Bị vây ép, thành trì chống Taliban cầu viện Pháp
Với Ahmad Massoud, Pháp là “chiếc phao” đầu tiên khi ông tập hợp lực lượng kháng chiến chống Taliban ở thung lũng phía bắc Afghanistan.
Taliban, lực lượng vừa lên nắm quyền ở Afghanistan, hôm qua tuyên bố đang triển khai hàng trăm tay súng tới thung lũng Panjshir, nơi Ahmad Massoud, con trai một cựu thủ lĩnh Liên minh phương Bắc chống Taliban, đang tập hợp lực lượng phản kháng.
Trong các thông điệp được đăng trên báo chí Pháp thời gian qua, Ahmad Massoud xem Paris là niềm hy vọng lớn nhất cho thành trì chống Taliban cuối cùng tại Afghanistan. Thủ lĩnh phong trào kháng chiến 32 tuổi đang đánh cược vào sức ảnh hưởng từ uy tín của người bố quá cố, Ahmad Shah Massoud.
Được mệnh danh “Sư tử vùng Panjshir”, Ahmad Shah Massoud vốn là cái tên rất quen thuộc với giới chính trị Pháp. Cựu thủ lĩnh phong trào vũ trang chống Taliban trong thập niên 1990 đã bị al-Qaeda ám sát chỉ hai ngày trước vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 nhắm vào Mỹ.
Giới tinh hoa Pháp xem “Massoud bố”, người từng ăn học tại nước này, là tượng đài chiến binh tự do. Cuộc đấu tranh của ông còn in dấu trong văn hóa đại chúng Pháp với bộ phim tài liệu “Massoud, lAfghan” năm 1998.
Ahmad Massoud (giữa) trong chuyến thăm Paris vào ngày 27/3, đứng cạnh Thị trưởng Anne Hidalgo (thứ hai từ trái sang). Ảnh: AFP .
Bởi vậy, con trai của cố thủ lĩnh Liên minh phương Bắc này vẫn nhận được sự mến mộ của một số chính khách nhiều ảnh hưởng tại Pháp.
Cầu nối cho “Massoud con” với giới hoạch định chính sách Paris lần này tiếp tục là triết gia Bernard-Henri Lévy. Nhà báo, nhà tư tưởng Pháp này từng đến Afghanistan để trực tiếp đàm đạo cùng “Massoud bố” 25 năm trước, mang theo thông điệp: “Tự do của các bạn cũng là tự do của chúng tôi”.
Tháng 10/2020, giữa giai đoạn Mỹ đàm phán hòa bình với Taliban và đẩy nhanh tiến độ rút quân khỏi Afghanistan, Lévy lại một lần nữa đến thung lũng Panjshir, phía bắc Kabul, để phỏng vấn “Massoud con” về nguy cơ nội chiến bùng phát.
Trong một lá thư gửi Lévy ngày 14/8, “sư tử mới” của vùng Panjshir tái khẳng định Pháp là niềm hy vọng lớn nhất đối với phong trào kháng chiến. Massoud đề nghị triết gia 72 tuổi thuyết phục Tổng thống Emmanuel Macron hỗ trợ vũ khí cùng trang thiết bị cho lực lượng kháng chiến.
“Pháp là lựa chọn, niềm hy vọng cuối cùng còn lại cho người dân đất nước chúng tôi”, thủ lĩnh kháng chiến chống Taliban viết.
Video đang HOT
Khi tin đồn Mặt trận Dân tộc Kháng chiến đầu hàng Taliban rộ lên, “Massoud con” đã điện đàm với triết gia Pháp ngày 21/8, gửi thông điệp đanh thép: Đầu hàng không nằm trong kho từ vựng của mình.
Vị trí thung lũng Panjshir ở phía bắc Kabul. Đồ họa: AFP .
“Pháp là nơi tên tuổi ông ta được biết đến nhiều nhất. Massoud đến nay là thủ lĩnh duy nhất kháng cự và vẫn cầm cự. Với những liên kết mang tính lịch sử, không có gì bất ngờ nếu Pháp cung cấp sự hỗ trợ lớn”, Lévy nhận định.
Không chỉ kết nối chặt chẽ với người bạn nổi tiếng, thủ lĩnh kháng chiến chống Taliban còn duy trì liên lạc mật thiết với một số chính trị gia quyền lực tại Pháp.
Tiếng nói ủng hộ công khai nhất trong những ngày qua là Thị trưởng Paris Anne Hidalgo. Lần gần nhất nữ chính trị gia Pháp gặp Massoud là vào tháng 3, khi ông đến dự lễ khai trương một đoạn đường mang tên bố mình trong khu vườn bên Đại lộ Champs Elysées.
