Bị tiểu đường có nên ăn chuối?
Khi bị tiểu đường, bạn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn bởi nhiều loại trái cây chứa lượng đường cao có thể làm tăng mức glucose trong cơ thể. Tuy nhiên, chuối được coi là một trong những trái cây bổ dưỡng phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Chuối
Trong 1 quả chuối nhỏ (101g) có chứa 89,9 kcal năng lượng, 74,91 g nước, 1,1 g protein, 23,1 g carbohydrate, 2,63 g chất xơ, canxi 5,05 mg, magiê 27,3 mg, sắt 0,26 mg, 362 mg kali, 22,2 mg phốt pho, 0,125 mg kẽm, 1,01 mcg selen, 20,2 mcg folate cùng vitamin A, E, K, B1, B2, B3 và B6. Chuối chín có vị ngọt thường làm bệnh nhân tiểu đường ngần ngại khi ăn. Thế nhưng chuối có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Theo một nghiên cứu, chất xơ có trong chuối sống giúp giảm glycemia, từ đó ngăn ngừa, điều trị bệnh tiểu đường type 2 – rối loạn chuyển hóa không đồng nhất làm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, chuối còn giúp quản lý các bệnh về đường tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, giải quyết các biến chứng về thận và gan, và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và nhiều bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, chuối có chỉ số GI thấp giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Ở bệnh nhân tiểu đường, nồng độ glucose sẽ tăng đột biến do do kháng insulin và cơ thể không có khả năng chuyển đổi nó thành nguồn năng lượng. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế lượng carbohydrate để kiểm soát tình trạng này.
Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn một quả chuối nhỏ trong một ngày chứa 23,1 g carbohydrate, họ có thể kiểm soát lượng calo của mình bằng cách tránh các thực phẩm giàu carbohydrate khác. Bằng cách này, một bệnh nhân tiểu đường cũng có thể hấp thu được lợi ích dinh dưỡng của chuối.
Vì sao chuối an toàn với bệnh nhân tiểu đường?
Chuối an toàn cho bệnh tiểu đường bởi trong chuối có chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate của cơ thể. Từ đó, làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của glucose trong máu, kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
Cùng với đó, lượng tinh bột kháng tốt trong chuối sống có thể cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát sự gia tăng glucose sau bữa ăn. Đây là một loại tinh bột giúp cải thiện tình trạng đường huyết trong cơ thể và không dễ bị phân giải, do đó ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.
Đáng chú ý, trong chuối có nguồn vitamin B6 hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường – tình trạng dây thần kinh bị tổn thương do lượng đường trong máu cao.
Để sử dụng chuối hiệu quả khi bị đái tháo đường, bạn nên ăn một quả chuối nhỏ mỗi ngày để hạn chế hàm lượng carbohydrate. Nên chọn một quả chuối không quá chín để giảm lượng đường, trải đều lượng trái cây giữa các bữa ăn để giảm tải lượng đường huyết. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức chuối cùng sữa chua hoặc các loại hạt để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thu lượng đường hợp lý.
Theo viettimes
Có thể kiềm chế tiểu đường bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt
Theo Medical Express, các nhà khoa học ở Đại học Tel Aviv, Israel, đã chứng minh được rằng nếu bệnh nhân tiểu đường thể 2 ăn sáng bằng thực phẩm giàu tinh bột, ăn bữa trưa bình thường và bữa tối chỉ ăn nhẹ thì có thể không còn cần tiêm insulin nữa.
Chế độ ăn uống do các nhà khoa học Israel đề xuất đã tăng cường sự biểu hiện của các gien liên quan đến đồng hồ sinh học - Ảnh: CCO Public Domain
Thông thường, bệnh nhân tiểu đường được quy định một chế độ ăn kiêng bao gồm 6 bữa ăn nhẹ với khối lượng nhỏ dùng lần lượt trong ngày. Nhưng, theo các nhà khoa học Israel, công thức của họ chỉ gồm 3 bữa ăn, chú trọng vào bữa sáng giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Theo họ, vấn đề là đồng hồ sinh học được tối ưu hóa cho việc tiêu thụ phần lớn thực phẩm vào buổi sáng, đói vào buổi tối và ban đêm, khi ngủ. Chế độ ăn uống do các nhà khoa học Israel đề xuất đã tăng cường sự biểu hiện của các gien liên quan đến đồng hồ sinh học, sự tiết insulin và cải thiện việc cung cấp đường cho cơ bắp, tạo ra sự chuyển hóa glucose cân bằng cả ngày lẫn đêm.
Các nhà khoa học đã yêu cầu 29 bệnh nhân tiểu đường thử áp dụng chế độ ăn kiêng mới với bữa sáng gồm bánh mì, trái cây, đồ ngọt, bữa trưa bình thường và bữa tối nhẹ nhất. Ngoài ra, còn có một nhóm đối chứng dùng 6 bữa ăn mỗi ngày.
Kết quả là, nhóm đối chứng trong quá trình thử nghiệm không giảm trọng lượng mà cũng không cải thiện được các chỉ số đường huyết. Nhưng ở nhóm chính, những người tham gia thử nghiệm đều giảm đáng kể lượng đường huyết, cho phép giảm liều tiêm insulin. Một số tình nguyện viên đã từ bỏ insulin hoàn toàn.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của trái lê với sức khỏe Lê là một loại quả phổ biến, được nhiều người sử dụng bởi hương vị thơm ngon, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về giá trị dinh dưỡng to lớn mà chúng mang lại cho mọi người. Nếu nhiều người chỉ nghĩ về quả lê trong những ngày lễ khi thường thấy chúng trong giỏ quà ngày lễ, thì họ đã...