ nhậm...