Cũng trong dịp này, thủ lĩnh lực lượng dân quân vùng Panjshir đã gặp Tổng thống Macron, Đại sứ Pháp tại Afghanistan David Martinin và Bộ trưởng Các vấn đề Liên minh châu Âu (EU) Clément Beaune.
“Chúng tôi trao đổi thường xuyên với Massoud và đội ngũ. Ông đã gửi cho chúng tôi rất nhiều tin nhắn và cảnh báo từ sớm rằng tình hình Afghanistan sẽ đổ vỡ nhanh chóng”, Arnaud Ngatcha, cố vấn đối ngoại cho bà Hidalgo, chia sẻ.
Thị trưởng Paris vẫn đang cân nhắc cách duy trì hỗ trợ lực lượng vùng Panjshir. Trước mắt, Hildago chỉ có thể ủng hộ tinh thần và thúc đẩy hình ảnh cho Massoud. Bà gây áp lực lên chính phủ với bài viết trên Le Monde vào ngày 16/8 kêu gọi cả nước “ủng hộ, động viên và hỗ trợ” cuộc chiến của Massoud.
Ahmad Massoud (giữa) mặc thường phục trò chuyện cùng lực lượng dân quân tại thung lũng Panjshir vào tháng 10/2020. Ảnh: WSJ
Trong chuyến thăm Điện Elysée vào tháng 3, chủ đề thảo luận giữa Massoud và Tổng thống Macron chính là quan hệ giữa hai nước. Massoud còn gặp Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher và ứng viên tổng thống Valérie Pécresse, thống đốc vùng Paris.
Các cuộc gặp cấp cao trên đều diễn ra trong giai đoạn Taliban mở rộng vùng kiểm soát ở Afghanistan và Massoud liên tục báo động về nguy cơ nội chiến. Ngay sau khi Kabul thất thủ, Pécresse là một trong những chính trị gia Pháp đầu tiên lên tiếng kêu gọi hỗ trợ quân kháng chiến.
Tuy nhiên, vẫn không gì đảm bảo rằng thiện cảm chính trị của người Pháp sớm được cụ thể hóa thành viện trợ vũ khí, hoặc một hình thức hỗ trợ cụ thể hơn cho lực lượng kháng chiến vùng Panjshir. Đến nay, chính phủ Macron vẫn từ chối bình luận về những lời cầu viện của Massoud.
Người phát ngôn Điện Elysée chỉ xác nhận Pháp đang duy trì liên lạc với Massoud sau lần ông đến thăm Paris. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp vẫn khẳng định sứ mệnh hiện tại là sơ tán công dân và bảo vệ người Afghanistan.
Tầm ảnh hưởng của những nhà tư tưởng nhưng thiếu am tường chiến lược như Lévy cũng là yếu tố gây tranh cãi. Nhiều quan chức Pháp vẫn không quên chiến dịch vận động can thiệp quân sự vào Lybia năm 2011 do triết gia này dẫn đầu. Họ không muốn lại đi vào vết xe đổ can thiệp nước khác để rồi tiếp tục sa lầy vào một cuộc chiến không hồi kết.
Theo giới quan sát, giới hoạch định chính sách tại Paris đang chờ thêm dấu hiệu thay đổi ở thượng tầng Taliban. Cộng đồng quốc tế lẫn khu vực, đặc biệt là Iran, đang gây sức ép buộc Taliban xây dựng một chính phủ đa dạng, đảm bảo quyền tham gia của nhiều nhóm sắc tộc và tôn giáo như người Tajik ở Panjshir và người Hazaras theo dòng Hồi giáo Shiite.
Nếu những đề xuất này bị từ chối, một trận chiến nữa chắc chắn sẽ nổ ra ở thung lũng Panjshir, khiến nội chiến Afghanistan chưa thể chấm dứt trong tương lai gần.
Taliban: "Người dân không nên sợ chúng tôi"
Thành viên cấp cao của Taliban nói rằng "tất cả người dân Afghanistan" không nên lo sợ khi lực lượng này lên nắm quyền và điều hành đất nước.
Một đơn vị đặc nhiệm của Taliban trên đường phố Kabul (Ảnh: New York Times).
Trả lời phỏng vấn hãng tin Al Jazeera hôm 22/8, Khalil Ur-Rahman Haqqani, một thủ lĩnh cấp cao của Taliban và là người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh ở thủ đô Kabul, cho biết Taliban đang nỗ lực để khôi phục trật tự và an toàn tại một quốc gia đã trải qua hơn 40 năm chiến tranh.
