Bị viêm dạ dày, cần ăn gì để phòng ngừa nguy cơ khởi phát ung thư?
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số.
Viêm dạ dày mạn tính là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm trong thời gian dài, từ đó gây ra sự biến đổi ở bộ phận này. Tình trạng kéo dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày mất đi các tế bào đóng nhiệm vụ bảo vệ cơ quan tiêu hóa này trước sự ăn mòn của dịch vị. Trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh, điển hình là tình trạng loạn sản và cuối cùng là khởi phát khối u ác tính ở dạ dày.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-49 tuổi.
Người mắc viêm dạ dày mạn tính có các triệu chứng điển hình như: thường xuyên khó chịu ở bụng, đầy hơi, đau bụng, mất cảm giác thèm ăn. Nếu thấy bản thân xuất hiện những vấn đề vừa nêu, chúng ta cần sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời, trước khi căn bệnh này chuyển hóa thành ung thư.
Những người đau dạ dày, viêm loét dạ dày cần chú ý tăng cường các loại thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày, để cải thiện tình trạng bệnh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thư dạ dày:
- Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng… làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích.
- Thực phẩm giúp làm lành vết loét: tôm, cá, bắp cải. Tôm, cá rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét.
Video đang HOT
- Thức ăn giảm tiết acid: cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt – cá hấp, luộc, om… tránh kích thích dạ dày tiết acid.
- Người đau dạ dày mạn tính thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B,C, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm.
5 thói quen sau ăn có thể "tàn phá" dạ dày, càng làm thường xuyên hậu quả càng lớn
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa trong cơ thể con người, thức ăn ăn vào phải phụ thuộc vào dạ dày để tiêu hóa và hấp thụ. Nếu dạ dày bị tổn thương thì sức khỏe con người sẽ bị đe dọa, cơ thể không những không được bồi bổ mà còn khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.
Dưới đây là 6 thói quen sau khi ăn tuyệt đối không nên làm nếu không muốn tàn phá dạ dày.
6 thói quen sau bữa tối gây hại cho dạ dày
1. Hút thuốc ngay sau bữa ăn
Nhiều người đặc biệt là nam giới có thói quen hút thuốc ngay sau khi ăn xong. Điều này rất có hại cho sức khỏe. Hút thuốc lá sau bữa ăn sẽ làm tăng tiết mật gây viêm dạ dày - mật, còn có thể ức chế tiết trypsin cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, lâu ngày sẽ làm co mạch máu niêm mạc dạ dày làm mất cân bằng pH và mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Hơn nữa, những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
2. Cởi thắt lưng sau bữa ăn
Sau khi ăn xong bụng khá no nên nhiều người thường nới lỏng thắt lưng để cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên mọi người không biết rằng động tác này cũng rất có hại cho cơ thể, động tác thả lỏng thắt lưng sẽ khiến lượng máu trong cơ thể tăng tốc đột ngột, làm trào dịch vị. Ruột bị thắt lại đột ngột giãn nở, tốc độ lưu thông máu trong ruột tăng nhanh dễ gây rối loạn tiêu hóa, nếu xảy ra thường xuyên sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể.
3. Tập thể dục ngay sau bữa ăn
Một số người yêu thích vận động cho rằng tập thể dục sau bữa ăn có thể tiêu hao năng lượng của cơ thể, từ đó giúp giảm cân. Nếu chúng ta tập thể dục ngay sau bữa ăn, máu sẽ chảy nhiều hơn đến các cơ và xương vận động, quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày và ruột bị cản trở, biểu hiện trực tiếp nhất là đau dạ dày sau khi vận động. Lâu dần, lối sống không tốt này sẽ dễ gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa hơn như các bệnh thông thường về dạ dày, viêm ruột thừa...
4. Đi ngủ ngay sau bữa ăn
Sau khi ăn xong thường cảm thấy rất buồn ngủ nên không ít người mau chóng nằm xuống giường ngủ một giấc. Điều này sẽ khiến nhu động đường tiêu hóa sẽ chậm lại, giảm tiết dịch tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hết.
Hơn nữa, vừa ăn xong, dạ dày còn chứa đầy thức ăn, chức năng tiêu hóa đang ở trạng thái vận động, lúc này việc nằm ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của dạ dày và không có lợi cho việc hấp thụ thức ăn.
Đồng thời, máu cung cấp cho não không đủ sau bữa ăn, nếu bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn sẽ dễ dẫn đến đột quỵ do lượng máu cung cấp cho não không đủ. Ngoài ra, sau khi chìm vào giấc ngủ, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể giảm, dễ chuyển hóa calo có trong thức ăn nạp vào cơ thể thành chất béo và khiến người ta béo lên.
5. Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, vì thức ăn sau khi vào dạ dày phải trải qua quá trình tiêu hóa từ một đến hai giờ mới có thể thải ra ngoài từ từ. Nếu mọi người ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ bị thức ăn đến trước đó chặn lại dạ dày, khiến trái cây không được tiêu hóa bình thường trong dạ dày và ở trong dạ dày quá lâu, gây ra các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu mọi người kiên trì lối sống này trong thời gian dài sẽ gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày.
BS cảnh báo 4 "sát thủ" phá hỏng dạ dày, nhiều người vẫn yêu thích đưa lên miệng mỗi ngày Bệnh dạ dày đang ngày càng trở nên phức tạp và trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh. Các bác sĩ khuyên bạn nên tránh xa 4 thứ gây nguy hiểm cho sức khỏe dạ dày. Cùng với mức sống và chất lượng sống của người dân bây giờ đã tốt hơn rất nhiều so với trước đây và đi cùng với đó là...