Bị xếp vào nhóm tiêm vắc xin chậm, Bình Thuận nói gì?
Chiều 20-8, Sở Y tế Bình Thuận có văn bản báo cáo UBND tỉnh khi bị xếp vào nhóm 10 tỉnh có tốc độ tiêm vắc xin chậm.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận tiêm vắc xin cho các đối tượng ưu tiên theo quy định – Ảnh: TIẾN THẮNG
Theo báo cáo, tiến độ triển khai và số lượng cấp vắc xin của bộ cho địa phương tính đến chiều cùng ngày đạt 94% (78.432/82.820 liều) so với kế hoạch đề ra. Sở dự kiến đến ngày 22-8 sẽ hoàn thành 100% theo kế hoạch được giao.
Video đang HOT
Vì sao kế hoạch đạt kết quả như trên nhưng vẫn bị xếp vào nhóm 10 tỉnh tiêm vắc xin ngừa COVID-19 chậm? Sở Y tế Bình Thuận cho rằng nội dung tại cổng thông tin tiêm chủng quốc gia không khớp với số liệu thực tế địa phương báo cáo, bởi một số yếu tố khách quan.
Cụ thể, tỉnh Bình Thuận chưa cập nhật trực tuyến kịp thời mũi tiêm cho các đối tượng trong buổi tiêm chủng. Về vấn đề này, sở sẽ chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) khẩn trương khắc phục.
Ngoài ra, Sở Y tế Bình Thuận cho rằng tính đến thời điểm này trên các công văn thông báo của bộ và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương chưa ghi nhận việc địa phương này tiêm chậm.
Để kịp thời cập nhật trực tuyến mũi tiêm cho các đối tượng, Sở Y tế Bình Thuận cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin vào tiêm chủng phòng COVID-19, hỗ trợ cho CDC tỉnh thực hiện kịp thời.
Hỗ trợ nông dân Bình Thuận tiêu thụ nhãn da bò
Ngày 19/8, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Bình Thuận cho biết đã phát động Chương trình "Kết nối nông sản - Chung tay vượt qua đại dịch", kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các tập thể cá nhân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay tiêu thụ nhãn da bò của nông dân huyện Hàm Tân.
Các đoàn viên thanh niên tỉnh đoàn Bình Thuận hỗ trợ vận chuyển nhãn đi tiêu thụ cho bà con nông dân. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Giãn cách xã hội do dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc sản xuất và tiêu thụ nông sản ở nhiều địa phương. Thời điểm này, tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, hiện 220 ha trồng cây nhãn da bò đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng chưa có người mua và giá thu mua thấp. Uớc khoảng 700 tấn nhãn đang bị tồn đọng.
Quyền Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Hồng Tuyên cho biết: Để hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Bình Thuận đã triển khai đến các huyện, thị, thành Hội trong tỉnh và thành lập đường link (https://forms.gle/Xwm2daCXMRudji1i7) để các cơ quan tổ chức, cá nhân đăng ký số lượng, nhu cầu cần mua; sau đó tổng hợp và xác nhận đơn hàng.
Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Hàm Tân cử hội viên, thanh niên xuống địa bàn để cùng người dân thu hoạch nhãn, giúp đỡ người dân đóng gói. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Ngay trong đợt đầu phát động, nhiều doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp làm việc với Tỉnh Đoàn để hỗ trợ tiêu thụ nhãn cho bà con. Hơn 34 tấn nhãn đã được hỗ trợ tiêu thụ. Đây là tín hiệu lạc quan trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản của người dân. Để đảm bảo vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh nhiều giải pháp kết nối thị trường, kịp thời hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản.
Sở Công Thương đã tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Bình Thuận với các đối tác Ấn Độ và Pakistan năm 2021 qua nền tảng Zoom thay cho các hình thức tham gia xúc tiến thương mại truyền thống trước đây. Thông qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thanh long của tỉnh tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngoài trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành kế hoạch hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19 đến hết năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thiết lập mạng lưới mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố có ít nhất từ 1 - 2 cơ sở hỗ trợ thu mua sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông sản; tạo điều kiện thuận lợi phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến để thu mua và chế biến các loại quả tươi thành sản phẩm quả sấy khô, sấy dẻo, các loại mứt, rượu... Đồng thời, tỉnh hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các nhà lạnh, kho lạnh, container lạnh để bảo quản, kéo dài thời gian thu hoạch và tiêu thụ nông sản.
Bên cạnh đó, các sở, ngành làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GolobalGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích, tiện lợi. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu cây trồng rải vụ đối với một số cây trồng thu hoạch theo mùa, bị ảnh hưởng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Bình Thuận: Ca nhiễm Covid-19 ở TX.La Gi vẫn cao sau 1 tháng áp dụng Chỉ thị 16 Tính đến ngày 16.8, trên địa bàn TX.La Gi (Bình Thuận) đã ghi nhận 1.116 ca dương tính với Covid-19, chiếm 76% số ca toàn tỉnh. La Gi tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với một số nơi. Lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi.. ẢNH: H.LINH Ổ dịch lây lan rất...