"Nếu chúng tôi có thể đánh bại các siêu cường, chúng tôi chắc chắn cũng có thể đảm bảo an toàn cho người dân Afghanistan", Haqqani tuyên bố.
Haqqani nhắc lại tuyên bố của Taliban rằng "tất cả người Afghanistan" nên cảm thấy an toàn dưới sự cầm quyền của lực lượng này, và "lệnh ân xá chung" đã được ban hành trên khắp 34 tỉnh của Afghanistan.
Tuyên bố của Haqqani được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người Afghanistan vẫn đang đổ xô tới sân bay quốc tế ở Kabul để tìm cơ hội rời khỏi đất nước, sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô và chiếm dinh tổng thống. Cả lực lượng Taliban, tình báo và binh sĩ Mỹ vẫn đang nỗ lực để kiểm soát đám đông tràn vào sân bay.
Kể từ khi đám đông bắt đầu ồ ạt kéo đến sân bay vào cuối tuần trước, liên tục xuất hiện những thông tin về tình trạng bạo lực, thương tích, giẫm đạp và tử vong. Tuy nhiên, Haqqani nhấn mạnh người dân không nên sợ hãi Taliban.
"Chúng tôi chỉ thù địch với lực lượng chiếm đóng. Có một siêu cường từ bên ngoài chia rẽ chúng ta. Họ đã gây chiến với chúng ta. Chúng tôi không thù địch với bất kỳ ai, chúng ta đều là người Afghanistan", Haqqani nói thêm.
Trong bối cảnh các lực lượng nước ngoài chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan, Haqqani nói rằng Taliban không còn kẻ thù trên lãnh thổ Afghanistan, thay vào đó họ muốn hợp tác với càng nhiều người càng tốt để mang lại trật tự cho đất nước.
Các thủ lĩnh Taliban đã tìm cách thể hiện hình ảnh ôn hòa hơn kể từ khi giành được Kabul vào ngày 15/8, và đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc thành lập chính phủ mới.
Haqqani đã đề cập tới cuộc gặp gần đây với cựu Tổng thống Hamid Karzai cũng như các nhân vật cấp cao khác để chứng minh rằng Taliban sẵn sàng để đón nhận tất cả người dân Afghanistan.
"Karzai đã xung đột với chúng tôi trong 13 năm, nhưng cuối cùng, chúng tôi vẫn đảm bảo sự an toàn cho ông ấy", Haqqani nói, nhắc tới giai đoạn ông Karzai làm người đứng đầu chính phủ Afghanistan do phương Tây hậu thuẫn.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy Taliban sẵn sàng bỏ qua sự thù địch trong quá khứ, vào ngày 22/8, Taliban đã ủy quyền cho cựu Tổng thống Karzai đàm phán với Ahmad Massoud, con trai của cố thủ lĩnh chống Taliban Ahmad Shah Massoud.
Để chứng minh tuyên bố của Taliban rằng lực lượng này sẽ ân xá cho những người thuộc chính quyền cũ, Haqqani đã chia sẻ những lần tiếp xúc gần đây với Hamdullah Mohib - cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Ashraf Ghani.
"Tôi đã nói chuyện với Mohib, tôi bảo anh ấy đừng rời đi, rằng anh ấy và Tổng thống Ghani sẽ an toàn. Tôi nói chúng tôi sẽ đảm bảo an ninh cho ông ấy", Haqqani nói.
Tổng thống Ghani đã rời khỏi Afghanistan ngay trước khi Taliban kiểm soát thủ đô Kabul. Haqqani cho biết Taliban đã ân xá cho Tổng thống Ghani và Phó Tổng thống Amrullah Saleh, cho phép họ trở về nước nếu muốn.
Taliban tuần trước đã tuyên bố "ân xá" cho toàn bộ quan chức của chính quyền Afghanistan. Tất cả những người thuộc quân đội và lực lượng an ninh của chính quyền Afghanistan đồng ý giao nộp vũ khí và gia nhập Taliban đều được ân xá cũng như đảm bảo tính mạng và tài sản.
Taliban bao vây thành trì phản kháng cuối cùng, ra "tối hậu thư" cho Mỹ Taliban cho biết, các tay súng của tổ chức đã bao vây lực lượng kháng chiến ở Thung lũng Panjshir, nhưng sẵn sàng đối thoại. Taliban tuyên bố đã bao vây thành trì cuối cùng ở Afghanistan (Ảnh: Sputnik). Bao vây lực lượng kháng chiến AFP dẫn lời người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid hôm nay 23/8 cho biết, các tay súng của...